Thành phố Nhật tiêm chủng kiểu ‘đi từng ngõ, gõ từng nhà’
Thảm họa kép động đất – sóng thần năm 2011 đẩy các quan chức thành phố Soma từ những người làm việc bàn giấy thành chuyên gia quản lý khủng hoảng. Những bài học năm xưa đang được vận dụng khi Soma bị COVID-19 tấn công.
Trung tâm tiêm chủng của Soma là một nhà thi đấu thể thao được trưng dụng – Ảnh: REUTERS
Thành phố Soma nằm cách Tokyo khoảng 240km đang dẫn đầu Nhật Bản về tỉ lệ tiêm vắc xin ( vaccine) ngừa COVID-19 cho người lớn tuổi. Đô thị nhỏ chỉ có khoảng 35.000 dân này đã bị tàn phá nặng trong thảm họa kép năm 2011 với hơn 450 người thiệt mạng.
Bài học được các quan chức Soma rút ra từ thảm họa là vạch ra các kịch bản và truyền đạt chúng rõ ràng tới người dân, phối hợp các nguồn lực có sẵn và tập trung những người bị ảnh hưởng về một khu vực để dễ quản lý.
Trong dịch COVID-19, thành phố chủ động hơn cả chính quyền trung ương khi thành lập trung tâm tiêm chủng lớn và bảo vệ đội ngũ y tế địa phương.
Video đang HOT
“Lên kế hoạch” dường như là từ khóa của lãnh đạo các thành phố này. Vào tháng 12 năm ngoái, khi chưa có loại vắc xin nào được phê duyệt, thành phố Soma đã diễn tập tiêm chủng toàn thành phố.
Soma không tổ chức đăng ký tiêm qua Internet mà gọi người dân đi tiêm theo từng khu phố. Điều này là do đối tượng tiêm ưu tiên là người lớn tuổi, không rành về công nghệ. Với những người không thể tự đi lại, chính quyền tổ chức xe đưa rước tận nơi ở.
Theo hãng tin Reuters, cách làm truyền thống này giúp thành phố đến nay đã tiêm hơn 84% người cao tuổi, cao hơn tỉ lệ 28% của cả Nhật Bản. Việc tổ chức đăng ký qua Internet được cho là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ người cao tuổi đi tiêm thấp.
“Cách làm của thành phố rất tuyệt. Chỉ cần nghe thông báo ngày này giờ này tới tiêm”, ông Tamio Hayashi, 77 tuổi, kể với Reuters sau khi tiêm xong liều vắc xin thứ hai cùng vợ.
Nhân viên y tế tại điểm tiêm được trang bị kỹ năng khi tiêm cho người lớn tuổi. Họ dán 2 áp phích màu sắc tại điểm tiêm để giúp những người không phân biệt được bên trái hoặc bên phải định hướng.
“Chiến lược tiêm chủng luôn cần điều chỉnh để phù hợp văn hóa và bối cảnh địa phương”, chuyên gia Kenji Shibuya nêu quan điểm.
Phó thị trưởng thành phố Soma, ông Abe Katsuhiro cho biết kinh nghiệm từ thảm họa năm 2011 đã hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19. Một nguyên nhân khác là Soma ít dân nên dễ tổ chức và huy động nguồn lực hơn các thành phố lớn.
Sau thảm họa, người dân Soma đã biết quan tâm lẫn nhau hơn, các quan chức thành phố cũng quen với việc chuyển từ công việc bàn giấy sang xử lý khủng hoảng, ông Abe giải thích.
Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide muốn toàn bộ người cao tuổi ở Nhật được tiêm chủng vào tháng 7 và tất cả người trưởng thành vào tháng 11 năm nay. Theo Reuters, để làm được điều này, Nhật cần nâng tốc độ tiêm lên hơn 1 triệu liều mỗi ngày.
Nhật Bản coi 3 tuần tới là thời điểm quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh
3 tuần tới sẽ là thời điểm quan trọng để đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 và ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Đây là khẳng định được Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đưa ra ngày 28/5 sau khi ông quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp ở 9 tỉnh/thành của nước này, trong đó có thủ đô Tokyo, cho đến ngày 20/6.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 20/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa Olympic Tokyo sẽ khai mạc. Phát biểu tại cuộc họp cùng ngày với nhóm chuyên gia cố vấn, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Yasutoshi Nishimura, người phụ trách công tác ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản, nhấn mạnh số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao và nhiều bệnh viện không đủ giường bệnh cho các bệnh nhân COVID-19, nhất là ở khu vực Kansai.
Trong khi đó, số ca nguy kịch trên toàn quốc ở mức 1.400 ca, đặt toàn bộ hệ thống y tế vào tình trạng căng thẳng. Mặt khác, vào thời điểm hiện nay, cảnh giác cao độ là rất cần thiết khi có nhiều quan ngại về nguy cơ biến thể xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ có thể sẽ lan rộng hơn tại Nhật Bản.
Trước tình hình trên, ban tổ chức Olympic Tokyo cho biết các thành viên trong đoàn tham dự Olympic của Ấn Độ và 5 nước Nam Á khác gồm Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives và Nepal sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước khi diễn ra Thế vận hội mùa Hè này. Hiện cả 6 nước trên đều nằm trong danh sách hạn chế cao nhất của Nhật Bản nhằm phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), các ủy ban Olympic quốc gia của 6 nước đã nhất trí tiến hành thêm xét nghiệm đối với các thành viên tham dự, ngoài hai xét nghiệm được thực hiện trong vòng 96 giờ sau khi đến Nhật Bản như các quy định hiện hành. Chi tiết về việc thực hiện thêm xét nghiệm chưa được công bố.
Các nhà tổ chức Olympic Tokyo 2020 từ chối cho biết liệu các phóng viên hay những người khác tham gia Thế vận hội sắp tới đến từ 6 nước trên có phải tiêm vaccine trước khi đến Nhật Bản hay không. Theo họ, vấn đề này vẫn đang được tham vấn với nhà chức trách.
IOC mong muốn có 80% những người ở làng Olympic trong thời gian diễn ra giải đấu thể thao lớn nhất thế giới này được tiêm phòng trước khi đến Nhật Bản.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Australia cho biết sau khi triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 2, nước này đã tiêm được hơn 4 triệu liều. Trước đó, chính phủ nước này đặt mục tiêu đến cuối tháng 3 vừa qua, 4 triệu người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Hiện bang Victoria của Australia đang bước vào đợt phong tỏa lần thứ 4. Tuy nhiên, tình hình hiện nay ở bang này "rất khác" so với đợt phong tỏa kéo dài 112 ngày hồi tháng 7/2020 khi làn sóng lây nhiễm thứ hai ập tới khiến bang này có số bệnh nhân tử vong cao nhất cả nước - hơn 800 trong tổng số 910 người tử vong. Theo ông Paul Kelly, quan chức cấp cao phụ trách y tế của Australia, bày tỏ quan ngại về các ca nhiễm mới ở Victoria liên quan đến biến thể dễ lây lan hơn. Hiện lực lượng chức năng đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Biden: Không để quốc tế công nhận Kim Jong-un Biden bác cách tiếp cận Triều Tiên của Trump và tuyên bố không để Kim Jong-un được quốc tế công nhận hợp pháp như mong muốn của lãnh đạo này. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ở Nhà Trắng hôm 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden viện dẫn các cuộc gặp của người tiền nhiệm...