‘Thành phố tội lỗi’ của La Mã dưới đáy biển
Baia được mệnh danh Las Vegas của đế chế La Mã, nơi diễn ra bữa tiệc xa hoa của những người quyền lực và giàu có.
Hơn 2.000 năm trước, Baia là thị trấn nghỉ mát dọc theo bờ biển phía tây, được mệnh danh “Las Vegas của đế chế La Mã”. Những người giàu có và quyền lực ở Rome thường đến đây vào cuối tuần để tổ chức bữa tiệc linh đình. Các hoàng đế La Mã còn cho xây dựng hàng loạt biệt thự sang trọng, khu nghỉ dưỡng suối nước nóng và hồ bơi lát gạch khảm (mosaic) ở Baia. Thậm chí, người dân còn tạo nên nymphaeum – hang động được bao quanh bởi những bức tượng đá cẩm thạch – phục vụ thú vui trần thế của những nhân vật quyền uy.
Có nhiều huyền thoại liên quan đến Baia như nữ hoàng Cleopatra đã trốn thoát lên thuyền sau khi Julius Caesar bị hại, hay Julia Agrippina đầu độc Claudius tại “thành phố tội lỗi” để con trai bà là Nero trở thành hoàng đế La Mã. Baia từng có tên gọi là Phlegraean ( rực lửa) vì những miệng núi lửa bao quanh thị trấn nghỉ mát nổi tiếng. Những trầm tích núi lửa giúp người dân Baia phát minh xi măng không thấm nước với hỗn hợp vôi và đá núi lửa, nguyên liệu xây dựng các cung điện, cổng vòm, nhà tắm xa hoa…
Tàn tích của thành phố cổ thu hút sự quan tâm của khách du lịch khi bức ảnh trên không chụp những cung điện dưới đại dương của một phi công được công bố vào năm 1940. Các nhà khảo cổ và địa chất đã phát hiện những bằng chứng cho thấy Baia bị nhấn chìm trong hai thời điểm khác nhau (thế kỷ 3 và thế kỷ 5). Từ thời La Mã, miệng phun thủy nhiệt và địa chấn khiến khu vực xung quanh Baia liên tục trồi lên, sụt xuống. Cuối cùng, thành phố sụp đổ và chìm dưới biển cả cho đến ngày nay.
Video đang HOT
Nhờ công nghệ quét 3D và những thiết bị hiện đại, các thợ lặn đã tìm thấy những công trình kiến trúc tráng lệ, bao gồm ba ngôi đền mái vòm: Đền Diana, đền Venus và đền Mercury. Trong đó, đền Mercury là công trình có mái vòm lớn nhất thế giới, được sử dụng làm phòng tắm công cộng. Ngoài ra, trên diện tích 177 ha còn có những công trình vinh danh hoàng đế Augustus, quảng trường được lát đá công phu, bức tượng của Octavia Claudia (em gái hoàng đế Claudius) và thần nho Dionysus…
Năm 2002, tàn tích Baia được công nhận là công viên khảo cổ học và mở cửa cho công chúng tham quan. Do những biến động ở vỏ Trái đất, Baia nằm ở vùng biển tương đối nông với độ sâu trung bình 6 m. Du khách có thể chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật dưới nước từ chiếc thuyền đáy kính. Trên thực tế, một số bức tượng điêu khắc tại “thành phố tội lỗi” chỉ là bản sao, còn bản gốc đang được lưu giữ tại lâu đài Baia.
Baia hiện đại gợi nhắc cho du khách về quá khứ huy hoàng của “thành phố tội lỗi” trong quá khứ. Hiện nay, dọc theo bờ biển Baia là những bến du thuyền, khách sạn và nhà hàng hải sản. Tuy vậy, các nhà địa chất cảnh báo về hoạt động của những núi lửa xung quanh Baia với 20 trận động đất được ghi nhận trong năm 2018. Số phận của thành phố Baia một lần nữa trở nên bất định.
Lạnh lưng vẻ ma mị của thành phố 'chết' có 1.001 nhà thờ
Thành phố ma có 1.001 nhà thờ là tên gọi của Ani - vùng đất đánh dấu biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia. Từng là nơi sinh sống của hơn 100.000 người, thành phố lụi tàn vì những cuộc chiến liên miên giữa các đế chế.
Ani - thành phố "ma" có 1.001 nhà thờ nằm trên cao nguyên xa xôi phía đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, cách thành phố biên giới Kars 45 km. Nơi đây đánh dấu biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia.
Theo các chuyên gia, Ani có tên gọi thành phố của 1.001 nhà thờ xuất phát từ việc trong suốt thời gian tồn tại, nơi đây xây dựng nhiều nhà thờ lớn với kiến trúc độc đáo. Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng, số lượng nhà thờ được xây dựng ở Ani có thể lên đến 1.001.
Thành phố cổ Ani trở nên hoang tàn, vắng vẻ và hiu quạnh sau khi trải qua sự cai trị của 5 đế chế trong 3 thế kỷ gồm: Bagratid Armenia, La Mã phương Đông, Seljuk, Georgia và Ottoman.
Những đế chế hùng mạnh này gây ra những cuộc chiến tranh kéo dài nhằm kiểm soát thành phố Ani.
Trải qua nhiều thế kỷ, thành phố cổ Ani lần lượt được cai trị bởi những đế chế khác nhau. Đến năm 1920, nơi đây thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ.
Thành phố Ani từng là nơi sinh sống của hơn 100.000 cư dân. Thế nhưng, trải qua nhiều "biến cố" lớn, nơi đây hiện không còn người sinh sống.
Nhiều công trình ở Ani bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hại một phần. Ngày nay, Ani trở thành thành phố "ma" hoang vắng, tĩnh lặng đến khó tin.
Ngày nay, du khách có thể ghé thăm thành phố cổ Ani để ngắm nhìn những di tích còn sót lại, bao gồm nhiều nhà thờ có kiến trúc kỳ vĩ.
Vào năm 2016, thành phố cổ Ani được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Chính vì vậy, giới khảo cổ và các nhà hoạt động xã hội tích cực triển khai các dự án nhằm bảo tồn thành phố cổ Ani.
Lần đầu tiên mở cửa Đấu trường La Mã tại Rome dưới lòng đất Nơi được xem là hậu trường của những trận đấu khốc liệt của các đấu sĩ La Mã tại Đấu trường La Mã ở Rome sẽ mở cửa đón tiếp du khách tham quan. Đấu trường La Mã ở Rome, với mái vòm cổ kính đặc trưng ở Italia là công trình lớn nhất xây ở Đế chế La Mã vẫn còn tồn...