Thành tích kỷ lục của Huawei năm 2018 dù bị Mỹ và đồng minh tẩy chay
Nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, Huawei Technologies, xuất xưởng kỷ lục hơn 200 triệu điện thoại trong năm 2018, bất chấp bị Mỹ và một số nước tẩy chay.
Huawei tăng trưởng điện thoại di động 30% so với năm ngoái. Ảnh: Ceatec
Huawei, tập đoàn viễn thông tư nhân lớn nhất Trung Quốc và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới cho biết, các kiện hàng điện thoại của họ đã tăng hơn 30% so với năm ngoái.
“Trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, Huawei đã không còn bị coi là người ngoài trong xếp hạng top 3 thế giới nữa” – CNET dẫn một tuyên bố của Huawei cho biết. Hồi đầu năm nay, Huawei vượt cả Apple về số lượng điện thoại thông minh xuất xưởng và chỉ đứng sau một công ty khác là Samsung.
Huawei hiện chưa đưa ra bình luận nào.
Video đang HOT
Thông báo về doanh số điện thoại kỷ lục được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Huawei với chính phủ Mỹ và các đồng minh. Giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vạn Châu, bị bắt ở Canada hôm 1.12 theo yêu cầu của chính phủ Mỹ vì các cáo buộc gian lận để trốn tránh lệnh trừng phạt với Iran.
Bắc Kinh yêu cầu thả bà Mạnh và cho rằng vụ bắt giữ bà là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm giành lợi thế trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Một số đồng minh của Mỹ đã theo bước chính quyền của Tổng thống Donald Trump cấm sử dụng các thiết bị của Huawei, cho rằng công nghệ gián điệp có thể được cài đặt vào những sản phẩm của tập đoàn này.
Cụ thể, Australia, Anh và New Zealand đã chặn Huawei tham gia mạng di động 5G tiếp theo của những nước này. Hồi đầu tháng 12, Nhật Bản cũng cấm sử dụng các thiết bị của Huawei và một nhà cung cấp công nghệ khác của Trung Quốc là ZTE trong các hợp đồng của chính phủ để ngăn chặn rò rỉ dữ liệu nhạy cảm. Huawei và chính phủ Trung Quốc chỉ trích việc này là động cơ chính trị và phủ nhận hành vi sai trái.
Theo dữ liệu tháng 11 do công ty nghiên cứu IDC công bố, Huawei chiếm hơn 14% thị trường di động toàn cầu, đứng sau Samsung đạt 20% và đang trượt dốc. Apple đứng ở vị trí thứ ba với 13% thị phần.
Người đứng đầu bộ phận kinh doanh tiêu dùng của Huawei cho biết, tập đoàn này có thể trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới vào cuối năm 2019.
Theo Báo Mới
Canada: Hai ông lớn viễn thông thuyết phục không quay lưng với Huawei
Hai 'ông lớn' trong ngành viễn thông Canada là BCE Inc. và Telus Corp. đang gây sức ép để chính phủ liên bang Canada không cấm các hãng này sử dụng thiết bị của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei.
Một gian hàng của Huawei tại Hội nghị Di động thế giới ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 27/6/2018.
Hai "ông lớn" trong ngành viễn thông Canada là BCE Inc. và Telus Corp. đang gây sức ép để chính phủ liên bang Canada không cấm các hãng này sử dụng thiết bị của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei.
Theo BCE Inc. và Telus Corp, lệnh cấm này sẽ làm gia tăng chi phí và cản trở công nghệ 5G tại Canada.
Các giám đốc điều hành (CEO) của BCE Inc. và Telus Corp cho biết việc hạn chế thiết bị của Huawei sẽ buộc các hãng này tốn thêm chi phí mua công nghệ của các nhà cung cấp khác, dẫn đến việc người tiêu dùng phải chịu giá cao hơn và các hãng cũng sẽ phải cắt giảm việc làm.
Chi phí tăng và khả năng phải thiết lập lại một phần mạng lưới hiện hành sẽ làm chậm tiến trình triển khai mạng 5G - công nghệ được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các ứng dụng về xe tự hành, thành phố thông minh và tự động hóa công nghiệp.
Mỹ cho rằng thiết bị mạng và điện thoại thông minh của Huawei có thể được sử dụng để tiến hành hoạt động gián điệp mà không bị phát hiện, đặc biệt là trong công nghệ 5G.
Ba đồng minh thân cận của Canada là Mỹ, Australia và New Zealand đã ngăn chặn Huawei tham gia vào mạng 5G vì lý do an ninh quốc gia.
Trong khi đó, BCE Inc. và Telus Corp lập luận rằng các mối lo về an ninh liên quan đến Huawei có thể được giải quyết thông qua việc thử nghiệm các thiết bị này và giới hạn việc sử dụng các thiết bị ở những bộ phận "không nhạy cảm" trong mạng lưới.
Theo các nhà lãnh đạo của hai hãng viễn thông này, Mỹ phát động chiến dịch thuyết phục các nước đồng minh "quay lưng" với Huawei là vì tham vọng thương mại của Mỹ và đây là cuộc đua nhằm giành vị trí thống trị công nghệ hơn là xuất phát từ mối lo ngại an ninh quốc gia.
Trong khi đó, Rogers Communications Inc., hãng viễn thông lớn nhất của Canada, đã lắp đặt một số thiết bị của Huawei tại miền Tây Canada nhưng vẫn đổi phần lớn các thiết bị sang nhà cung cấp Ericsson của Thụy Điển./.
Theo Báo Mới
Hai nhà mạng lớn nhất của Pháp, Đức tiếp tục tẩy chay Huawei Huawei phải đối mặt với những thách thức mới ở châu Âu sau khi nhà mạng Orange của Pháp cho biết họ sẽ không thuê công ty Trung Quốc xây dựng mạng di động thế hệ tiếp theo và Deutsche Telekom của Đức cũng tuyên bố sẽ xem xét lại chiến lược mua sắm của mình. Cả hai nhà mạng nói trên đều...