Thành phố nào trên thế giới hủy sự kiện đón Năm mới vì COVID-19?
Tưởng chừng như cuối năm nay, cả thế giới có thể đón Năm mới trong tiếng reo hò. Tuy nhiên, biến thể Omicron đã dội gáo nước lạnh vào hy vọng đó khi một loạt thành phố ở khắp các nước quyết định hủy bỏ các sự kiện chào Năm mới.
Sau đây là các thành phố đã hủy sự kiện đón Măm Mới.
Người dân mua sắm tại một chợ Giáng sinh ở Berlin, Đức, ngày 3/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 21/12, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo Đức sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế tiếp xúc nghiêm ngặt để ngăn chặn COVID-19 lây lan từ ngày 28/12 và cấm tụ tập đêm Giao thừa.
Điều đó có nghĩa là không có đám đông lớn tụ tập xem pháo hoa ở thủ đô Berlin, cũng như ở các điểm tập trung lớn khác như Munich và Frankfurt.
Ông Scholz nói rằng từ ngày 28/12, quy mô các cuộc gặp gỡ sẽ chỉ giới hạn ở tối đa 10 người, cho dù đã tiêm phòng hay vừa khỏi bệnh. Trẻ em từ 13 tuổi trở xuống được miễn áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp xúc mới.
Edinburgh
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết các lễ kỷ niệm đêm Giao thừa ở Scotland sẽ bị hủy bỏ.
Trong một tuyên bố, bà Sturgeon đã giải thích chi tiết về những biện pháp phòng chống dịch sau lễ Giáng sinh đối với các sự kiện lớn nhằm làm giảm tốc độ biến thể Omicron lây lan.
Bà Sturgeon cho biết: “Động thái này cũng có nghĩa là rất tiếc rằng lễ Hogmanay quy mô lớn sẽ không diễn ra. Tôi biết điều này sẽ gây thất vọng như thế nào đối với những người mong đợi những sự kiện này”.
Video đang HOT
London
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Thị trưởng London Sadiq Khan đã đăng trên Twitter vào ngày 20/12, thông báo rằng đã hủy bỏ sự kiện đêm Giao thừa dự kiến diễn ra ở London do lo ngại về dịch bệnh.
Ông nói: “Do các ca mắc COVID-19 gia tăng, chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là hủy sự kiện của chúng ta ở Quảng trường Trafalgar. Sự an toàn của tất cả người dân London phải được đặt lên hàng đầu”.
Theo dự kiến ban đầu, lễ đón Năm mới tại Quảng trường Trafalgar dự kiến sẽ có 6.500 người. Nhưng thay vào đó, ông Sadiq Khan cho biết kênh BBC One sẽ phát sóng một chương trình vào lúc nửa đêm.
New Delhi
Chính quyền lãnh thổ liên hiệp Delhi của Ấn Độ, bao gồm thủ đô New Delhi, đã tuyên bố cấm tất cả các cuộc tụ tập xã hội, văn hóa, chính trị và lễ hội cho đến khi có thông báo mới vì các ca mắc COVID-19 gia tăng.
Tất cả các quan chức phải đảm bảo rằng không có sự kiện văn hóa, tụ tập, hội họp nào diễn ra để kỷ niệm Giáng sinh hoặc Năm mới trong khu vực.
Các quán bar và nhà hàng sẽ chỉ được phép hoạt động với 50% công suất.
Paris
Paris lung linh trước lễ Giáng sinh nhưng sẽ không tổ chức sự kiện vào đêm Giao thừa. Ảnh: AFP
Paris đã hủy bỏ màn bắn pháo hoa truyền thống trên Đại lộ Champs-Elysées để chào đón Năm mới vì số ca mắc COVID-19 gia tăng.
Văn phòng thị trưởng thông báo: “Sẽ không có bắn pháo hoa và cũng không may là sẽ có bất kỳ DJ nào”.
Ngày 17/12, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết các bữa tiệc công cộng lớn và pháo hoa sẽ bị cấm vào đêm Giao thừa và khuyến cáo rằng ngay cả những người đã tiêm vaccine cũng cần tự xét nghiệm trước khi cùng nhau tham gia các bữa tiệc cuối năm.
Rio de Janeiro
Ngày 18/12, trên Twitter, Thị trưởng Eduardo Paes cho biết các lễ đón Giao thừa ở Rio de Janeiro đã bị hủy bỏ vì lo ngại về COVID-19 gia tăng.
Ông viết trong một dòng tweet: “Chúng tôi tôn trọng khoa học. Vì có nhiều ý kiến khác nhau giữa các ủy ban khoa học, chúng tôi sẽ luôn tuân theo những biện pháp nghiêm ngặt nhất. Tôi rất buồn khi đưa ra quyết định này, nhưng chúng ta không thể tổ chức lễ đón Năm mới mà không được giới chức y tế đảm bảo. Rất tiếc, chúng ta không thể tổ chức một bữa tiệc quy mô như vậy, trong đó chúng ta phải chi rất nhiều tiền cho công tác hậu cần liên quan, không có thời gian tối thiểu để chuẩn bị”.
Rome
Người dân di chuyển trên đường phố tại Rome, Italy, ngày 11/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ở Italy, Rome là một trong số các thành phố đã quyết định hủy bỏ các lễ hội vì những lo ngại về COVID-19.
Vùng Campania cũng đã cấm tiệc tùng và uống rượu ở các khu vực công cộng từ ngày 23/12 đến ngày 1/1/2022.
Venice cũng hủy bỏ các buổi hòa nhạc ngoài trời và bắn pháo hoa đêm Giao thừa.
Omicron khiến người dân châu Âu 'phá sản' kế hoạch Giáng sinh năm thứ 2 liên tiếp
Trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan nhanh, các quy định hạn chế được dựng lên đã phá tan những hy vọng về trở lại nhịp sống bình thường trong mùa lễ hội Giáng sinh năm nay.
Một khu trợ Giáng sinh ở Schwerin, Đức bị đóng cửa từ đầu tháng 12/2021. Ảnh: Zuma Press
Từ những ngày nghỉ tại Tây Ban Nha cho tới không khí chào mừng ở Hy Lạp hay những buổi biểu diễn xiếc ở Đức - tất cả đều bị đảo lộn do diễn biến dịch bệnh. Năm thứ hai liên tiếp truyền thống đón mừng Giáng sinh ở châu Âu không thể diễn ra như bình thường. Bùng phát lây nhiễm mới kéo dài từ hồi mùa thu năm nay đã làm phá sản mùa nghỉ lễ, với việc chính quyền các nước trong khu vực siết chặt quy định hạn chế nhằm tránh tình cảnh quá tải bệnh viện.
Lo ngại gia tăng khi xuất hiện những đánh giá cho rằng Omicron - với đặc tính lây nhiễm mạnh hơn, sẽ sớm trở thành biến thể thống trị ở châu Âu. Với các gia đình và doanh nghiệp châu Âu, điều này đồng nghĩa với hoạt động tụ tập, lễ hội, đi nghỉ dịp lễ đang bị tiết giảm, hoặc buộc phải hủy bỏ. Thay vì xếp hàng mua quà tặng, người châu Âu giờ đây đi xếp hàng để tiêm mũi tăng cường.
Chính phủ Anh - nước mới đây áp dụng trở lại nhiều quy định hạn chế để ngăn ngừa Omicron, cho biết số ca nhiễm do biến thể mới có xu hướng tăng gấp đôi sau mỗi hai ngày. Anh trong ngày 15/12 ghi nhận số ca nhiễm cao kỉ lục kể từ khi dịch bùng phát. Đan Mạch và Na Uy trong tuần này cũng đã ban hành các quy định mới, trong đó có lệnh giới nghiêm vào ban đêm. Pháp cho đóng cửa hộp đêm, công bố kế hoạch hạn chế khách nhập cảnh đến từ Anh bắt đầu từ ngày 18/12. Tại Đức, các chính trị gia đang thảo luận xem có nên áp dụng tiêm vaccine ngừa COVID-19 là bắt buộc hay không.
"Tôi có thể hình dung được rằng có rất nhiều người trong số các bạn cảm thấy buồn khi biết rằng kỳ Giáng sinh năm nay một lần nữa lại bị đại dịch phủ bóng đen. Chính tôi cũng vậy", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu ngày 16/12.
Khắp châu Âu, quy định siết chặt cùng với những bất chắc mới đang tấn công vào cộng đồng dân cư vốn đã mỏi mệt vì dịch bệnh. Một số tỉnh tại Đức, chính quyền đã ban hành lệnh đóng cửa các khu trợ Giáng sinh, cấm đốt pháo hoa và tụ tập đông người trong các sự kiện đón mừng năm mới. Tại Pháp, điện Elysee hủy kế hoạch tổ chức tiệc năm mới, còn các buổi hòa nhạc Giáng sinh cũng được gác lại trên phạm vi cả nước.
Dãy bàn ăn vắng khách trong một nhà hàng ở khu trung tâm London, nơi chính quyền áp đặt các quy định hạn chế mới để ngăn chặn lây nhiễm do biến thể Omicron. Ảnh: Zuma Press
Cath Colbridge, 50 tuổi, làm việc tại một trường tiểu học ở ngôi làng Cefn Cribwr thuộc xứ Wales, cho biết bà và chồng đã phải hủy kế hoạch đi nghỉ Giáng sinh ở Tây Ban Nha do khách sạn ở đó đóng cửa. Đây là lần thứ 6 bà phải hủy kế hoạch đi nghỉ kể từ khi COVID-19 bùng phát, trong đó có ba lần hủy chiến đi tới New York, Mỹ do những thay đổi trong quy định phòng chống dịch, xuất nhập cảnh.
"Tôi rất bực bội trước việc liên tục thay đổi quy định về đi lại. Tình hình bi đát tới mức giờ chúng tôi đã quyết định từ bỏ ý định đi nghỉ ở nước ngoài, thay vào đó là mua một chiếc xe van kiểu ngôi nhà di động để có thể đi nghỉ đâu đó ít ngày", bà Colbridge nói.
Cách đó hơn 1.600 km, virus Omicron cũng khiến một nhóm cổ động viên bóng đá Berlin phải thất vọng. Theo truyền thống, người hâm mộ câu lạc bộ 1. FC Union Berlin sẽ tới tự tập tại sân vận động An der Alten Frsterei, đốt nến và hát những bài hát Giáng sinh. Nhưng cũng như năm ngoái, sân vận động "sẽ một lần nữa lại vắng lặng và tối om trong ngày 23/12", thông cáo của câu lạc bộ viết.
Nhiều truyền thống đón Giáng sinh khác cũng bị đứt gãy. Sau khi phải hủy dịp lễ 25 năm hồi năm ngoái, lễ hội biểu diễn xiếc Giáng sinh tại Offenburg một lần nữa lại không thể diễn ra. Trên bán đảo Halkidiki thuộc Hy Lạp, giới chức địa phương cũng thu hẹp quy mô đón mừng Giáng sinh công cộng do số ca nhiễm mới tăng cao. Tại Les Pieux, miền bắc nước Pháp, chính quyền yêu cầu các nhà tổ chức khoanh vùng khu trợ Giáng sinh bằng hàng rào, có bố trí nhân viên an ninh tại các điểm ra vào để kiểm soát chứng nhận vaccine.
Ngành bị ảnh hưởng lớn nhất là khách sạn, dịch vụ lưu trú. Tại Anh, hiệp hội lưu trú nước này thông báo doanh thu trong tháng này sẽ giảm 40% so với thời điểm tiền đại dịch. Ở Đức, 9/10 nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú đều phải đối diện với tình cảnh hủy đặt chỗ dịp Giáng sinh. "Tình cảnh của ngành lưu trú ngày một tệ. Các công ty đã và đang trải qua làn sóng hủy chỗ quy mô lớn. Nhiều doanh nghiệp không thể hoạt động cầm cự", ông Guido Zollick, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng và khách sạn Đức (DEHOGA) chia sẻ.
Đức khẳng định không đóng cửa biên giới nội khối EU Ngày 22/12, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock khẳng định bất chấp sự bùng phát mạnh mẽ của biến thể Omicron, Đức không mong muốn biên giới châu Âu thêm một lần nữa phải đóng cửa. Nhân viên kiểm tra chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 của khách hàng tại trung tâm thương mại ở Berlin, Đức, ngày 3/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên...