Thanh thoát gà tơ “nhâm nhi” trà lão
“Một trà – một rượu – một con gà (đi bộ), cả ba thứ đó dễ thương ghê!”, anh bạn kiến trúc sư thành đạt, hơn 20 năm lăn lộn đất Sài Gòn nghiêng đầu cười tươi thỏ thẻ.
Mặc cho đời nắng – mưa!Có những người đi Tây – Tàu liền tù tì như dì Hai cà phê cóc, lội chợ hẻm giao hàng muốn rã cặp giò mỗi ngày. Một sáng, vươn vai bên căn nhà màu tím của mình, chợt anh Ba đại gia Xì – Gòn nghe thèm: bưng chén cơm nguội gạo thơm chan nước mắm nhỉ bồng bềnh trái ớt chim xanh đến dã man!
“Hạnh phúc quá đơn sơ, đời tôi đâu có ngờ…” (Mặt trời bé con,Trần Tiến), cô bạn đi cùng khe khẽ hát, sau khi “hô biến” một khoanh đùi gà tơ “uống” trà.
Quả thật bất ngờ với mụ dì ghẻ thời tiết Sài Gòn: sáng nắng bể đầu đến ba – bốn giờ chiều, rồi đổ ập trận mưa tối tăm mặt mũi. Tan tầm, cái lạnh cứ công khai xuyên thấu da thịt. Chịu nổi hôn?!
Cũng may, có nửa chén canh gà “cứu giá”, khiến bọn nhãi ranh cảm mạo – sổ mũi, hắt hơi – tái mặt tránh xa. Ôi chu choa! Hậu vị muỗng canh thơm ngọt thánh thót đến lạ lùng. Trong đêm tối, cái màu xanh lam quý phái của vóc dáng trà móc câu, nước ba – tư, thêm bừng sáng! Ngưng đọng, nghe ra chất ngọt bùi lan tỏa trong vòm miệng, rồi trôi tuột nhẹ nhàng qua yết hầu. Chiếp chiếp vài chập, còn cảm thấy dư vị đắng chát đang… khiêu vũ lả lướt nơi đầu lưỡi, vòm họng.
Chịu không nổi!Trong đó, chất ngọt có nhiệm vụ tiếp tế năng lượng cho cơ thể mau lấy lại phong độ…nhất thời. Chát, như hồi chuông ngân vang lảnh lót, tầm sáng tinh mơ, toòng – teng nơi Nhà thờ Đức Bà ngày Chúa Nhật. Nó loan báo, xốc lại hệ thần kinh trung ương đang “oải chè đậu” sau một ngày đầu tuần cắm đầu cày ải đến héo râu rũ tóc: bạn hiền tới nhà, mau nghênh đón! Khôn húp nước!
Cũng như cà phê, ca cao; trà dung chứa một lượng caffeine nhất định. Chúng không chỉ giúp khổ chủ thêm tỉnh táo, mà còn tất bật khử sạch tạp khuẩn nơi da thịt gà, cũng như đĩnh đạc đứng ra hòa giải êm thắm vụ tranh chấp giữa: nhúm lá giang cậy sân nhà đàn áp 3 – 4 lát trái tai chua (họ bứa dại). Toàn những việc “không dễ ăn của ngoại”, vậy mà chỉ có 8 – 10 đọt trà xanh cao tuổi – đảm đương ngon lành.
Thật ra, đây là món gà nòi tơ (cỡ 1.4-1.6kg/con, đã làm lông) nấu lá giang cải biên cho hợp thời biến đổi khí hậu toàn cầu và khẩu vị ba miền. Có điều, phần nước chấm cần dân chủ một chút nhằm hợp “gu” mỗi người: nước mắm hay nước tương ngon hoặc muối ớt hột rang ửng đỏ.
Nước lẩu trà xanh lam trầm mặcVậy tại sao người nấu phải điều quân theo đội hình: 2 chua – 1 chát. Bởi, chỉ riêng chua toàn quyền thì bọn chúng dễ… lộng hành, gây ê răng xót ruột cho người ăn bất cứ lúc nào. Nhất là, những món liu riu lửa hơn một giờ. Cho nên, ta đệm chát vào, để vị chua đằm hơn. Và nếu chỉ để “mình ên” lá giang hay tai chua “một mình một chợ” lại càng tác tệ.
Nhưng dòng gà thường ganh nhau tiếng gáy, cho nên rất cần trưởng bối đức cao trọng vọng như trà bọc lót.
Cũng như rượu vang, nước ngọc trà giúp miệng lưỡi thực khách thanh tân (thanh sạch, tươi mới) hơn. Và như ông bà ta thường dạy: “gần đèn thì sáng”, nên da thịt chú gà trống choai thêm bội phần hấp dẫn. Cỡ 2 con tầm 3 ký, đã… “khỏa thân”, mới hầu xuể 5 – 6 cái miệng háo hức.
Vẫn chiếc thuật gia vị như trên, bạn có thể thay đổi quân cờ gà nòi thành mái tre đang rớt hột, gà ác… lão luyện hay tôm sú, cua yếm vuông (cái so) đang chớp mắt… đều ngon ăn.
Video đang HOT
Một góc không gian “nuôi dưỡng” món lẩu gà sửng sốtCũng có thể bạn khoát tay xem thường những lời nói có cánh. Hãy thử ngồi lại góc sân thoáng mát của nhà hàng Ẩm thực Vườn Thảo Điền, đối diện trường ĐH Văn Hóa, trên đường Quốc Hương, quận 2, TP. HCM. “Bắt cóc” thêm vài bạn thân nữa, không cần lật menu, cứ gọi thẳng lẩu gà: Năm – bờ – oăn hay thấu sự đời hoặc điềm tĩnh…, đều trước sau như một.
Và xét cho cùng, ăn trà sành điệu là một cảnh giới an nhiên mà sảng khoái đến tột cùng. Còn thênh thang và bao dung lắm!
Theo Thanhnien
Những món miền Tây thử là ghiền ở Hà Nội
Miếng bánh khọt giòn tan hay nồi lẩu nghi ngút tỏa ra vị mắm đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ cuốn hút đông đảo thực khách ở thủ đô.
Bánh khọt
Nguyên liệu đơn thuần gồm bột gạo và nhân tôm, thịt cùng cách chế biến cũng không quá cầu kỳ. Nhưng để bánh ngon phải chọn loại tôm sắt tươi, thịt nạc vai mềm được tẩm ướp rồi cho vào giữa khuôn bánh.
Bánh khọt dễ dàng chinh phục thực khách Hà Nội bởi vị giòn của vỏ bánh phối hợp vị đậm đà của nhân tôm thịt.
Khi bánh chín, bột trở thành vàng óng, bên trên là một lớp tôm đỏ, điểm thêm hành lá hay hẹ tươi tạo nên màu sắc bắt mắt.
Nước chấm được chế biến chua chua, ngọt ngọt cùng vài lát đủ đủ thái mỏng, ăn kèm với rau sống. Chiếc bánh nóng nổi, lớp màng ngoài giòn giòn, bên trong quyện nước cốt dừa và tôm thịt rất thích hợp trong tiết trời lành lạnh. Giá bánh khoảng 40.000 đồng một đĩa.
Thực khách có thể tìm ăn món ăn này trên đường Mai Hắc Đế hay Trần Đăng Ninh.
Lẩu mắm
Lẩu mắm chinh phục thực khách bởi sự phong phú về nguyên liệu, là sự phối hợp giữa đặc sản sông nước với những sản vật trên đồng ruộng.
Nguyên liệu để làm lẩu mắm gồm cá, tôm, cua, mực, thịt bò, heo và các loài rau rất đa dạng như cọng súng, bông điên điển, rau đắng, giá sống, rau muống, rau cải, khế chua, chuối chát, ớt, dứa...
Lẩu mắm như một bức tranh hài hòa màu sắc.
Nước dùng để nấu lẩu nhất định phải có mắm cá linh, cá sặc, đặc sản của vùng sông nước miền Tây. Vị lẩu không được quá mặn và nồi lẩu phải ngả sang màu đặc trưng của mắm, sóng sánh quyện với mùi tỏi, ớt... Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận món ăn như một bức tranh đa sắc màu, hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng. Giá khoảng 250.000 đồng một nồi.
Địa chỉ tham khảo: gần ngã 3 Trương Định - Giải Phóng, 65 Văn Cao, 29 Phan Chu Trinh, 99 Ngụy Như Kon Tum.
Lẩu cá kèo
Là món ăn lừng danh của miền Tây Nam Bộ, lẩu cá kèo cuốn hút thực khách Hà thành bởi vị chua chua, thanh nhẹ khó lẫn với bất kỳ loại lẩu khác. Không quá phức tạp trong các chế biến các nguyên liệu, thành phần cốt yếu là những con cá kèo nhỏ, dài hơn ngón tay cái và nhiều loại rau đặc trưng như rau đắng, lá giang...
Những con cá kèo còn tươi sống, thả vào nồi nước lẩu, ăn vẫn có vị đắng của mật.
Để làm nên hương vị của món lẩu cá kèo là nồi nước dùng phải chế biến sao cho vừa miệng, có đủ vị chua, thanh, ngọt và chút đắng nơi đầu lưỡi. Khi ăn, trút những con cá còn sống nguyên vào nồi, thịt cá chín mềm, vị ngọt hòa lẫn vị đắng của mật cá và vị lá giang chua chát. Giá khoảng 200.000 đồng một nồi.
Tại Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món lẩu cá kèo ở các quán ăn trên phố Ngụy Như Kon Tum, Chùa Láng, đàng hoàng Cầu, Văn Cao hay Giảng Võ.
Theo Asiabooking.
3 mẹo nhỏ giúp bạn có nồi lẩu ngon miễn bàn, chẳng bao giờ bị ngán Hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để có nồi nước dùng vừa ngon, ngọt lại không bị ngán nhé. 1. Lựa chọn nguyên liệu, gia vị và kỹ thuật chế biến nồi nước dùng Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu tươi, tiếp đó là có kỹ thuật chế biến...