Thành phố thông minh kiểm soát dịch bệnh thế nào
BảnGiao hàng bằng máy báy không người lái, xe buýt tự hành, thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt sẽ hạn chế giao tiếp, tránh lây nhiễm.
Khi chính phủ Nhật Bản phát triển thành phố thông minh, đảng cầm quyền đã kết hợp công nghệ với cơ sở hạ tầng thành công cụ chống lại đại dịch.
Thử nghiệm máy bay không người lái giao hàng cho siêu thị ở Nhật. Ảnh: Nikkei.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã sử dụng dữ liệu từ xét nghiệm kháng thể để xác định cách thức lây nhiễm theo địa lý. Bệnh nhân bị nhẹ hoặc không có triệu chứng được theo dõi bằng các thiết bị đeo tay. Phương pháp khám bệnh từ xa cũng được sử dụng rộng rãi.
Hệ thống cơ sở hạ tầng thông minh sẽ có xe buýt tự hành và thanh toán không dùng tiền mặt thông qua công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Mạng lưới máy bay không người lái hiện mới chỉ thử nghiệm tại một số địa điểm, nhưng sẽ được sử dụng để giao hàng, nhằm giảm tình trạng thiếu lao động kinh niên của Nhật Bản, cũng như giảm tiếp xúc trực tiếp làm tăng nguy cơ lây lan virus.
Những ý tưởng này được xây dựng dựa trên sáng kiến “siêu thành phố” của chính phủ. Đảng LDP cũng sẽ áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các lĩnh vực như y học, vận tải và hậu cần, kết hợp cùng AI để thu thập và giám sát dữ liệu từ các dịch vụ thông minh khác nhau, giúp thành phố ứng phó kịp thời với thảm hoạ thiên tai như lũ lụt, động đất hay virus.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ thành phố thông minh. Việc thu thập một khối lượng dữ liệu lớn gây ra lo ngại về quyền riêng tư. Nhiều người lo ngại camera an ninh và dữ liệu vị trí trên smartphone có thể được sử dụng để theo dõi chuyển động của cá nhân, chưa kể thông tin bị rò rỉ sẽ dẫn tới mất an toàn xã hội. Gần đây, kế hoạch xây dựng khu phố thông minh ở Toronto (Canada) của một công ty con nằm trong tập đoàn Alphabet (công ty mẹ của Google) đã bị phản đối kịch liệt và cuối cùng đã bị hủy bỏ.
Các nhà cung cấp thiết bị và công nghệ trên toàn cầu đang chạy đua để giành lợi thế trong thị trường giải pháp cho thành phố thông minh. Trong số đó, các công ty từ Trung Quốc đã tận dụng ưu điểm giá thấp để chào bán camera an ninh, ứng dụng nhận dạng khuôn mặt hỗ trợ bởi AI. Tuy nhiên, Mỹ đang tìm cách giảm tối đa “dấu vết” của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Nhật Bản ủng hộ Mỹ nên cũng sẽ phát triển công nghệ riêng cho các thành phố thông minh của mình chứ không sử dụng thiết bị Trung Quốc.
Video đang HOT
Masayuki Nakagawa, giảng viên tại Đại học Kinh tế Nihon, cho rằng thành phố thông minh trong thời kỳ Covid-19 sẽ hạn chế việc sự tụ tập đông người, đảm bảo điều kiện sống và kinh doanh an toàn. Ngoài ra, với tình trạng sụt giảm dân số của Nhật Bản, “công nghệ sẽ thay con người quản lý thành phố”, ông nói.
Tuy nhiên, Nakagawa nhấn mạnh phải cân bằng giữa dữ liệu riêng tư và sự thuận tiện. “Phải đánh đổi giữa dữ liệu cá nhân với an toàn xã hội”, ông nói. “Cộng đồng sẽ phải cùng nhau giải quyết vấn đề này qua thỏa thuận công dân”.
Những hình ảnh ấn tượng tại Trung tâm điều hành thông minh Đà Lạt
Trung tâm điều hành thông minh giúp Đà Lạt có thể quản lý và giám sát từ tổng thể đến chi tiết từng tình huống diễn ra trên địa bàn thành phố. Đây là một trong những tỉnh thành đầu tiên tại Việt Nam triển khai mô hình thành phố thông minh.
Trung tâm điều hành thông minh thành phố Đà Lạt (Trung tâm IOC - Intelligent Operation Center) được tỉnh Lâm Đồng đưa vào hoạt động từ tháng 12/2019. Đây là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai mô hình thành phố thông minh (smart city).
Trung tâm điều hành thông minh thành phố Đà Lạt được xây dựng với mục tiêu cung cấp thông tin toàn diện về các hoạt động đang diễn ra trên địa bàn thành phố.
Từ trung tâm này, lãnh đạo thành phố Đà Lạt có thể nắm được tình hình đang diễn ra trên địa bàn 12 phường và 4 xã trực thuộc thành phố một cách trực quan và liên tục.
Điều này là nhờ hệ thống camera độ phân giải cao được lắp đặt trên các trục đường chính của thành phố Đà Lạt. Tính đến nay đã có khoảng gần 300 camera được tích hợp vào trung tâm điều hành.
Theo lãnh đạo Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Lâm Đồng, tại Đà Lạt không chỉ có hệ thống camera giám sát do thành phố đầu tư. Các hộ dân sinh sống trên địa bàn cũng đang tiến hành quyên góp để lắp đặt camera tại các đường làng, ngõ xóm. Dữ liệu từ hệ thống camera này sẽ được kết nối với chính quyền địa phương để hỗ trợ cho việc đảm bảo an ninh trật tự.
Để gần gũi và phục vụ tốt hơn cho người dân, thành phố Đà Lạt cũng đã triển khai việc số hóa hồ sơ quy hoạch. Theo đó, người dân có thể truy cập vào cổng thông tin công bố quy hoạch của thành phố tại địa chỉ quyhoach.dalatcity.org để tìm kiếm thông tin liên quan đến từng thửa đất.
Đà Lạt cũng phát triển một ứng dụng trực tuyến với tên gọi Đà Lạt Trực tuyến để kết nối với người dân và một ứng dụng khác với tên gọi Dalat City để hỗ trợ cho du lịch.
Thông qua ứng dụng Đà Lạt trực tuyến, người dân có thể phản ánh trực tiếp với chính quyền về những bất cập đang xảy ra trên địa bàn. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn có tính năng lấy số thứ tự để đặt lịch làm việc với bộ phận một cửa, tra cứu, định vị hồ sơ, tra cứu thông tin quy hoạch và trở thành sổ liên lạc điện tử. Tất cả các ứng dụng này đều được tích hợp kết nối hiển thị tại Trung tâm điều hành thông minh (IOC).
Theo lãnh đạo Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Lâm Đồng, điểm khác biệt khi phát triển mô hình thành phố thông minh của Đà Lạt so với các địa phương khác là tại đây triển khai các ứng dụng trước, sau đó mới đến việc tập hợp lại để xây dựng trung tâm điều hành.
Khi phát triển Trung tâm điều hành thông minh (IOC), Đà Lạt cũng đã tham vấn ý kiến đóng góp của nhiều doanh nghiệp CNTT lớn, trong đó có VNPT - đơn vị trực tiếp xây dựng hệ thống này.
Bên cạnh khả năng quản lý và giám sát từ tổng thể đến chi tiết từng tình huống, việc triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) giúp Đà Lạt có thể theo dõi một cách trực quan các chỉ tiêu đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội, chất lượng dịch vụ y tế, tình hình giải quyết thủ tục hành chính cũng như các phản ánh của người dân về những bất cập xảy ra trên địa bàn.
Trong thời gian tới, Trung tâm điều hành thông minh thành phố Đà Lạt sẽ được tích hợp thêm nhiều tính năng nữa như phân tích hành vi, mật độ giao thông, phân tích và cảnh báo về các hiện tượng mất an toàn, hành vi tụ tập đông người, vứt rác không đúng nơi quy định.
Đây sẽ là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng để lãnh đạo thành phố Đà Lạt có thể đưa ra những quyết định xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và đáp ứng nhanh, giải quyết kịp thời các nguyện vọng của người dân.
Đây là thành phố thông minh nhất thế giới, tất cả đều đi trước thời đại Las Vegas đã thiết kế mạng lưới 5G theo cách riêng của mình, hướng đến mục tiêu trở thành một thành phố thông minh. Chào mừng đến với Las Vegas (Tây Ban Nha), thành phố của đèn thông minh, xe hơi tự lái và khởi nghiệp! Rời xa khu vực sầm uất, cách đại lộ Las Vegas 15 phút lái xe, Strip sẽ...