Thanh niên Mỹ ‘điểm huyệt’ chiến dịch tiêm chủng
Thành quả chống dịch tại Mỹ lung lay khi nhóm thanh niên 18-29 lần lữa tiêm vaccine Covid-19, bất chấp nguy cơ từ biến chủng Delta.
Trong khi hàng triệu người Mỹ xắn tay áo đi tiêm vaccine Covid-19, phòng ngừa hiểm họa từ các biến chủng mới và mong muốn trở lại cuộc sống bình thường, tốc độ tiêm chủng ở giới trẻ nước này vẫn không mấy khả quan. Tâm lý chần chừ tiêm chủng ở thanh niên là nguyên nhân lớn khiến chính quyền Tổng thống Joe Biden không đạt được mục tiêu tiêm vaccine cho 70% dân số trưởng thành trước quốc khánh 4/7.
Giữa bối cảnh biến chủng Delta lây lan ngày một nhanh tại Mỹ, thanh niên dần trở thành “yếu huyệt” trong chiến lược xây dựng miễn dịch cộng đồng mà chính quyền Biden đang theo đuổi.
Các cơ quan y tế Mỹ tìm mọi cách thuyết phục người trong nhóm tuổi 18-29 đón nhận vaccine tích cực hơn. Các chuyên gia đã cảnh báo chỉ có miễn dịch cộng đồng bằng vaccine mới có thể đưa nước Mỹ bước qua đại dịch, đồng thời đủ khả năng chống chọi biến chủng Delta hay những đột biến mới của nCoV trong tương lai.
Điểm tiêm chủng không một bóng người tại Đại học Nông nghiệp và Cơ khí Texas hôm 11/7. Ảnh: WSJ.
Nhìn chung, giới trẻ tại Mỹ còn tâm lý chủ quan và phần đông nghĩ rằng bản thân khó bị virus đánh bại . Nhiều người không cảm thấy tiêm chủng là việc làm cấp thiết vì cho rằng nguy cơ chuyển biến nặng khi nhiễm nCoV không cao như những nhóm tuổi khác. Ngoài ra, giới trẻ còn tiếp xúc nhiều hơn với các thông tin gây tranh cãi về vaccine qua mạng xã hội, trong đó có những tin đồn vô căn cứ.
“Rắc rối ở chỗ người trẻ di chuyển và giao tiếp thường xuyên”, bác sĩ Ashish Jha, trưởng khoa y tế cộng đồng tại Đại học Brown, nhận định. Ông lưu ý “một người trẻ có xu hướng tiếp xúc với nhiều người khác hơn một cụ già 75 tuổi” và nguy cơ làm lây lan virus cao hơn nếu chưa tiêm vaccine.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cuối tháng 6 cho biết nhóm tuổi 18-29 có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất cả nước. Khoảng 38% người thuộc độ tuổi này được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Con số này ở nhóm người cao tuổi đạt hơn 80%.
“Tôi 18 tuổi và thật sự chưa từng gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào”, Wyatt Lutz, sinh viên ngành giáo dục thể chất tại Đại học Nam Georgia, cho biết khi giải thích việc anh không có kế hoạch tiêm chủng. “Tôi không quá lo lắng về dịch bệnh. Tôi không sợ nó”.
Tuy nhiên, bản thân Lutz và những bạn bè cùng trang lứa không nhìn xa hơn sự an toàn của cá nhân. Theo các chuyên gia y tế, giới trẻ không thuộc nhóm nguy cơ bệnh nặng khi nhiễm nCoV, nhưng vẫn có khả năng vô tình làm lây lan virus. Rủi ro càng cao khi người nhiễm chưa được tiêm vaccine hoặc không có những biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang và giãn cách.
Bên cạnh đó, ngay cả khi không biểu hiện triệu chứng, cơ thể bệnh nhân mắc Covid-19 vẫn có khả năng bị ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Một số di chứng như khó thở, mệt mỏi và vấn đề nhận thức đã được các bác sĩ ghi nhận ở người trẻ từng nhiễm virus.
Trong giai đoạn đầu chiến lược tiêm chủng, khi một số loại vaccine mới được cơ quan quản lý Mỹ cấp phép sử dụng, nhóm ưu tiên là nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi, vốn đối diện nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn. Người dân Mỹ trong thời điểm đó có tâm lý khẩn trương với vaccine khá cao.
Mãi đến tháng 4, khi nguồn cung vaccine dồi dào, nhiều bang mới bắt đầu mở rộng tiêm chủng cho người trẻ tuổi.
Theo các khảo sát do CDC tổng hợp, người trưởng thành trong độ tuổi 18 đến 39 tại Mỹ hiện có tâm lý lo ngại về tác dụng phụ của vaccine. Một bộ phận thanh niên còn thiếu tin tưởng vào vaccine. Họ muốn thêm thời gian theo dõi độ an toàn của vaccine hay đơn giản cảm thấy không cần tiêm chủng.
Liz Hammel, phó chủ tịch và giám đốc nghiên cứu khảo sát cho Quỹ Gia đình Kaiser, nhận thấy các mối quan hệ tác động đáng kể lên tâm lý chần chừ tiêm chủng ở giới trẻ. Khoảng 40% người trong nhóm tuổi 18-29 tham gia khảo sát của quỹ vào tháng 6 thừa nhận phần lớn bạn bè của họ không tiêm vaccine.
Max Dobles, 17 tuổi, được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer trong hiệu thuốc tại Pennsylvania vào tháng 3. Ảnh: Reuters .
Chính phủ Mỹ đang nỗ lực khai thông “điểm nghẽn” này để đảm bảo miễn dịch cộng đồng, đặc biệt trước tình trạng biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao hơn đang lan rộng khắp đất nước. Tuần qua, Tổng thống Biden gửi thông điệp động viên tiêm chủng trực tiếp đến giới trẻ, kêu gọi mọi người suy nghĩ kỹ về hậu quả nếu còn chần chừ.
Hệ thống liên bang đang đẩy mạnh tuyên truyền trên các nền tảng mạnh xã hội, thậm chí cả các dịch vụ trực tuyến cho trò chơi điện tử như Twitch hay Riot Games.
Nhà Trắng đã hỗ trợ chương trình tập huấn và tư liệu cho các cơ sở giáo dục bậc cao tại Mỹ, tìm cách thuyết phục thêm sinh viên và học viên thay đổi suy nghĩ về vaccine. Một số trường còn tổ chức ban công tác sinh viên, gọi điện trực tiếp vận động bạn bè tham gia tiêm chủng.
Giới chức y tế Mỹ nhiều lần nhấn mạnh lợi ích từ vaccine quan trọng hơn những lo ngại tác dụng phụ ở người trẻ. Theo Ben Wakana, phó giám đốc truyền thông cho nhóm chuyên trách ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, lượng bệnh nhân Covid-19 nhập viện là người trẻ đang tăng rõ rệt so với giai đoạn đầu đại dịch. Điều này chứng tỏ nguy cơ trực tiếp từ biến chủng mới đối với người trẻ chưa tiêm vaccine.
Wakana kỳ vọng mối lo chung về biến chủng Delta sẽ khiến nhiều người trẻ ở Mỹ thay đổi suy nghĩ và đón nhận chiến dịch tiêm chủng tích cực hơn. “Nếu bạn còn trẻ và nghĩ mình không cần vaccine, biến chủng Delta chính là lý do bạn nên tiêm chủng”, ông nhấn mạnh.
Trường hợp đầu tiên tử vong do đông máu sau khi tiêm vắc xin Moderna
Các bác sĩ ở bang Pennsylvania (Mỹ) đã báo cáo trường hợp đông máu nghiêm trọng đầu tiên được cho là có liên quan đến vắc xin Covid-19 của Moderna.
Các bác sĩ Mỹ đã phát hiện trường hợp đầu tiên bị đông máu nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin Moderna . Ảnh REUTERS
Các chuyên gia y tế tại Mạng lưới Y tế Allegheny ở thành phố Pittsburgh, Pennsylvania ngày 28.6 báo cáo một người đàn ông 65 tuổi đã nhập viện với triệu chứng của huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) chỉ 10 ngày sau khi tiêm vắc xin Moderna mũi thứ hai, theo đài RT.
Hai ngày sau, bệnh nhân này tử vong. Người này cũng bị tăng huyết áp mãn tính và cholesterol trong máu cao. Các bác sĩ kết luận người này có các triệu chứng của việc bị đông máu do vắc xin (VITT).
"Việc tồn tại huyết khối, đặc biệt là huyết khối xoang tĩnh mạch não, là đặc điểm của VITT hoặc TTS", các bác sĩ viết trong một bài báo đăng trên chuyên san khoa học Annals of Internal Medicine .
Mặc dù các bác sĩ nói có bằng chứng "vững chắc" cho thấy bệnh nhân bị VITT, họ cũng cảnh báo không thể loại trừ các nguyên nhân khác gây ra đông máu.
Đây là trường hợp đông máu đầu tiên được phát hiện có liên quan đến vắc xin mRNA. Các vắc xin loại này bao gồm vắc xin do Moderna và Pfizer sản xuất.
Trước đó, những trường hợp bị đông máu sau khi tiêm vắc xin Covid-19 rơi vào hai loại vắc xin AstraZeneca và Johnson & Johnson. Tuy nhiên, hai vắc xin này dùng công nghệ vector adenovirus.
Các bác sĩ tại Allegheny Health cho biết nghiên cứu của họ "làm phức tạp" thêm giả thuyết rằng các trường hợp đông máu sau khi tiêm vắc xin Covid-19 trước đây là do công nghệ vector adenovirus gây ra.
Dù có thể đã phát hiện ra trường hợp đông máu đầu tiên liên quan đến vắc xin mRNA, các bác sĩ ở Pittsburgh lưu ý rằng nhiều triệu người đã được chủng ngừa mà không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Họ cũng nói thêm rằng người dân không nên e ngại tiêm việc vắc xin vì báo cáo này.
Mỹ cảnh báo sự cố viêm tim do vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ cho biết sẽ sớm bổ sung cảnh báo về các trường hợp bị viêm tim hiếm gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ vào thông tin chỉ dẫn về vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna. Một phụ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech ở Pennsylvania, Mỹ -...