Thành phố được mệnh danh là đường lên cõi niết bàn
Nhiều người dân Ấn Độ tìm đến thành phố này để giã biệt cuộc sống với mong muốn được lên cõi niết bàn.
Người Hindu tin rằng, nếu được hỏa táng ở Varanasi, họ sẽ đạt đến cảnh giới moksha và thoát khỏi kiếp luân hồi. Bằng cách này, họ sẽ không tái sinh mà lên thẳng cõi niết bàn. Con đường dẫn tới giác ngộ bắt đầu từ những bậc đá dốc đứng bên bờ sông, nơi nghi lễ hỏa táng diễn ra.
Thi thể người chết đường mang diễu qua các con phố, rồi xuống sông Hằng trong tiếng tụng kinh, sau đó được hỏa táng ngay bên bờ sông.
Với tín ngưỡng này, Varanasi trở thành nơi “kinh doanh cái chết”. Các khách sạn như Kashi Labh Mukti Bhavan mọc lên để đáp ứng nhu cầu của những người chờ chết trong vòng 15 ngày.
Tro cốt được thả xuống sông Hằng, nơi người sống vẫn tắm rửa, giặt giũ. Sông Hằng vì thế bị ô nhiễm đến mức Thủ tướng Narendra Modi đã có kế hoạch làm sạch dòng sông vào tháng 10/2019 nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh Mahatma Gandhi. Mặc dù vậy, tắm trên sông Hằng vẫn được coi là cách để tẩy trần.
Ở Varanasi còn diễn ra buổi lễ Ganga Aarti ấn tượng vào lúc hoàng hôn để dâng lên thần Shiva và sông Hằng. Các thầy tu quay tròn những chiếc đèn đầy khói và hát.
Hàng nghìn người chứng kiến buổi lễ trên thuyền và ở các bậc thang bên bờ sông, hay từ ban công, mái nhà gần đó. Cuối buổi lễ, các thầy tu đổ nước xuống sông và cầu nguyện.
Video đang HOT
Người ta thả hàng trăm đài hoa và nến xuống sông Hằng trong đêm diễu hành.
Trong khi đó, những con bò ì ạch trên những bậc thang dẫn tới Varanasi, dưới đất đầy phân, rác rưởi và thức ăn.
Quanh Varanasi còn có những phòng thiền, tập yoga và các quầy bán hàng.
Ở đây đặc trưng với món terra cotta sữa chua có vị nghệ tây và hồ trăn.
Đặc biệt là các quầy bán trà, nơi người bán hàng luôn chào mời khách uống thử một tách.
Trong tang lễ, người ta vẫn bắt gặp cảnh thanh thiếu niên chụp ảnh selfie cạnh đám hỏa táng của người bà con, những phụ nữ giặt áo bên bờ sông, hay nhóm đàn ông vừa la hét và lấy tay đập vào những con bò để lùa chúng đi.
Theo Zing
Hong Kong hết đất để chôn người chết
Mật độ dân cư dày đặc ở Hong Kong không chỉ tạo ra cuộc khủng hoảng đất đối với những người đang sinh sống, mà còn cả với những người quá cố.
Trước tình trạng dân số bị già hóa và mỗi năm số người chết lại tăng lên, đất đai nói chung và đất nghĩa trang ngày càng trở thành một thứ xa xỉ đối với người dân Hong Kong. Những tòa nhà chọc trời chen kín nhiều khu vực của đặc khu hành chính này.
Những ngọn đồi nghĩa trang cũng chẳng còn một chỗ trống và nằm ngay sát các tòa chung cư.
Từ những năm 1960, chính quyền Hong Kong đã khuyến khích người dân hoả táng thay vì chôn cất người chết theo phong tục truyền thống. Trong 50 năm qua, tỷ lệ hoả táng tại đây đã tăng lên đến 90%.
Tuy nhiên, giờ đây, ngay cả việc tìm đất trống để xử lý tro cốt của người đã mất cũng trở nên khó khăn hơn. Dù một số gia đình đã lựa chọn rải tro trong các công viên công cộng hay dọc bờ biển, phần lớn người dân vẫn muốn giữ phong tục truyền thống, đó là có một mảnh đất hiện hữu để chôn cất và thăm viếng tổ tiên.
Vào những ngày lễ, họ luôn muốn mang tiền, thức ăn và các đồ cúng khác đến thắp hương cho người đã khuất.
Trong hình, một người phụ nữ vừa khấn vừa cầm một gói vàng mã để cúng cho người cha của cô tại một khu chứa hài cốt tư nhân ở Hong Kong.
Một cụ bà đang đi lên cầu thang tại Tu viện Vạn Phật, một ngôi chùa và điểm tham quan du lịch ở Hong Kong. Tại đây có một trong hơn 120 nhà chứa tro cốt mà chính quyền Hong Kong cho là bất hợp pháp vì vi phạm quy định quy hoạch và sử dụng đất.
Ngọn đồi mộ nằm giữa một sân bóng và những tòa nhà cao tầng.
Một người đàn ông đi qua một bức tường có các lỗ hổng để chứa hài cốt hỏa táng tại một nghĩa trang công cộng.
Để giải quyết vấn đề thiếu nghĩa trang, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau cho các gia đình bày tỏ sự thành kính với người đã khuất.
Chính quyền đã thiết lập một trang web tưởng niệm mà tại đó các gia đình có thể thăm viếng người đã khuất bằng những đồ cúng ảo.
Một phòng thí nghiệm đặc biệt cũng được lập ra với chức năng biến hài cốt thành đá quý để các gia đình có thể lưu giữ tại nhà hoặc thậm chí giữ bên mình như một món đồ trang sức.
Trong hình, một góc nghĩa trang ở đảo Cửu Long.
Betsy Ma, giám đốc bán hàng tại Dịch vụ Tang lễ Sage, cho thấy những hạt đá được kết tinh từ tro hỏa táng có thể được sử dụng làm đá quý để tưởng nhớ người đã khuất.
Hong Kong hiện là một trong những nơi có mật độ dân cư cao nhất thế giới, với diện tích gần 78 km vuông nhưng chứa đến hơn một triệu người.
Duyên Nguyễn
Ảnh: AP
Theo VNE
Hơn 20 máy bay va chạm trong đêm do đèn laser từ mặt đất Theo Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ, hơn 20 máy bay đã va chạm trên không chỉ trong đêm 11/11 do ảnh hưởng từ các đèn laser chiều từ mặt đất. Đèn laser có thể khiến phi công bị mất tập trung, thậm chí gây ra mù tạm thời trong quá trình điều khiển máy bay Báo cáo từ Cơ quan Hàng...