Thành Thành Công- Biên Hòa (SBT) hoàn thành sớm kế hoạch kinh doanh niên độ 2017 – 2018
Niên độ 2017 – 2018 được đánh giá vẫn còn nằm trong xu hướng giảm của ngành đường, nhưng với khả năng hoạch định, dự báo và thực thi chiến lược cùng sức mạnh cộng hưởng từ thương vụ M&A với BHS, sản lượng tiêu thụ quý IV và lũy kế cả niên độ của Công ty cổ phần Thành Thành Công- Biên Hòa (SBT) vẫn tăng mạnh.
SBT dẫn đầu ngành đường Việt Nam với thị phần nội địa xấp xỉ 40%, có 9 nhà máy luyện đường từ đường thô và mía.
Sản lượng tiêu thụ tăng mạnh
Theo báo cáo, kết quả hoạt động kinh doanh niên độ 2017 – 2018 của SBT đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra, tiếp tục khẳng định vị thế số 1 của ngành đường Việt Nam.
Doanh thu thuần niên độ 2017 – 2018 đạt 10.364 tỷ đồng, tăng 131% so với niên độ trước và đạt 105% kế hoạch do sản lượng tiêu thụ tăng mạnh, cùng với việc ghi nhận doanh thu gia tăng của các sản phẩm cạnh đường và sau đường.
Sản lượng đường tiêu thụ đạt 571.000 tấn, hoàn thành 109% kế hoạch là 515.000 tấn, trong đó kênh tiêu dùng – B2C có sản lượng tiêu thụ tăng hơn 2 lần, từ 30.200 tấn lên hơn 63.500 tấn, tương ứng doanh thu tăng 139% từ 473 tỷ đồng lên 1.131 tỷ đồng, chiếm 11% tổng doanh thu. SBT đánh giá, B2C là kênh tiêu thụ còn nhiều tiềm năng, vì vậy sẽ tiếp tục chú trọng khai thác mở rộng trong niên độ 2018 – 2019.
Kênh công nghiệp – B2B (công nghiệp lớn – MNC và tiểu thủ công nghiệp – SME) chiếm 47% doanh thu, tăng 153%; kênh thương mại và xuất khẩu đóng góp doanh thu lần lượt 17% và 10%, tăng trưởng 97% và 70% so với niên độ 2016 – 2017.
Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm của SBT đa dạng và hình thành chuỗi khép kín giá trị đến từ đường, cạnh đường, sau đường. Đối với đường, sản phẩm của Công ty bao gồm đường tinh luyện cao cấp, đường RS vàng (đường Organic, đường vàng khoáng chất và tự nhiên), đường lỏng Syrup và Syrup Flavour, đường thỏi, đường que, đường phèn RE, đường ăn kiêng Isomalt.
Mở rộng sang các loại đường cao cấp phục vụ cho những phân khúc khách hàng khó tính đang là hướng đi mới của SBT để tiếp tục chiếm lĩnh thị phần khách hàng trung lưu trở lên và nâng tầm thương hiệu SBT.
Ngoài ra, để tối ưu hóa quy trình sản xuất và lợi nhuận, đồng thời tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cho xã hội, Công ty chú trọng phát triển các sản phẩm cạnh đường, sau đường như mật rỉ, điện thương phẩm, nước đóng chai Miaqua, phân vi sinh hữu cơ và bã mía.
Video đang HOT
Vùng nguyên liệu của SBT có quy mô 62.000 ha, chiếm 1/4 diện tích vùng nguyên liệu cả nước.
Sản phẩm đường đóng góp 85% doanh thu, tăng 126%. Doanh thu từ tất cả các sản phẩm khác cũng đều ghi nhận tăng trưởng tốt. Cụ thể, doanh thu từ mật rỉ chiếm 3%, tăng 68%; doanh thu từ điện chiếm 1,5%, tăng 57%; doanh thu từ phân bón chiếm 2%, tăng 80%; doanh thu khác chiếm 5%, tăng 160%. Công ty còn ghi nhận thêm doanh thu đến từ sản phẩm mới là bán các sản phẩm từ cao su, doanh số từ mảng này khá tốt khi chiếm tới 3,5%.
Lợi nhuận trước thuế niên độ 2017 – 2018 đạt hơn 682 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đặt ra là 680 tỷ đồng; riêng quý IV, lợi nhuận tăng trưởng 138% so với cùng kỳ, đạt 196 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý IV đạt 150 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ, lũy kế cả niên độ đạt 547 tỷ đồng, tăng 61% so với niên độ trước.
Khả năng sinh lời tích cực
Sau khi hoàn thành M&A với BHS, tổng tài sản của SBT ghi nhận tăng trưởng 130% do tác động cộng hưởng về quy mô và hoạt động. Tại thời điểm 30/6/2018, tổng tài sản đạt hơn 17.972 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2017 là 7.806 tỷ đồng.
Hàng tồn kho tăng 99% so với cùng kỳ, đạt 3.899 tỷ đồng. Tuy hàng tồn kho ghi nhận tăng về giá trị tuyệt đối, nhưng tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản giảm từ 25% tại thời điểm 30/6/2017 xuống còn 22% tại thời điểm 30/6/2018.
Ngoài ra, tỷ trọng của thành phẩm và hàng hóa giảm mạnh từ 86% xuống còn 68%, trong khi nguyên vật liệu tăng từ 12% lên 22%, đây được xem là điểm sáng trong bức tranh tài chính khi Công ty đã kiểm soát tốt hơn sản lượng hàng tồn kho.
Trong năm vừa qua, với tình hình thị trường đường thô trên thế giới giảm, SBT đã mạnh dạn nhập nguyên liệu nhằm chủ động nguồn đường giá rẻ, phục vụ cho chiến lược mở rộng thị trường. Như vậy, với việc tiết giảm chi phí giá thành, SBT đang có lượng thành phẩm giá thấp, là lợi thế cạnh tranh trong thời gian tới.
Vốn chủ sở hữu của SBT đạt 6.287 tỷ đồng, tăng 102% so với thời điểm 30/6/2017, chủ yếu nhờ hoạt động sáp nhập BHS, trong đó vốn điều lệ là 5.570 tỷ đồng, tăng 120%.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của SBT được cân đối ở mức hợp lý, trong đó các chỉ tiêu về khả năng thanh toán vẫn đảm bảo, tình hình thanh toán nợ được kiểm soát và trong mức an toàn khi chỉ số thanh toán hiện hành luôn cao hơn mức 1 lần, đạt 1,1 lần.
Về năng lực hoạt động, tận dụng lợi thế vốn có từ mạng lưới kinh doanh của BHS, Công ty đã cải thiện hệ số vòng quay khoản phải thu, giảm 34% từ 0,56 lần xuống 0,37 lần, cũng như giảm nhẹ vòng quay hàng tồn kho 5%.
Về khả năng sinh lời, nhìn chung, các chỉ số trong quý IV niên độ 2017 – 2018 của SBT đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Chẳng hạn, biên lợi nhuận gộp tăng 5%, đạt 15%; biên lợi nhuận ròng tăng 10%, đạt 7%. Nhờ tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm mới (R&D), Công ty đã xây dựng được chuỗi sản phẩm đa dạng và hình thành chuỗi khép kín giá trị đến từ đường và cạnh đường, sau đường.
Về cơ cấu vốn, tỷ trọng nợ vay/vốn chủ sở hữu và nợ vay/tổng tài sản tăng lần lượt 18% và 4% so với thời điểm 30/6/2017.
Trong đó, chủ yếu là việc gia tăng nợ phải trả ngắn hạn nhằm hỗ trợ hoạt động mở rộng quy mô hoạt động hậu M&A. SBT đang có xu hướng cơ cấu tỷ lệ nợ này thấp xuống và chuyển dịch cơ cấu nợ để tăng nợ vay dài hạn, giảm áp lực lãi vay đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Vốn hóa thị trường của SBT tại ngày 30/7/2018 đạt 8.323 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,58% giá trị vốn hóa toàn sàn HOSE. SBT là cổ phiếu thuộc ngành mía đường duy nhất có mặt trong rổ chỉ số VN30 và được các quỹ đầu tư theo chỉ số uy tín tích hợp vào danh mục đầu tư.
Ví dụ, cổ phiếu SBT xếp hạng 4/10 cổ phiếu được lựa chọn trong chỉ số MSCI Vietnam Small Cap Index (USD), với tỷ trọng 5,73%. Hay chỉ số MVIS Vietnam Index lựa chọn SBT trong danh mục với tỷ trọng 2,19%. Đây đều là những chỉ số uy tín trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
SBT dẫn đầu ngành đường Việt Nam với thị phần nội địa xấp xỉ 40%, có 9 nhà máy luyện đường từ đường thô và mía, trong đó có 3 trung tâm luyện đường thô lớn là Nhà máy TTCS – Tây Ninh, Nhà máy Biên Hòa – Ninh Hòa. Đặc biệt, Biên Hòa – Đồng Nai là nhà máy đường duy nhất luyện quanh năm, sản xuất 400 tấn đường/ngày.
Với công suất ép mía 48.600 tấn/ngày (chiếm 33% tổng công suất cả nước), tăng mạnh so với mức 9.800 tấn/ngày năm 2012, tổng sản lượng đường tiêu thụ cho niên độ 2017 – 2018 của SBT chiếm 44% cả nước.
Năng lực sản xuất của SBT dẫn đầu ngành trên hầu hết các phương diện nhờ vào việc sở hữu 9 nhà máy với 62.000 ha vùng nguyên liệu, chiếm 1/4 diện tích vùng nguyên liệu cả nước. Vùng nguyên liệu nông trường chiếm 18%, cơ giới hóa 100% và thu hoạch hầu hết bằng máy lớn.
Vùng nguyên liệu đầu tư chiếm 82%, trải dài 3 nước Đông Đương. Niên độ 2017 – 2018, vùng nguyên liệu của Công ty đạt năng suất 70 tấn/ha, tăng 21% sau 5 năm, giúp giảm giá thành và gia tăng năng lực cạnh tranh.
Trước kết quả kinh doanh khả quan của niên độ 2017 – 2018, ngày 24/7/2018, ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị SBT đã quyết định mua vào 1 triệu cổ phiếu, giao dịch được thực hiện từ ngày 30/7/2018 đến ngày 28/8/2018. Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công, cổ đông lớn nhất của SBT – tổ chức có liên quan đến bà Đặng Huỳnh Ức My, thành viên Hội đồng quản trị SBT, đăng ký mua vào 16 triệu cổ phiếu SBT, giao dịch được thực hiện từ ngày 22/8 đến 20/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Mới đây nhất, bà My đăng ký mua thêm 20 triệu cổ phiếu SBT, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 17/10 đến 15/11 theo phương thức khớp lệnh. Cổ đông lớn của SBT và người có liên quan muốn tăng tỷ lệ sở hữu lên 55%.
Động thái trên cho thấy, Ban lãnh đạo SBT đặt niềm tin vào triển vọng phát triển của Công ty, với mục tiêu chiến lược đến niên độ 2020 – 2021, sản lượng đường tiêu thụ đạt 1,23 triệu tấn đường, tốc độ tăng trưởng kép là 23% và chiếm lĩnh 50% thị phần ngành đường Việt Nam.
Theo Vân Linh
Đặc san Toàn cảnh doanh nghiệp niêm yết 2018
Cổ phiếu trong gập ghềnh lãi suất
Hai tháng cuối năm là cao điểm cần vốn của các ngân hàng. Mặt bằng lãi suất cứ nhích dần lên. Tuần trước và đầu tuần này lãi suất tiền đồng qua đêm liên ngân hàng luôn thường trực trên 4,65%/năm, có thời điểm lên 4,75%, ngang bằng với lãi suất trên thị trường mở (OMO).
Khối lượng tiền đưa ra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) qua kênh thị trường mở trong tháng 10-2018 đã lên đến gần 45.000 tỉ đồng, vượt giá trị tín phiếu phát hành. Nhà điều hành đã chủ động giảm sử dụng công cụ tín phiếu và thay bằng thị trường mở, nghĩa là tăng cường bơm tiền ra thay bằng hút tiền về. Vậy mà lãi suất vẫn "chạy". Sự "chạy" của lãi suất một phần vì nhu cầu vốn cao của tổ chức tín dụng, nhưng quan trọng hơn là sự chủ động điều tiết của cơ quan quản lý.
Khi lãi suất tăng lên, tỷ giá biến động, khối dệt may và xuất khẩu thủy sản thuộc nhóm doanh nghiệp sản xuất chịu tác động mạnh mẽ. Ảnh: Thành Hoa
Lãi suất qua đêm tiền đồng đang cao hơn lãi suất qua đêm của đô la Mỹ khoảng 2,3-2,4%/năm. Lãi suất qua đêm đô la Mỹ vẫn không thấp hơn 2,2%/năm và có ngày đến 2,3%/năm. Trên thị trường tài chính quốc tế, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang rất vững trên mốc 3,21%/năm và sự đồng thuận của các nhà phân tích về việc lãi suất đô la Mỹ sẽ còn đi lên ngày một lớn. Bất chấp kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục chính sách cắt giảm thuế, tăng chi tiêu để kích thích nền kinh tế và điều này sẽ còn thúc đẩy lạm phát, buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dẻo tay hơn trong việc nâng lãi suất.
Sự phát triển của chứng khoán, xem ra, không phụ thuộc vào việc sửa đổi Luật Chứng khoán hoặc những động thái mang tính bổ trợ của cơ quan quản lý thị trường, mà phụ thuộc vào chính sách tiền tệ. Nếu để giao dịch ngắn hạn dạng T 3, T 7, T 10 qua một bên và nhìn khả năng chuyển động của VN-Index trong 6-12 tháng tới, thì điều hiển nhiên là lãi suất sẽ không thể quay lại mức như sáu tháng đầu năm nay. Chứng khoán sẽ nhìn vào đâu để tăng điểm khi mà lãi suất tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế? Chưa công ty chứng khoán nào liệt kê xem trên ba sàn hiện nay có bao nhiêu công ty niêm yết không vay vốn ngân hàng? Và tỷ lệ không vay vốn ấy chiếm bao nhiêu phần trăm trong hàng ngàn doanh nghiệp niêm yết?
Ở đây phải đề cập đến một chi tiết mà dân làm ngân hàng rất rành. Họ bảo lúc này hiện tượng doanh nghiệp có một lượng tiền lớn đầu tư tài chính ngắn hạn (thường là tiền gửi dưới ba tháng để hưởng lãi), đồng thời có khoản tiền và tương đương tiền trong báo cáo tài chính to, nhưng vẫn vay ngắn hạn ngân hàng, ngày càng phổ biến. Số vay ngân hàng tất nhiên thấp hơn số dư tiền và tương đương tiền. Lãi từ tiền gửi doanh nghiệp đâu phải chịu thuế, nhưng lãi vay phải trả thì được tính vào chi phí hoạt động. Tội gì không vay để được tăng chi phí, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước?
Dẫu thế, nếu tính cả số doanh nghiệp áp dụng "chiêu thức" vay - gửi tiền ngân hàng này, số công ty niêm yết thực sự không cần đến vốn ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Những tuần gần đây thị trường chứng kiến sự lên giá khá mạnh của cổ phiếu các doanh nghiệp dệt may và xuất khẩu thủy hải sản. Giới đầu tư tin rằng hai nhóm doanh nghiệp này được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Báo cáo tài chính quí 3 vừa qua của các công ty trên cũng cho thấy sự cải thiện doanh thu, lợi nhuận đáng kể so với cùng kỳ. Nhưng nếu nhìn vào dư nợ của các công ty xuất khẩu thủy hải sản hay một số (không phải tất cả) đơn vị dệt may, mới thấy chi phí tài chính không hề nhỏ. Chưa kể tính chu kỳ và độ biến động của thị trường xuất khẩu thủy hải sản rất cao. Mới chỉ năm ngoái, nhiều công ty xuất khẩu thủy sản, trong đó có xuất khẩu cá tra, còn báo cáo lợi nhuận vô cùng khiêm tốn.
Khi lãi suất tăng lên, tỷ giá biến động, khối dệt may và xuất khẩu thủy sản thuộc nhóm doanh nghiệp sản xuất chịu tác động mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cao, và kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của dệt may cũng cao tương ứng bởi Việt Nam chủ yếu vẫn gia công. Những ai đã từng tiếp xúc nhiều với thị trường châu Âu đều biết thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào đây "chìm nghỉm" trong hải sản của các nước sở tại. Hàng thủy sản đông lạnh trong siêu thị tên tuổi lớn chỉ có tôm, cá nhập từ Ấn Độ, Thái Lan và các nước khác trong khối Liên minh châu Âu. Hàng dệt may mà Việt Nam gia công chỉ xuất hiện tại cửa hàng của những nhãn hiệu thời trang bình dân và ít hơn hẳn so với hàng sản xuất tại Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia.
Trong số các doanh nghiệp thủy sản, đơn vị quy mô nhất nhì ngành là Thủy sản Hùng Vương (HVG-Hose) vẫn đang "vật lộn" để lấy lại thế cân bằng. Mới chỉ là lấy lại thế cân bằng, chưa phải trụ được và xuất phát lại. Hơn 3.000 tỉ đồng vay nợ ngân hàng còn lại sẽ "ngốn" của HVG ít nhất 250-300 tỉ đồng tiền lãi mỗi năm. Biên lợi nhuận nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra được bao nhiêu đủ để bù đắp chi phí lãi vay đó? Cho nên, để đánh giá chứng khoán đi đâu về đâu, không bao giờ thừa quan sát mặt bằng lãi suất gập ghềnh mức độ nào.
Theo thesaigontimes.vn
Cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2018: Phiên bản mới với tín hiệu tích cực Sau hơn 4 tháng xét chọn, Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2018 đã khép lại với nhiều tín hiệu tích cực. Lễ vinh danh và trao giải đã diễn ra cuối tuần qua tại TP.HCM. Trong Cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2018, ở quy mô vốn lớn, CTCP Dược Hậu Giang được vinh danh ở cả 3 hạng...