Thanh niên Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị lừa tiền khi tìm việc làm qua mạng
Lợi dụng tình trạng khan hiếm việc làm, những kẻ lừa đảo trực tuyến yêu cầu nhiều người trẻ trả khoản phí khổng lồ để đảm bảo có việc làm.
Sinh viên tốt nghiệp tham dự hội chợ việc làm tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Thượng Hải ngày 16/10/2023. Ảnh: Xinhua
Những người trẻ khao khát tìm kiếm một công việc ở Trung Quốc đang ngày càng có nguy cơ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến, hứa hẹn cho họ công việc ổn định sau khi phải trả một khoản phí khổng lồ.
Theo thông tin từ kênh truyền thông Trung Quốc Sina Tech vào tháng 2/2024, các hoạt động bất hợp pháp này đang tràn lan trên các trang tuyển dụng và mạng xã hội nước này. Những kẻ lừa đảo đóng giả thành các công ty tư vấn việc làm và đăng thông tin chi tiết về các cơ hội việc làm được trả lương cao, đôi khi còn có công việc ở các doanh nghiệp nhà nước.
Khi những người trẻ nộp đơn vào các công ty, họ mới phát hiện ra rằng mình sẽ bị tính thêm “phí dịch vụ”. Mức phí khác nhau tùy thuộc vào công việc được quảng cáo và loại hình công ty.
Ví dụ, đối với một vị trí ở công ty tư nhân lớn, người tìm việc có thể phải trả 10.000 nhân dân tệ (hơn 34 triệu đồng), trong khi phí cho một vị trí ở doanh nghiệp nhà nước có thể lên tới 200.000 nhân dân tệ (hơn 686 triệu đồng). Đặc biệt, với một vị trí ở cơ quan nhà nước được hứa hẹn sẽ vào biên chế, được trợ cấp nhà ở, chế độ ổn định và ít nguy cơ thất nghiệp thì mức phí sẽ là 450.000 nhân dân tệ (hơn 1,5 tỷ đồng).
Bên dưới một bài đăng trên nền tảng Xiaohongshu từ một công ty tư vấn có trụ sở tại tỉnh Cát Lâm, hàng chục người đã để lại bình luận xin thông tin chi tiết về công việc. Một số người trong đó còn hỏi về mức phí phải trả.
Sự hấp dẫn của những lời mời gọi việc làm như vậy là điều dễ hiểu, khi giới trẻ Trung Quốc đang phải cạnh tranh tìm việc làm ngày càng khốc liệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao.
Video đang HOT
Theo dữ liệu mà Cục thống kê Trung Quốc công bố vào tháng 12/2023, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 16 – 24 tuổi, không bao gồm sinh viên, là 14,9%. Trước đó, vào tháng 6/2023, con số này ở mức 21,3%.
Các ngành công vụ (thi công chức) được coi là một trong những nơi sử dụng lao động ổn định nhất Trung Quốc. Năm 2024, số người đăng ký thi tuyển vào các vị trí này đạt mức kỷ lục 2,83 triệu người.
Công ty ở Cát Lâm nói trên quảng cáo mức lương hàng tháng của công việc này là từ 5.000 nhân dân tệ đến 8.000 nhân dân tệ (từ 17-27 triệu đồng), cao hơn một chút so với mức trung bình ở thủ đô.
Công ty nói với những người tìm việc rằng họ có thể giúp các ứng viên vượt qua vòng đầu tiên với bài kiểm tra viết và hứa rằng họ sẽ đi thẳng vào vòng phỏng vấn thứ hai rồi dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, hợp đồng mà họ yêu cầu người tìm việc ký cho thấy đó chỉ là lừa đảo.
Công ty này yêu cầu người tìm việc phải trả toàn bộ phí trong 48 giờ trước cuộc phỏng vấn, với tuyên bố từ chối trách nhiệm rằng họ không đưa ra bất kỳ lời hứa nào về kết quả của các cuộc phỏng vấn.
Meng Bo – Luật sư của Công ty Luật Jingsh tại Bắc Kinh – cho biết, hợp đồng này đương nhiên không hợp lệ vì vi phạm pháp luật. Các công ty đã phạm tội lừa đảo bằng cách rao bán việc làm tràn lan trên các nền tảng trực tuyến.
Việc làm khan hiếm, giới trẻ Trung Quốc lên cả ứng dụng hẹn hò để tìm việc
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp sau đại học ngày càng gia tăng, các tân cử nhân ở đất nước tỉ dân phải tìm đủ mọi cách để giành lợi thế trên thị trường lao động.
Tự tìm cơ hội trong thời điểm khan hiếm việc làm
Một tháng sau khi tốt nghiệp ngành thời trang, Songsong - một cô gái sống ở Bắc Kinh vẫn không tìm được việc làm. Cô đã nộp đơn xin việc đến 30 vị trí thông qua email và các trang web giới thiệu việc làm nhưng vẫn không nhận được phản hồi nào. Vì vậy, Songsong quyết định thử tìm kiếm cơ hội ở một nền tảng khác: Ứng dụng hẹn hò Tinder.
Cô gái 22 tuổi thay đổi ảnh đại diện bằng một hình ảnh với dòng chữ lớn màu đỏ: "Có ai thiếu người làm không? Hiện tại tôi đang tìm kiếm một công việc, hãy tuyển tôi". Songsong nói với tờ Sixth Tone: "Tôi đã xem nhiều cách quảng bá và hồ sơ cá nhân trên Tinder, thế nên tôi nghĩ 'tại sao mình không quảng bá về bản thân ở đây để được nhiều người biết đến hơn?' "
Ảnh giới thiệu của Songsong trên Tinder với nội dung: "Có công ty của ai thiếu người không? Hãy tuyển tôi. Nghề thiết kế hoặc dạy học, cho trẻ con hay người lớn đều được"
Songsong là một trong số rất nhiều người trẻ Trung Quốc chuyển sang Tinder tìm kiếm cơ hội việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp sau đại học ngày càng gia tăng. Theo cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, đến đầu năm nay, tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ nước này đã vượt quá 20%. Những tân cử nhân phải tìm đủ mọi cách để giành lợi thế trên thị trường lao động, và Tinder chính là cách mới nhất mà họ chọn để thu hút sự chú ý từ các nhà tuyển dụng.
Các ứng dụng hẹn hò hiện nay cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc. Theo nền tảng phân tích Data.ai vào năm 2022, có đến 275 ứng dụng hẹn hò với hơn 1.000 lượt tải xuống. Không rõ chính xác có bao nhiêu người trẻ Trung Quốc sử dụng Tinder, nhưng ứng dụng này phổ biến hơn nhiều so với các nền tảng hẹn hò quốc tế khác mặc dù không được hỗ trợ truy cập ở Trung Quốc. Việc truy cập Tinder không dễ dàng (phải thực hiện các biện pháp vượt "tường lửa") là một trong những lý do khiến nhiều người trẻ ở đất nước tỉ dân coi nó là một nền tảng lý tưởng, bởi người dùng chủ yếu là người đã học ở nước ngoài hoặc làm việc cho các công ty quốc tế.
Khi ứng dụng hẹn hò "không chỉ để hẹn hò"
Hội chợ việc làm ngày 9/9/2023 tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Xing - một sinh viên tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh - nói với Sixth Tone rằng một cuộc gặp gỡ qua Tinder đã khởi đầu sự nghiệp của cô. Năm 2022, một thời gian sau khi lấy bằng triết học, Xing đã hẹn hò với một người đàn ông quen qua ứng dụng hẹn hò. Tình cờ, người đàn ông đó làm việc cho một công ty lớn ở Bắc Kinh, anh đã cho cô một số lời khuyên hữu ích để Xing nắm chắc một suất thực tập ở công ty. Điều này giúp ích cho Xing rất nhiều khi ứng tuyển ở những nơi khác sau đó.
"Điều tuyệt vời ở ứng dụng hẹn hò là bạn có thể kết nối với những người ngoài vòng quan hệ thông thường của mình. Khác với ứng dụng tìm việc, bầu không khí trên ứng dụng hẹn hò cũng thân thiết hơn vì nhưng cuộc trò chuyện thường bắt đầu về cuộc sống cá nhân. Hầu hết những người ở trên Tinder đều có công việc tốt nên bạn cũng có cơ hội được giới thiệu ở công ty lớn hơn", Xing nói.
Trên thực tế, từ tháng 5 khi LinkedIn rút khỏi thị trường Trung Quốc, mọi người bắt đầu sử dụng Tinder để làm nền tảng tìm việc thay thế. Nhiều người dùng còn đưa kinh nghiệm làm việc và thông tin trường đại học vào hồ sơ Tinder, sàng lọc người xem dựa trên giới tính, tuổi tác và sở thích.
Vào tháng 6, một bài đăng với tiêu đề "Mẹo tìm việc trên Tinder" trên mạng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng với hàng nghìn lượt thích và chia sẻ. Bài đăng hướng dẫn các bước chi tiết như: Chỉ kết nối với những người khác giới cùng ngành nghề với mình, thể hiện sự ngưỡng mộ đối với thành tựu trong công việc của họ, chia sẻ những khó khăn và xin lời khuyên, hẹn gặp mặt và tặng quà cho đối phương... Chủ bài đăng cho biết bản thân đã thành công khi dùng phương pháp này để nhờ một người trên ứng dụng hẹn hò sửa giúp bản lý lịch công việc và giới thiệu với nhà tuyển dụng.
Nói về điều này, Yang Yutong - giám đốc nhân sự một công ty ở Thượng Hải cho biết: "Cá nhân tôi cho rằng việc sử dụng các ứng dụng hẹn hò để kết nối với người cùng ngành nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm là ý tưởng rất sáng tạo, phù hợp với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đề phòng những kẻ lừa đảo đưa thông tin giả vì những động cơ xấu khác".
Những ý kiến trái chiều
Tuy nhiên, phía ứng dụng hẹn hò dường như không đồng tình với điều này. Người phát ngôn của Tinder cảnh báo người dùng sử dụng tài khoản với mục đích kinh doanh, kiếm tiền tức là đang vi phạm nguyên tắc cộng đồng của nền tảng.
Một số người dùng Tinder cũng lên tiếng phản đối và cho rằng không nên dùng ứng dụng hẹn hò cho công việc bởi mỗi nền tảng có chức năng khác nhau. Theo quan điểm của họ, việc tìm kiếm những mối quan hệ có tính toán từ trước gây ảnh hưởng đến những người sử dụng ứng dụng với mục đích thuần tuý. Dần dà, có thể khiến việc tìm đối tượng hẹn hò trên ứng dụng trở nên khó khăn hơn, gây nên tâm lý lo sợ người khác tiếp cận mình chỉ để tìm việc.
Wu Qianqian, sinh viên năm cuối Đại học Sydney, cho rằng tìm kiếm cơ hội việc làm trên ứng dụng hẹn hò chỉ như cách mà nhiều người dùng nó để tạo các mối quan hệ xã hội mới. Cô còn từng sử dụng Tinder để tuyển thành viên mới cho một hội nhóm sinh viên Trung Quốc trước khi đến Australia du học vào 2020.
"Các ứng dụng hẹn hò giúp mở rộng vòng kết nối xã hội của bạn. Mọi người có thể hẹn hò, kết bạn, thậm chí để kiếm tiền thông qua đó. Chẳng có gì sai khi biến nó thành thế mạnh của bạn", Wu Qianqian nói.
Lựa chọn khó khăn của người dân tại các vùng nông thôn Trung Quốc Nhiều người dân ở nông thôn Trung Quốc đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: ở lại những ngôi làng không đủ nguồn lực hoặc di cư đến các thành phố khan hiếm việc làm. Ảnh minh họa: Monthly Review Theo một cuộc khảo sát của Đại học Vũ Hán (Trung Quốc), mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng quá...