Thanh niên Trung Quốc bắt đầu chán công việc tại nhà máy
Lớn lên trong một ngôi làng ở Trung Quốc, Julian Zhu hầu như chỉ được nhìn mặt cha mình vài lần mỗi năm, khi ông về nhà trong các dịp lễ.
Cha của Julian Zhu làm việc tại một nhà máy dệt ở tỉnh Quảng Đông.
Một trung tâm tuyển dụng cho các nhà máy tại Thâm Quyến. Ảnh: Reuters
Đối với thế hệ của cha Julian Zhu, công việc tại nhà máy là cái phao đưa họ thoát khỏi đói nghèo ở nông thôn. Nhưng với Julian Zhu và hàng triệu thanh niên khác ở Trung Quốc, công việc lương thấp, làm nhiều giờ và gặp rủi ro tai nạn là điều không đáng để cống hiến.
Julian Zhu (32 tuổi) đã nghỉ việc tại nhà máy cách đây vài năm, hiện anh bán sữa công thức đồng thời làm việc vận chuyển hàng hóa cho một siêu thị tại Thâm Quyến. Julian Zhu chia sẻ về công việc trước kia với hãng thông tấn Reuters (Anh): “Sau một thời gian, công việc đó khiến tâm trí bạn trống rỗng. Tôi không thể chịu đựng được sự lặp lại”.
Xu hướng bỏ công việc trong các nhà máy sản xuất như Julian Zhu và nhiều thanh niên khác trong độ tuổi 20, 30 đã gây ra tình trạng thiếu lao động cho các nhà sản xuất ở Trung Quốc, vốn tạo ra tới 1/3 hàng hóa tiêu thụ trên toàn cầu.
Nhiều ông chủ nhà máy nói rằng họ sẽ nâng cao năng suất với những thanh niên trẻ nhanh nhẹn hơn, thay thế lớp lao động đã có tuổi. Nhưng việc hứa hẹn mức lương cao hơn cùng điều kiện làm việc tốt hơn lại chưa mang lại kết quả như họ kỳ vọng.
Dựa trên kết quả khảo sát của CIIC Consulting, vào năm 2022 này, trên 80% nhà sản xuất Trung Quốc đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực lao động từ vài trăm đến vài nghìn người, tương đương 10-30% lực lượng lao động. Bộ Giáo dục Trung Quốc ước tính nước này đến năm 2025 thiếu hụt gần 30 triệu công nhân, lớn hơn cả dân số Australia.
Video đang HOT
Trong khi đó, nguồn lao động của Trung Quốc không đến mức cạn kiệt khi có đến 18% công dân Trung Quốc trong độ tuổi từ 16-24 thất nghiệp. Chỉ trong năm 2022 này, có đến 10,8 triệu sinh viên tốt nghiệp gia nhập thị trường lao động. Các yếu tố như dịch COVID-19, thị trường bất động sản trầm lắng… khiến Trung Quốc đối mặt với tăng trưởng chậm nhất trong nhiều thập niên.
Công nhân tại một nhà máy ở tỉnh An Huy (Trung Quốc). Ảnh: AP
Klaus Zenkel, hiện là chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Nam Trung Quốc, đã đến nước này từ 20 năm trước. Thời điểm đó, sinh viên tốt nghiệp chỉ tương đương 1/10 so với con số của năm nay. Ông đang vận hành một nhà máy tại Thâm Quyến với 50 công nhân chuyên sản xuất phòng che chắn từ cho bệnh viện.
Ông Zenkel cho rằng tăng trưởng kinh tế khá nhanh của Trung Quốc trong những năm gần đây đã tạo cảm hứng cho thế hệ trẻ và họ coi công việc trong nhà máy là không cuốn hút.
Ông chia sẻ: “Nếu còn trẻ, bạn sẽ dễ làm công việc này hơn, leo lên cầu thang, vận hành máy móc, cầm các dụng cụ… nhưng hầu hết công nhân lắp ráp của chúng tôi trong độ tuổi 50-60. Dù sớm hay muộn chúng tôi cũng cần có thêm lao động trẻ nhưng điều này rất khó khăn. Các ứng viên sẽ chỉ liếc qua rồi nói công việc này không dành cho họ”.
Các nhà sản xuất cho biết họ có 3 lựa chọn để xử lý tình trạng thiếu lao động: một là hy sinh lợi nhuận để tăng lương, hai là đầu tư nhiều hơn vào công nghệ tự động và ba là lựa chọn quốc gia khác để đặt nhà máy.
Tuy nhiên, vẫn có khó khăn phát sinh với những lựa chọn này. Ông Liu điều hành một nhà máy cung cấp pin cho biết ông đã đầu tư vào thiết bị sản xuất hiện đại tiên tiến hơn, nhưng những công nhân có tuổi lại gặp khó khăn trong việc vận hành hoặc đọc dữ liệu trên màn hình thiết bị.
Một nhà sản xuất nhỏ cho biết đầu tư nhiều vào công nghệ tự động là tốn kém và không phù hợp ở thời điểm lạm phát cùng chi phí vay mượn đang làm giảm nhu cầu tại những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc.
Các địa phương ở Trung Quốc tìm cách thu hút cử nhân về nông thôn làm việc
Các chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các biện pháp hỗ trợ để ổn định thị trường việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao đáng báo động.
Thanh niên Trung Quốc tìm việc làm trên trang tuyển dụng. Ảnh: THX
Với mục tiêu thu hút cử nhân tốt nghiệp đại học vào các vị trí việc làm thiết yếu ở nông thôn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã "dỗ ngọt' bằng khoản trợ cấp năm lên tới 50.000 nhân dân tệ (NDT) cho mỗi người.
Sáng kiến của chính quyền tỉnh Vân Nam được công bố vào ngày 5/6, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên và trong nhóm sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc đều đạt mức cao kỷ lục, kéo căng thêm nền kinh tế vốn đã tổn hại sau 2 năm dịch COVID-19.
Chính quyền Trung Quốc đã chỉ đạo các cán bộ địa phương đi tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm. Trung Quốc đặt mục tiêu giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 5,5% trong năm nay.
Cụ thể, chính quyền tỉnh Vân Nam đề xuất trợ cấp hàng năm 50.000 NDT cho những sinh viên nào chọn làm việc tại các vùng quê, trong cách lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp và chính sách xóa đói giảm nghèo. Đây không phải là một số tiền trợ cấp nhỏ khi so với thu nhập trung bình của một người dân tại tỉnh này chỉ chưa đầy 10.000 NDT/tháng.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị qua khảo sát của Trung Quốc đã tăng lên 6,1% vào tháng 4 vừa qua - đánh dấu mức tồi tệ nhất trong hai năm và cao thứ hai kể từ năm 2018, khi các nhà chức trách bắt đầu cung cấp dữ liệu hàng tháng.
Cùng thời điểm, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi từ 16 đến 24 cũng đạt mức cao kỷ lục 18,2%. Các nhà nhân khẩu học và những chuyên gia khác đánh giá tình hình sẽ tồi tệ hơn khi 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm nay.
Tháng trước, sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cảnh báo về triển vọng "không mấy lạc quan" đối với thị trường việc làm, chính phủ nước này đã công bố gói chính sách gồm 33 đề mục nhằm ổn định nền kinh tế, trong đó cam kết trợ cấp cho các công ty thuê sinh viên mới tốt nghiệp và giảm giá chi phí đóng bảo hiểm cho các công ty không sa thải nhân viên.
Ngoài tỉnh Vân Nam, các chính quyền địa phương khác đã bắt đầu triển khai các biện pháp hỗ trợ để ổn định thị trường việc làm, mở các lớp đào tạo nghề miễn phí trong vòng 6 tháng cho sinh viên mới tốt nghiệp và người thất nghiệp đã tốt nghiệp trong vòng ba năm trở lại.
Tỉnh Hà Nam cũng ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số để thúc đẩy tìm kiếm việc làm và đơn giản hóa quy trình tuyển dụng. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng của bên thứ ba được thưởng 300 NDT cho mỗi vị trí mà họ tuyển người thành công. Một số trường đại học trên cả nước cũng trợ cấp cho những sinh viên muốn khởi nghiệp.
Các ứng viên tranh nhau nộp đơn ứng tuyển tại một hội chợ việc làm ở Trung Quốc. Ảnh: CNBC
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng trong thời gian ngắn, Trung Quốc sẽ khó kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao.
Ông Peng Peng, Chủ tịch điều hành Hội cải cách Quảng Đông, một tổ chức tư vấn trực thuộc chính quyền Vân Nam, cho biết: "Các chính sách cứu trợ của chính quyền trung ương phải được thực hiện một cách cẩn thận và phải nỗ lực vì động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu các yếu tố cơ bản của nền kinh tế không được cải thiện, sẽ không có cuộc đại tu nào trong thị trường việc làm".
Phân tích của công ty Moody's Analytics vào tuần trước dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc trong năm nay sẽ là 4,2%, tương đương với năm 2020 - năm đại dịch lần đầu tiên bùng phát.
Trong năm 2018 và 2019, tỷ lệ trên lần lượt là 3,8% và 3,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát tại các đô thị của Trung Quốc được coi là một thước đo không hoàn hảo vì nó không bao gồm số liệu của hàng chục triệu lao động nhập cư tại quốc gia này.
Người tìm việc Trung Quốc đang ngày càng đặt mục tiêu tìm việc làm ổn định, thậm chí có xu hướng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng tìm đến các vị trí công chức ở tỉnh lẻ, nông thôn. Nhiều người cũng đã chọn cách tránh xa các công ty tư nhân và nước ngoài mặc dù những cơ sở đó đề nghị mức lương hấp dẫn hơn.
Tại một huyện nhỏ với khoảng 350.000 dân ở tỉnh Quảng Đông, hơn 700 ứng viên có bằng sau đại học từ các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc và nước ngoài đã nộp đơn ứng tuyển. Theo Tommy Wu, nhà kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics, sáng kiến mới ở Vân Nam cũng như các biện pháp tương tự ở các tỉnh thành khác sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp địa phương tuyển được nhân viên có trình độ.
Tìm lời giải về hiệu quả của hai loại vaccine CoronaVac và VeroCell Giới khoa học đang nghiên cứu sâu hơn về hai loại vaccine của Trung Quốc được WHO cấp phép sử dụng, là CoronaVac của hãng Sinovac Biotech và vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm. Vaccine CoronaVac do hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc bào chế. Ảnh: AFP/TTXVN Theo báo South China Morning Post, trong nỗ lực chạy đua với thời gian để...