Thành phố tăm tối nhất hành tinh: 40 ngày không có mặt trời, dân số đang giảm vì quá lạnh
Do nằm trong vòng Bắc cực nên cuộc sống vốn đã giá lạnh của thành phố này lại càng thêm khắc nghiệt khi trong mùa đông, mặt trời không xuất hiện suốt 40 ngày khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Thành phố Murmansk nằm ở phía tây bắc nước Nga, là thành phố lớn nhất thế giới nằm trong vòng Bắc cực. Chính vì vậy, nơi đây quanh năm lạnh giá, rét buốt và phủ đầy tuyết trắng. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất đối với người dân sống ở thành phố Murmansk có lẽ là vào mùa đông, khi họ không những phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt mà còn phải chịu cảnh không có mặt trời suốt 40 ngày.
Thành phố Murmansk, nơi không có mặt trời suốt 40 ngày.
Nhiếp ảnh gia Amos Chapple – một nhiếp ảnh gia chuyên chụp những địa điểm nổi tiếng thế giới, đã có chuyến thăm tới thành phố Murmansk. Ông đã sử dụng chiếc điện thoại của mình ở chế độ ban đêm để ghi lại hình ảnh về cuộc sống của người dân nơi đây. Theo ông Amos, từ ngày 2/12/2018 đến ngày 11/1/2019, mặt trời đã không mọc ở thành phố Murmansk.
Thành phố Murmansk được thành lập từ năm 1916 với cái tên khác là Romanov-on-Murman. Khi đó, Sa hoàng Nicholas II của Nga muốn tìm kiếm một bến cảng không có băng để viện trợ chiến tranh tới các đồng minh của Nga nên quyết định xây dựng nên thành phố này. Thế nhưng chỉ sau vài tháng, cuộc cách mạng đã khiến đế chế của Sa hoàng sụp đổ và thành phố được đổi tên thành Murmansk.
Thành phố Murmansk lạnh giá quanh năm do nằm gần Bắc cực.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, thành phố Murmansk một lần nữa trở thành địa thế quan trọng đối với Liên Xô và các đồng minh phương Tây. Nơi đây trở thành tuyến đường chính để cung cấp vật liệu và viện trợ chiến tranh.
Hiện nay, thành phố Murmansk nổi tiếng là một địa điểm du lịch kỳ thú và hấp dẫn với nhiều phong cảnh kỳ vĩ, tuyết trắng phủ dày quanh năm. Ngoài ra, Murmansk cũng là nơi cực thuận lợi để ngắm cực quang.
Video đang HOT
Những tàn tích trong các cuộc chiến tranh nay trở thành địa điểm du lịch tại Murmansk.
Tàu ở Murmansk làm việc không ngừng nghỉ suốt cả ngày để vận chuyển than.
Bầu trời ban ngày nhưng vẫn tối đen như mực vì không có mặt trời.
Một chiếc máy bay từ thời Liên Xô dường như đóng băng trong tuyết.
Tất và ủng là những thứ không thể thiếu tại Murmansk để giữ ấm cơ thể trong lớp tuyết dày cả mét.
Cực quang trên bầu trời ở thành phố Murmansk.
Một chiếc ô tô bỏ quên ngoài trời bị tuyết vùi lấp.
Dân số ở Murmansk đang giảm dần nhưng người dân nơi đây vẫn nói rằng họ thích sống trong không khí lạnh giá của mùa đông. Dù thời tiết khắc nghiệt nhưng cuộc sống nơi đây vẫn khá giàu có và đầy đủ.
"Săn cá" lúc đang ngủ say
Giữa Biển Đông mênh mông, ban đêm, những chiếc tàu lặn chuyên nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu xuống đáy biển hành trình săn cá lúc nó đang ngủ say.
Họ đã ra đòn "chiêu hiểm" mới bắt được những con cá nặng nửa tạ. Nhiều khi, thợ săn phải đối đầu với những đàn cá mập hung dữ, có người đã trở thành miếng mồi bị tấn công.
Thuyền trưởng Võ Thành Tân, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bắt được con cá mú đỏ rất to ở biển Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Hải Luận
Bao vây "sát thủ"
"Đi chuyến này gặp mấy cơn gió mạnh ở giữa Biển Đông, nên ở vùng biển Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) gió thổi quá dữ. Làm cả tháng đạt khoảng 10 tấn cá các loại. Bán cá xong, neo tàu lại ở Hòn Rớ, anh em bạn lên xe về quê Quảng Ngãi chơi 1 tuần, rồi vào đi lặn tiếp. Đi lặn trong mùa giá rét mà kiếm được tấn cá phải "cắn răng" chịu đựng dữ lắm" - Ông Trần Văn Nhân, thuyền trưởng tàu lặn, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, vừa ghé thành phố Nha Trang bán cá, mở đầu câu chuyện săn cá ban đêm với tôi.
Tàu ông Nhân mang các loại thủy sản đang còn sống nuôi nhốt dưới tàu lên bán trước, như: Cá chình, cá bò chít, mú quỹ, tôm hùm, hải sâm..., kiếm gần 100 triệu đồng. Kế tiếp, bán da "nhím biển" (cá nóc): "Con "nhím biển" là loại đặc sản, bắt được nó cũng là một nghệ thuật, vì nó có gai nhọn và hay phình hơi to nên không bỏ vào bao đựng cá được.
Bắt được nó mang lên tàu mổ lấy da phơi khô, giá bán tại cảng 500.000 đồng/kg. Còn bong bóng phơi khô giá 5 triệu đồng/kg. Những nhà hàng sành ăn mới có những thứ này. Thân hình "nhím biển" ướp lạnh đưa vào bờ bán làm thức ăn tôm hùm, đều có tiền cả" - Ông Nhân cho biết.
Ở Việt Nam chỉ có duy nhất người dân xã Bình Châu có truyền thống lặn săn cá ban đêm vùng biển khơi xa Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), Trường Sa... Sau nhiều lần "lên đời" máy hơi, ống hơi, đèn chiếu sáng..., kể cả đóng những chiếc tàu có công suất máy từ 600 - 1.000 mã lực. Họ đã đạt đến kỹ năng săn bắt cá dưới đáy biển ban đêm tới mức "điêu luyện". Chẳng hạn, trước đây, họ thường hay dùng xỉa hoặc súng bắn tên để tiêu diệt con cá, làm theo kiểu này, cá nhanh bị hư, giá bán thấp.
Bây giờ, bắt tay không, vợt, lưới... Mỗi ca lặn 4 - 6 người, để đảm bảo đủ lượng oxy cung cấp cho đội lặn, thuyền trưởng cho hoạt động cả máy chính và máy phụ. Khoảng 7 giờ tối bắt đầu lặn, mỗi ca lặn từ 1 - 2 giờ, sau đó, lên tàu nghỉ ngơi, đội khác xuống lặn. Trung bình mỗi đêm, một người lặn 3 - 4 lần. Từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng, cá ngủ say nhất, đến 4 giờ sáng, cá tỉnh giấc, chạy loạn xạ khó bắt được.
Trước đây, đội săn đêm thường hay lựa chọn bắt những loại cá có giá trị kinh tế cao. Bây giờ, nguồn lợi của biển giảm, dân du lịch đến miền Trung nhiều, bắt loại gì bán cũng có giá. "Đa số cá sống ở rạn đi kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm tìm chỗ ngủ. Tùy từng loại cá để ẩn nấp vào địa hình khác nhau, cá bò chít ngủ xoay đầu vào trong khe đá, mình đến chụp đuôi kéo ra, bỏ vào túi lưới. Con mực nang nó ngủ ép mình dưới đáy biển thì dùng vợt chụp...
Khó nhất là vây đuổi bắt cá chình, vì nó thường nằm trong hang sâu. Gặp những con cá to 5 - 10kg, người phát hiện dùng đèn pin tắt, sáng mấy cái, để báo hiệu đồng đội đến hỗ trợ. Có 4 - 5 người bao vây, giống như đuổi bắt gà. Phía bên vai thợ lặn phải mang bao đựng cá, một tay cầm vợt, một tay cầm đèn pin, mắt quan sát hướng chạy ra để dùng vợt chụp đón đầu. Nếu không tập trung, trong giây lát, nó đã phi qua hang khác ngay. Trong quá trình vây bắt, coi chừng cái miệng của nó sẽ cắn bay ngón tay của thợ lặn, coi như "mất cả chì lẫn chài luôn" - Thợ lặn Nguyễn Trung Dũng tường thuật khá chi tiết.
Gặp những con cá mú to 40 - 60kg, dân lặn gọi là "sát thủ" nằm trong những hang sâu, thợ săn dùng tay giật ống dây hơi và rọi đèn lên mặt nước, báo hiệu trên tàu biết phía dưới đang có "sát thủ", thả lưới xuống cho các thợ săn bao vây. Thuyền trưởng Nhân mô tả: "Loại "sát thủ" này rất mạnh, nó phóng một phát thì đẩy luôn cả người mình văng qua một bên. Mình ở dưới nước yếu gấp nhiều lần so với nó, phải ra hiệu hiệp đồng ăn khớp nhau và dùng thế hiểm mới bắt được.
Sử dụng ba lớp lưới bao vây phía ngoài hang, các lớp lưới cách nhau khoảng 40 - 60 phân (cm). Trận địa đã giăng sẵn, dùng cây hoặc đá ném vào hang cho nó chạy ra. Lực "sát thủ" ban đầu lao ra rất mạnh, lớp lưới thứ nhất có thể bị xé rách, thì có lớp thứ hai, thứ 3 sát bên trùm lại nó. Chỉ làm bằng cách này, nó mới không thoát nổi".
Tranh thức ăn với cá mập hung dữ
Nguy hiểm đối với các thợ lặn là xuống độ sâu, thay đổi áp suất nước, dễ bị chấn thương nặng, thậm chí có nhiều người đã tử vong. Các tàu lặn săn cá ban đêm, họ đã dần rút kinh nghiệm, biết cách xử lý các tình huống. "Sợ nhất là mình say sưa chạy theo con cá vào hang truy đuổi, bị kẹt ở các khe đá không thể ra được, dễ bị mất mạng thay cho con cá" - Thợ săn biển Võ Văn Tiên, xã Bình Châu, cảnh báo là cần phải có điểm dừng. Ban đêm, dưới đáy biển có muôn vàn thứ nguy hiểm xảy ra bất cứ lúc nào: Ví như đụng phải loại cá có độc, rắn độc, các rạn san hô sắc như dao...
Ông Tiên có thâm niên mười mấy năm lặn săn biển ban đêm, kể lại những lần chạm trán với "sát thủ" biển: "Lặn ở rạn mức nước dưới 10m, sản lượng cá ít, nhưng an toàn. Phải "xuống tiên mới có tiền", là ở những vực sâu 20 - 30m, cá sinh sống nhiều trong rạn đá, cũng là chỗ cư ngụ và kiếm ăn của các đàn cá mập.
Gặp mấy con mập búa nó hiền, ít khi tấn công mình. Sợ nhất là mấy con mập xám, khi di chuyển, cái miệng nó cứ há toang hoác ra, thấy cả hàm răng nhọn hoắt. Cá mập xám có trọng lượng từ 20 - 30kg, thường hay đi từng đàn. Loại này hiểm ác lắm, nhiều thợ lặn bị nó tấn công từ dưới đáy lên mặt nước. Cắn phát đầu tiên có máu chảy ra, càng kích thích mạnh, nó càng lao vào cắn khắp cả người. Những lúc như thế này phải cố ngoi lên khỏi mặt nước để tàu đến cứu, ở dưới lâu coi chừng thành miếng mồi ngon cho nó".
Da khô "nhím biển" (cá nóc) được cân bán tại cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang. Ảnh: Hải Luận
- Có cách nào tránh né cá mập ban đêm ở dưới đáy biển không? - Tôi hỏi.
- Vùng biển "động tiên" là lãnh thổ của nó, mình tới lùng sục săn bắt cá, chẳng khác nào đi tranh giành thức ăn và xâm chiếm đất đã có "sổ đỏ" của đàn cá mập đói. Tôi đã nhiều lần đụng độ con cá mập to khoảng 2 tạ, dài ngoằng. Loại này gọi là "chúa biển", không sợ gì hết, nó đi một mình, cứ bơi xẹc qua, xẹc lại trước mặt. Gặp "chúa biển", tốt nhất nằm im lìm dưới đáy biển, bấm đèn pin vào mắt nó. Nó vẫn quần đảo nhiều vòng trên đầu mình ở khoảng cách rất gần, đừng bao giờ có hành động nào kích động đến nó, nó sẽ xé xác mình ra ngay lập tức.
Mối nguy hiểm khác mà các thợ lặn ban đêm thường hay gặp là cá đuối khổng lồ. "Có những con to, xòe rộng ra 2 sải tay người lớn, lượn trên đầu giống như chiếc máy bay tàng hình. Loại này nó không cắn như cá mập, nhưng coi chừng cái đuôi dài mấy mét là "vũ khí" có độc của nó, quất vào người không khác gì bị cá mập tấn công" - Ông Tiên tả lại.
Hải Luận
Lịch sử Las Vegas - từ sa mạc nắng cháy đến thành phố giải trí sầm uất bậc nhất thế giới Las Vegas trong suy tưởng của nhiều người là một thành phố ăn chơi bậc nhất với hệ thống casino hoành tráng. Tuy nhiên, Las Vegas không chỉ có casino, nó còn có vô vàn những điều thú và sở hữu 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thể giới. Nhìn Las Vegas bây giờ, ít ai ngờ rằng trước đây nó...