Thanh niên phát hoảng vì môi bị sưng to như xúc xích sau khi ngủ dậy
Một thanh niên ở Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) có đôi môi “xúc xích” sau khi bị thúc bằng cùi chỏ trong một trận đấu bóng rổ.
Anh chàng chắc hẳn rất đau đớn với đôi môi tím thâm.
Đôi môi của chàng sinh viên 20 tuổi này sưng phồng lên khiến nó giống như một đôi xúc xích sau khi anh này bị tai nạn trong khi chơi thể thao với bạn bè.
Anh chàng cảm thấy vô cùng đau đớn sau khi tai nạn xảy ra, tuy nhiên chàng sinh viên trẻ không cần dưỡng thương mà vẫn cố gắng tiếp tục chơi.
Ngày hôm sau thức dậy, anh này cảm thấy shock khi phát hiện ra môi của mình bị phồng lên gấp 5 lần so với kích cỡ ban đầu.
Anh nhanh chóng đeo khẩu trang và đi tới bác sĩ. Ở bệnh viện, chàng trai đã được thực hiện một cuộc tiểu phẫu giúp vết thương trở lại bình thường sau một tuần.
Video đang HOT
Trên đường tới bệnh viện, chàng sinh viên này được hộ tống bởi những người bạn của mình, họ cười trêu đôi môi của anh suốt quãng đường tới nơi khám chữa bệnh.
Trình Đạt
Theo Asiaone/saostar
Người phụ nữ 42 tuổi có u nang ở mắt do đeo thứ này khi chơi thể thao
Chủ quan sau ca chấn thương mắt khi chơi thể thao khiến người phụ nữ này bị mắc kẹt chiếc kính áp tròng trong mắt tới 28 năm.
Đôi mắt vốn là nơi rất nhạy cảm trên khuôn mặt nên dù chỉ là một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đặc biệt là khi bạn chơi thể thao, việc đeo kính áp tròng có thể gây ra những tai nạn không mong muốn. Điển hình như trường hợp của người phụ nữ (42 tuổi) ở Scotland sau đây.
Trường hợp được ghi nhận tại một cơ sở y tế ở Anh, người phụ nữ này đã nhập viện trong tình trạng mắt trái sưng đỏ suốt 6 tháng. Sau khi được bác sĩ chọ phát hiện thấy có một khối u nang nhỏ với đường kính 6mm trên mí mắt người phụ nữ này.
Theo chẩn đoán ban đầu, bác sĩ cho biết đây chỉ là một khối u nang chứa dịch nên cần thực hiện một ca tiểu phẫu để lấy nó ra khỏi mắt bệnh nhân. Đáng chú ý hơn, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ tìm thấy một thấu kính áp tròng cứng trồi ra ngoài.
Tại thời điểm được phát hiện, các bác sĩ đã phải rất cẩn thận để gắp nó ra khỏi mắt bệnh nhân vì thấu kính lúc này đang giòn và dễ vỡ. Bác sĩ cũng xác định đây là loại kính RGP (Rigid Gas Permeable) - một loại kính được làm từ nhựa tổng hợp có độ dẫn truyền oxy cao. Tuy nhiên, loại kính này chỉ có hạn sử dụng trong vài năm.
Khi được hỏi về thói quen sinh hoạt hàng ngày, người phụ nữ này chia sẻ mình đã không đeo kính áp tròng từ lâu. Câu hỏi được chuyển hướng sang người mẹ của bệnh nhân. Bà nhớ lại năm 14 tuổi, con gái của mình từng gặp chấn thương khi chơi cầu lông. Cô đã bị quả cầu lông đập thẳng vào mắt lúc đang đeo kính áp tròng. Sau đó, vì được đưa đi xử lý vết thương nhanh nên gia đình nghĩ chiếc kính áp tròng đã rơi khỏi mắt con gái họ.
Vậy là chiếc kính áp tròng này đã mắc kẹt trên mắt trái của bệnh nhân tới 28 năm. Sau lần chấn thương đó, bệnh nhân đã không còn sử dụng kính áp tròng nên cô không phát hiện được mắt trái của mình đang gặp vấn đề. Bác sĩ cũng khẳng định rằng, đây là một trường hợp rất hiếm gặp. Bởi thông thường, nếu có dị vật trong mắt thì người bệnh sẽ cảm thấy cộm ngứa, khó chịu. Vậy nhưng, người phụ nữ 42 tuổi này gần như không cảm thấy điều gì trong suốt 28 năm. Hiện tại, sau khi loại bỏ thấu kính mắc kẹt trong mắt và ở lại viện điều trị thêm một thời gian thì đôi mắt của người phụ nữ này đã dần hồi phục, nhưng hậu quả để lại là mắt trái đã không còn nhanh nhạy như trước.
Đây dường như là một hồi chuông cảnh báo dành cho những người thường xuyên sử dụng kính áp tròng. Chính vì vậy, hãy lưu ý một số điều sau trước khi sử dụng sản phẩm này để phòng ngừa những hậu quả không mong muốn.
- Trước khi sử dụng kính nên đi khám mắt: Bác sĩ khuyên rằng, không phải ai cũng có thể đeo kính áp tròng. Với những người mắc các bệnh về mắt, việc đeo kính có thể gây kích ứng mắt, từ đó dẫn tới trường hợp sưng viêm, cộm ngứa...
- Không đeo kính quá lâu: Thời gian sử dụng kính áp tròng chỉ nên trong khoảng từ 3 - 4 tiếng. Nếu đeo lâu hơn khoảng thời gian này sẽ dẫn đến hiện tượng mờ mắt và khiến mắt không được tiếp xúc với không khí, làm giác mạc bị thiếu oxy.
- Không đeo kính đã hết hạn sử dụng: Cả kính áp tròng lẫn dung dịch vệ sinh kính đều có hạn sử dụng. Vì vậy, bạn nên chú ý kiểm tra kỹ hạn sử dụng trước khi dùng và không dùng kính sau 6 tháng sử dụng. Do sau thời gian này, kính sẽ mất khả năng tự bảo vệ, tạp chất có thể bám vào kính và dung dịch vệ sinh sẽ bị nhiễm khuẩn.
- Không đeo kính khi chơi thể thao hoặc lúc đang nghỉ ngơi: Do lúc chơi thể thao, bạn có thể gặp phải một số chấn thương không mong muốn nên vô tình làm kính áp tròng bám sâu vào mắt.
- Không dùng chung kính với người khác: Việc sử dụng chung những đồ vật cá nhân với người khác có thể làm lây lan vi khuẩn và khiến bạn dễ mắc các bệnh về mắt.
- Không đeo kính khi đang bị đau mắt: Người gặp các bệnh lý về mắt như sưng đỏ mắt, chảy nước mắt tuyệt đối không nên đeo kính áp tròng. Đặc biệt, nếu kính bị rách hay trầy xước thì nên vứt bỏ ngay. Việc cố tình sử dụng tiếp sẽ khiến giác mạc bị tổn thương và dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Source (Nguồn): Cbsnews, BMJ Case Reports
Bác sĩ và bệnh nhân cùng sốc: 20 khối u ung thư ở phổi mà không có triệu chứng Cách đây 3 năm, chàng trai Dan McGill (21 tuổi) đến từ Leicester, (Anh), bị phát hiện mắc bệnh Sarcoma Ewing - một dạng ung thư xương. Đau nhức trong xương là một trong những triệu chứng của ung thư xương ở trẻ em - Ảnh minh họa: Shutterstock Anh đã trải qua 15 đợt hóa trị và 11 đợt xạ trị, rồi...