Thanh niên ở TP.HCM cố tình khai gian để được xét nghiệm nCoV
Với tâm lý lo lắng sau lần ngồi cùng quán ăn với một người Trung Quốc, nam thanh niên đã đến chủ động đến bệnh viện khai gian để yêu cầu bác sĩ làm xét nghiệm nCoV.
Ngày 7/2, tại buổi tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV), TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết thời gian gần đây, với tâm lý lo lắng, nhiều người dân đã chủ động đến bệnh viện khám và yêu cầu bác sĩ được xét nghiệm để kiểm tra bản thân có nhiễm nCoV hay không. Thậm chí, nhiều người khai gian, giả bệnh, bịa chuyện để được làm xét nghiệm.
Sợ nhiễm nCoV do ngồi cùng quán ăn với người Trung Quốc
TS Châu cho biết mới đây, một nam bệnh ngụ tại quận Gò Vấp (TP.HCM), đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM với mong muốn được làm xét nghiệm PCR do nghi ngờ bản thân nhiễm nCoV.
Bệnh nhân cho biết trước đó từng du lịch tại Gia Lai và vô tình biết được thông tin tại địa phương này có một cô gái bị cách ly do nghi nhiễm nCoV. Khi đến bệnh viện, thanh niên này bịa ra chuyện đã tiếp xúc với cô gái này và mong muốn làm xét nghiệm để được cách ly.
Khi vào khu cách ly, nam thanh niên này lo sợ phải ở cùng với những người nghi nhiễm khác nên lập tức thú nhận với bác sĩ câu chuyện trên là tự bịa ra.
“Sau khi hỏi kỹ lại, thanh niên này cho biết ngoài việc đọc báo thấy tỉnh Gia Lai có người bị cách ly, trước đó, anh ta có ngồi cùng quán ăn với một người Trung Quốc nên lo sợ và đến bệnh viện kiểm tra”, TS Châu nói.
Nhiều người dân có tâm ly lo lắng nên đã giả bệnh, khai gian để được làm xét nghiệm nCoV. Ảnh minh họa: Chí Hùng.
Ngày 6/2, một nữ bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện quận 7 (TP.HCM) trong tình trạng sốt, ho 5 ngày. Bệnh nhân cho biết khoảng 3 ngày trước có làm việc cùng một đồng nghiệp đi từ Hồ Bắc (Trung Quốc) về.
Qua khai thác dịch tễ, các bác sĩ xác định bệnh nhân không nằm trong đối tượng có nguy cơ (do người đồng nghiệp này đã về Việt Nam khoảng 14 ngày và không có triệu chứng bất thường) nên không đồng ý làm xét nghiệm.
Một lúc sau, vì muốn được làm xét nghiệm, cô gái này cho biết người đồng nghiệp về từ Hồ Bắc đã có triệu chứng ho và nhiều người trong công ty của cô cũng sốt, ho.
Lúc này, Bệnh viện quận 7 lập tức hội chẩn cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Cơ quan này lập tức cho tổ điều tra tới công ty của nữ bệnh nhân và đã xác định tại công ty ngoài cô gái này không có người bị sốt hay xuất hiện triệu chứng bệnh khác.
Ai là đối tượng có nguy cơ?
TS Châu cho biết muốn làm xét nghiệm PCR xác định một người có nhiễm nCoV, bệnh viện phải hội chẩn với CDC, điền đầy đủ yếu tố dịch tễ. Sau đó mới lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur để làm xét nghiệm. Do đó, không phải ca nào muốn làm xét nghiệm bác sĩ cũng đồng ý thực hiện.
TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết việc làm xét nghiệm PCR để kiểm tra người nhiễm nCoV không đơn giản như các xét nghiệm thông thường. Ảnh: Lê Quân.
Ngoài ra, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết việc xét nghiệm nCoV không giống như các xét nghiệm thông thường khác như máu, X-quang… Người bệnh phải có đầy đủ các yếu tố nghi ngờ mắc bệnh. Đồng thời, các trường hợp làm xét nghiệm buộc phải vào khu cách ly riêng biệt cho đến khi có kết quả.
“Việc xét nghiệm, cách ly xuất phát từ hành vi khai gian, giả bệnh, nếu vô tình thông tin này lan truyền đến địa phương sẽ ảnh hưởng đến chính cuộc sống của bản thân người bệnh và gia đình”, TS Châu cảnh báo.
Các bác sĩ cho biết người có nguy cơ mắc bệnh là những người có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho, đau họng, thở nhanh… và có yếu tố dịch tễ. Nghĩa là từng tiếp xúc, làm việc chung, ăn chung, nói chuyện… với ca bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV.
Trường hợp tiếp theo là bệnh nhân sốt, ho, viêm đường hô hấp cấp tính bao gồm viêm phổi, suy hô hấp… trên lâm sàng không lý giải được các nguyên nhân khác, cộng với bệnh nhân đến từ vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
Người bệnh có khai đi du lịch đến quốc gia nào đó, phải biết người đó có tiếp xúc với ca bệnh nghi hoặc nhiễm nCoV hay không. Những người có nguy cơ này cần tự cách ly (trong 14 ngày) cho đến khi chứng minh không mang virus corona trong người, kết quả xét nghiệm âm tính. Nếu có triệu chứng hô hấp, cần lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, cách ly và làm xét nghiệm.
Bộ đồ bảo hộ của bác sĩ điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV có gì khác biệt?
Trước khi vào khu cách ly điều trị cho người nhiễm virus corona, các y bác sĩ phải thực hiện quy trình mặc đồ bảo hộ và sát khuẩn nghiêm ngặt để tránh bị lây bệnh.
Theo news.zing.vn
Lao động từ Trung Quốc về được cách ly trong doanh trại
Quân khu 4 chuẩn bị cơ sở vật chất để tiếp nhận, cách ly gần 1.400 lao động của 6 tỉnh miền Trung sắp trở về từ Trung Quốc.
Nhà chức trách kiểm tra thân nhiệt người nhập cảnh tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Ảnh: Hoàng Táo
Chiều 2/2, Thiếu tướng Nguyễn Sĩ Hội - Phó tư lệnh Quân khu 4 cho hay Bộ chỉ huy quân sự 6 tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị kế hoạch, cơ sở vật chất để tiếp nhận, cách ly lao động Việt Nam từ Trung Quốc và các nước có dịch viêm phổi cấp do nCoV về nước.
Các đơn vị quân sự 6 tỉnh nêu trên sẽ tiếp nhận, lo ăn ở, hậu cần cho khoảng 1.400 lao động Việt Nam trong thời gian cách ly 14 ngày; phối hợp các ngành liên quan tổ chức lực lượng, phương tiện y tế nhằm đảm bảo sức khoẻ, giám sát dịch tễ, và xử lý các tình huống theo quy định.
"Những người có biểu hiện bệnh viêm phổi sẽ được điều trị tại bệnh viện, còn trường hợp khoẻ mạnh thì đưa về đơn vị quân đội để cách ly xem có bị lây nhiễm nCoV không", thiếu tướng Hội nói và cho hay hiện cơ quan chức năng chưa xác định thời gian đưa các lao động về nước.
Quân khu 4 đã thành lập một đội quân y phản ứng nhanh; ba tổ quân y cấp cứu chuyên khoa truyền nhiễm và cơ động phòng, chống dịch. Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 2 với quy mô 400 giường bệnh và 208 nhân viên sẵn sàng khi có lệnh. Riêng Bệnh viện Quân y 268 sẵn sàng trưng dụng 200 giường bệnh để thu dung, điều trị khi dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.
Cùng ngày, ông Đỗ Văn Hùng - Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị cho hay Sở này đang tích cực chuẩn bị đón lao động từ Trung Quốc về quê. Nơi cách ly là một doanh trại quân đội cũ ở huyện Cam Lộ và một trường quân sự ở thị xã Quảng Trị. Dự kiến trong thời gian lao động được cách ly, quân đội đảm nhiệm công tác hậu cần, còn ngành y tế lo công tác giám sát và chăm sóc sức khoẻ. "Đây là những lao động khoẻ mạnh về nước, được cách ly theo quy trình", ông Hùng nói.
Dịch viêm phổi do nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, được báo cáo lần đầu ngày 31/12/2019. Tính đến sáng 2/2, hơn 14.000 người mắc bệnh, 304 trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, sáng 2/2, Bộ Y tế xác nhận nam Việt kiều Mỹ đang cách ly ở TP HCM dương tính với virus corona, nâng tổng số ca tại Việt Nam lên 7.
Hoàng Táo
Theo vnexpress.net
Tài xế taxi Thái Lan bị nhiễm coronavirus từ khách du lịch Trung Quốc khi đưa người đó đến bệnh viện Tài xế taxi, trở thành người đầu tiên ở Thái Lan bị nhiễm coronavirus ở nước này, bị nhiễm bệnh từ một khách du lịch Trung Quốc - người mà anh ta đã đưa đến một trong các bệnh viện ở Bangkok, theo phó tổng giám đốc bộ phận kiểm soát dịch tễ học của Bộ Y tế Thái Lan, Tiến sĩ Thanarak...