Thanh niên Nga tắm nước băng cầu sức khỏe
Bơi trong nước băng từ 0 đến -4 độ C đang trở thành xu hướng trong giới trẻ Nga với mục đích tăng cường thể chất và tinh thần.
Lặn xuống cái hố được đào trên băng, Viktoria Tsuranova bơi một lát rồi cười với nhiếp ảnh gia đang chụp hình. Tsuranova là người thuộc thế hệ “hải mã” mới ở Nga – biệt danh chỉ những vận động viên khỏe mạnh sẵn sàng bơi dưới sông, hồ giá lạnh với dòng nước 0 đến -4 độ C.
Theo AFP, thói quen bơi trong nước băng vốn gắn bó với đàn ông Nga lớn tuổi đang càng ngày trở nên phổ biến với thanh niên. Tại Moskva có một câu lạc bộ dành cho thanh niên đam mê bơi nước băng với tên gọi Hải mã Thủ đô. Tsuranova là thành viên câu lạc bộ này.
Các thanh niên Nga bơi trong nước băng để tăng sức khỏe. Ảnh: AFP.
Ghi hình xong, Tsuranova, một blogger thể hình, đăng tải video và ảnh lên trang cá nhân có 103.000 người theo dõi. Run rẩy một chút dưới lớp áo choàng lông, cô cho biết muốn thử thách bản thân vì lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi.
Tsuranova khẳng định nhờ bơi trong nước băng, cô chưa từng bị ốm từ đầu mùa đông đến nay. “Đó cũng là cách loại bỏ mỡ thừa hữu hiệu”, Tsuranova khẳng định.
Theo Hiệp hội Bơi lội Mùa đông Nga, bơi trong nước băng giúp tăng sức khỏe khớp và đẹp da. Tuy nhiên, những người tim yếu hoặc có vấn đề hô hấp không nên thử bởi nước quá lạnh gây áp lực lên cơ thể. Ngoài Nga, môn thể thao này có ở các nước Bắc Âu và Trung Quốc.
Tùy khả năng, các “hải mã” Nga bơi trong nước băng từ một đến 5 phút. Không dừng lại ở mức nghiệp dư, họ còn được huấn luyện để tham gia các cuộc thi thể thao ngoài trời mùa đông quốc tế.
Video đang HOT
Osman Delibash, 26 tuổi là ngôi sao tại câu lạc bộ Hải mã Thủ đô. Gần đây, cô lập kỷ lục là người ngồi trên nước đóng băng lâu nhất tại Nga. Delibash cũng về nhất cuộc thi bơi một km trong nước băng.
Quá quen cái lạnh, Delibash thản nhiên đi bộ ngoài trời tuyết với một chiếc áo khoác tắm mỏng và bàn chân trần. Thời gian rảnh, cô hỗ trợ, hướng dẫn binh lính tập luyện chiến đấu trong môi trường lạnh giá.
Nhiều “hải mã” ở Nga là nữ. Ảnh: AFP.
Natalya Seraya, sáng lập câu lạc bộ Hải mã Thủ đô kiêm huấn luyện viên của Delibash cũng từng lập kỷ lục về bơi dưới nước băng. Natalya cho biết: “Không có gì thúc đẩy hệ miễn dịch mạnh mẽ bằng nước băng. Đây là con đường dẫn đến sức khỏe và cuộc sống năng động”.
Ngoài lợi ích thể chất, các “hải mã” tin rằng bơi trong nước băng cải thiện cả tinh thần.
“Bạn cảm giác như được thanh tẩy, đặt mình về con số 0″, Tatiana Batalova, lần đầu tiên bơi trong nước băng cho biết.
Seraya thì mô tả: “Khi rời khỏi làn nước, bạn sẽ lập tức thấy ấm áp và hạnh phúc, như thể mọc thêm cánh vậy”.
Minh Nguyên
Theo VNE
Cách phân biệt stress tốt và stress xấu
Stress tốt là động lực phấn đấu trong khi stress xấu gây suy kiệt, trầm cảm, nặng hơn có thể khiến con người suy nghĩ tự hại bản thân.
Bác sĩ Lê Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Y học Dân tộc TP HCM, cho biết stress bao gồm tất cả áp lực của cuộc sống, ảnh hưởng về thể xác lẫn tinh thần. Nguyên nhân do môi trường sống, vấn đề tình cảm và cuộc sống cá nhân.
Stress có hai mặt tốt và xấu, tùy thuộc vào mức độ tình trạng căng thẳng.
Stress tốt là khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, bạn xem chúng như một thử thách trong thời gian ngắn. Đây là hiện tượng luôn đồng hành và tác động đến con người hàng ngày, buộc bạn phải thích nghi, chống đỡ và vượt qua.
"Stress tốt được xem là động lực phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách", bác sĩ Hùng nói.
Ngược lại, stress xấu đến một cách dữ dội khi cơ thể đang yếu đuối, gây bệnh tật, suy kiệt, trầm cảm, khiến bạn có ý nghĩ và hành động tự hại bản thân như tự tử.
Trải qua stress, con người sẽ trở nên mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Ảnh: Bu Today
Khi cơ thể stress, vùng dưới đồi não và tuyến thượng thận tiết ra hormone giải phóng năng lượng và chuẩn bị tình huống "chiến đấu hay trốn chạy". Lúc này tim sẽ đập nhanh, phổi thở nhanh nông bằng ngực, đồng tử mở rộng, tuyến lệ bị ức chế, toát mồ hôi, máu dồn lên não, ăn không ngon, ngủ không yên...
Bác sĩ Hùng cho biết biểu hiện stress xấu thường là những rối loạn về hành vi và cảm xúc. Họ hay khó chịu, dễ tức giận, buồn bã, khóc vô cớ, thờ ơ trước các cuộc vui, có khuynh hướng thu mình lại, không muốn tiếp xúc nhiều người.
"Người bị stress không tập trung vào công việc, vội vàng, luôn chỉ trích người khác, hay quên, ăn quá nhiều, thậm chí có ý định muốn chết".
Stress khi chuyển thành xấu gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đi cầu nhiều lần, ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ quan sinh dục, xuất tinh sớm. Nếu bệnh nhân không vượt qua được lâu dần sẽ mất trí nhớ, mãn dục, mãn kinh, lão hóa sớm. Nhiều người có thể mắc bệnh suy giáp, vô sinh, nguy hiểm hơn khiến tế bào đột biết và gây ra bệnh ung thư.
Để vượt qua stress, bác sĩ Hùng nhấn mạnh hai quan điểm "sống chậm và "biết đủ là đủ" để an vui, hạnh phúc. Học cách buông bỏ để giảm căng thẳng, giảm áp lực để tồn tại.
Mọi người, nhất là những ai hay chịu áp lực về công việc nên lập kế hoạch cho mình theo tuần, tháng và hàng năm. Trong đó, sử dụng 70-80% cho thời lượng cho công việc, thời gian còn lại hãy dành cho bản thân để thiền định, tập thể dục cải thiện hệ miễn dịch, khiến tinh thần trở nên dẻo dai, mạnh khỏe. Từ đó, chúng ta có thể biến stress xấu thành stress tốt dễ dàng.
Cẩm Anh
Theo VNE
Hành trình 4 năm chữa trầm cảm bằng thiền định của cô gái trẻ Năm 2015, bố mẹ ly hôn, em trai đi tù, nhiều lần Linh tìm đến cái chết nhưng nghĩ đến mẹ cô gái dừng lại. Từ một cô gái năng động, hoạt bát, trầm cảm khiến Phạm Mai Linh 25 tuổi ở Gia Lai trở thành một con người khác. Cô lầm lỳ, buồn chán và sợ hãi tất cả những gì xảy...