Thành phố New York sẽ tính phí đi lại trong trung tâm để giảm ách tắc giao thông
Với mức phí mà người lái xe phải trả lên tới 23 USD/ngày, số lượng ô tô tham gia giao thông tại quận Manhattan (thành phố New York, Mỹ) dự kiến giảm 15-20%.
Phương tiện tham gia giao thông trong hầm Lincoln của thành phố New York ngày 4/7. Ảnh: Reuters
Theo báo Anh Guardian, thành phố New York muốn thu phí hàng ngày đối với các phương tiện di chuyển trong khu thương mại trung tâm, nằm khoảng giữa Đường 60 ở trung tâm Manhattan và công viên Battery phía nam quận này.
Video đang HOT
Những người lái xe ô tô có thể trả phí tham gia giao thông từ 9 đến 23 USD vào giờ cao điểm, trong khi phí tính nếu để xe qua đêm trong trung tâm là 5 USD.
Nếu chính sách được ban hành, thành phố New York – nơi có giao thông tắc nghẽn nhất ở Mỹ – sẽ trở thành thành phố lớn đầu tiên của “xứ sở cờ hoa” áp dụng trả phí đi lại kiểu này đối với xe ô tô.
Trước đó, các nhà lập pháp New York đã thông qua kế hoạch tính phí vào năm 2019, và ban đầu bộ luật này dự kiến có hiệu lực vào năm 2021. Tuy nhiên, chính phủ liên bang dưới thời Tổng thống Donald Trump đã không có bất kỳ hành động nào.
Cơ quan Quản lý Đường cao tốc Liên bang (FHWA) ngày 10/8 cho biết họ đã phê duyệt đánh giá môi trường cần thiết. Cơ quan này sẽ xem xét các ý kiến đóng góp của công chúng tới trước ngày 9/9.
Cơ quan Giao thông Đô thị (MTA) cho biết thêm mức phí có thể có hiệu lực trong vòng 10 tháng sau khi được phê duyệt. Khoảng thời gian chờ đợi sẽ được dành cho công tác thiết kế và triển khai hệ thống. Giám đốc điều hành MTA Janno Lieber nói: “Việc áp phí tắc nghẽn giao thông sẽ có lợi cho môi trường, phương tiện công cộng, New York và khu vực”.
Theo báo cáo đánh giá môi trường công bố ngày 10/8, áp dụng phí đi lại sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng và nâng cao tỷ lệ sử dụng phương tiện công cộng thêm 1-2%. Đồng thời, việc thu phí sẽ mang lại nguồn thu từ 1 – 1,5 tỷ USD/năm để cải thiện chất lượng dịch vụ phương tiện giao thông công cộng.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trình diện trước Tổng Chưởng lý New York
Ngày 10/8, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Văn phòng Tổng Chưởng lý New York ở Hạ Manhattan để trả lời thẩm vấn trong khuôn khổ một cuộc điều tra dân sự về hoạt động kinh doanh của gia đình ông.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng Chưởng lý New York Letitia James sẽ xem xét liệu tập đoàn Trump Organization có thổi phồng các giá trị bất động sản thực hay không.
Ông Trump và 2 người con cả, ông Donald Trump Jr. và bà Ivanka Trump, đã tìm cách tránh ra khai báo nhưng không thành.
Tuy nhiên, khi đến nơi, ông Trump đã từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến cáo buộc gian lận trong hoạt động kinh doanh của gia đình. Ông cho biết ông "không có lựa chọn nào khác" ngoài việc phải viện dẫn tu chính án thứ 5, cho phép công dân được giữ im lặng để bảo vệ mình trong các cuộc thẩm vấn.
Người phát ngôn của Tổng Chưởng lý James và luật sư của ông Trump cũng hiện chưa bình luận gì về việc này.
Trước đó, Tổng Chưởng lý James cho biết cuộc điều tra của bà đã phát hiện bằng chứng thuyết phục rằng tập đoàn Trump Organization, đang quản lý nhiều khách sạn, sân golf và các bất động sản thực khác, đã thổi phồng giá trị tài sản nhằm nhận được các khoản vay lớn và hạ thấp giá trị tài sản này để được giảm tiền nộp thuế. Ông Trump đã bác bỏ mọi sai trái và cáo buộc cuộc điều tra của Tổng Chưởng lý New York mang động cơ chính trị.
Cuộc thẩm vấn trên diễn ra vài ngày sau khi Cơ quan Điều tra liên bang (FBI) đã tiến hành lục soát nhà riêng của ông Trump tại bang Florida, trong khuôn khổ cuộc điều tra về cáo buộc ông đã mang trái phép các tài liệu mật từ Nhà Trắng về đây sau khi rời nhiệm sở tháng 1/2021.
Bác sĩ ở Mỹ cưỡng hiếp 6 bệnh nhân Ngày 29/7, một nhà thần kinh học ở Manhattan, New York (Mỹ) bị kết án vì tội cưỡng hiếp và tấn công tình dục 6 bệnh nhân. Trong phiên tòa kéo dài một tháng, Ricardo Cruciani (68 tuổi) khai rằng ông ta đã thao túng, lạm dụng và còn khiến các nạn nhân nghiện thuốc giảm đau để họ phải phụ thuộc vào...