Thanh niên không có bàn tay xin tiếp viên chờ để chạy đi vay thêm 550.000 mua vé và cái kết ấm lòng
Sau người đàn ông về quê gấp để nhìn mặt con gái lần cuối, sân bay lại có thêm một câu chuyện về tình đồng bào được lan tỏa trên MXH.
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp, trong đó đáng quý nhất là lòng nhân ái, “ lá lành đùm lá rách”, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn khó khăn.
Mới đây, một câu chuyện được chia sẻ trên MXH đã khiến nhiều người không khỏi xúc động vì ngưỡng mộ, khâm phục tấm lòng tương thân tương ái.
Nguyên văn câu chuyện được chia sẻ:
Bạn sẽ xử trí ra sao nếu gặp một hành khách k-h-u-y-ế-t t-ậ-t, không có giấy tờ tuỳ thân, khuôn mặt khắc khổ, nài nỉ: “Cha em bị bệnh nặng, em cần về Hải Dương gấp”.
Bạn sẽ làm gì khi vé bay 900.000đ nhưng vị khách chỉ có 350.00đ vẫn gắng gượng : “Đợi em đi xe ôm về Quận 7 vay bạn thêm tiền, rồi quay lại mua vé”.
Sân bay Tân Sơn Nhất buổi chiều cuối cùng của tháng 5 vắng vẻ, đủ khiến vị khách ấy càng trở nên đặc biệt. “Em đi xe đò vào TP.HCM cách đây 3 năm, bán vé số dạo để gởi tiền về quê. Cha em bị tai biến , hôm nay ra sân bay mua vé về quê gấp, nhưng bị từ chối vì em không có giấy tờ hợp lệ. Em không có đôi bàn tay, nên không làm chứng minh nhân dân được. Anh chị thương giúp em với!”.
Video đang HOT
Tôi chụp lại Giấy chứng nhận do UBND xã cấp của vị khách để thử trình bày với bên an ninh sân bay. Biết là rất khó, nhưng chỉ có một tia hi vọng thì vẫn phải thử. “Được, em!”. Câu trả lời đồng ý ngắn gọn nhưng ấm áp của an ninh sân bay khiến tôi mừng vui vô cùng!
Vị khách khó nhọc vét từng tờ tiền lẻ trong túi, vừa tròn 350.000đ. Anh dúi vào tay tôi, nói tôi chờ anh đi vay tiền rồi quay lại. Các đồng nghiệp và tôi kéo anh lại. “Anh đi là không kịp chuyến bay đâu. Để tụi em tính.” Tôi nhét lại vào túi anh 350.000đ – những đồng tiền lẻ có lẽ đầy nắng gắt và mồ hôi chốn Sài thành. Mấy người chúng tôi, mỗi anh em một ít, gom đủ vé bay cho anh, còn dư một xíu cũng nhét thêm vào túi anh làm lộ phí về quê từ sân bay Nội Bài. Sau khi thanh toán tiền vé máy bay, tôi đưa anh sang quầy làm thủ tục. Gọi điện báo cáo sếp (Trưởng Đại diện GO SGN), chị nói để chị gặp và biếu anh thêm chút lộ phí nữa.
Nhận vé rồi hướng dẫn anh lên phòng chờ, anh tần ngần một lúc rồi xin tên chúng tôi, bịn rịn nói lời cảm ơn.
Sân bay Tân Sơn Nhất chiều nay vẫn chưa hết vắng vẻ, nhưng không cô quạnh. QH244 chiều nay đã chở một vị khách đặc biệt. Hạnh phúc của nghề nghiệp chúng tôi không chỉ nằm ở việc bạn đồng hành với hành khách mọi nơi, mọi lúc.
Hạnh phúc còn là vì bạn nỗ lực không bỏ bất kì hành khách nào lại phía sau.
Câu chuyện này sau khi chia sẻ đã nhận được nhiều bình luận tích cực của cộng đồng mạng. Nhiều người ca ngợi tấm lòng đùm bọc, lá lành đùm lá rách của đội ngũ nhân viên sân bay.
Bạn trẻ ca ngợi “Việt Nam có thể nghèo về tiền bạc nhưng về tình cảm thì không bao giờ”
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là bài quảng cáo cho hãng bay
Còn nhớ cách đây không lâu, trên MXH đã lan tỏa câu chuyện về người đàn ông bật khóc xin đổi chuyến bay sớm để kịp về chịu tang con.
Theo đó, anh Trần Văn Hải (quê tại Nghệ An) làm công nhân tại TP.HCM. Chiều ngày 17/4, anh vội xin nghỉ việc, mua vé ra sân Tân Sơn Nhất để bay gấp về quê khi nghe 2 con gặp n-ạ-n.
Thế nhưng, vì lỡ mua nhầm vé chuyến bay 20h, muốn bay sớm thì phải mua lại vé khác nên anh chỉ còn biết òa khóc n-ứ-c n-ở. Thấy vậy, nhiều người mới hỏi rõ sự tình và mua tặng người cha một chiếc vé khác để anh có thể kịp về gặp con lần cuối.
Sáu đơn vị thuộc ngành điện miền Bắc: Tiếp tục hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh
Tiếp tục hưởng ứng chương trình 1 tỷ cây xanh theo chỉ thị của Thủ tướng, ngày 27/4, 6 đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã thực hiện lễ phát động và trồng cây tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).
Các đại biểu tham gia trồng cây hoa Bằng Lăng tại khuôn viên Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam
Tham dự lễ hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, về phía EVNNPC có bà Đỗ Nguyệt Ánh - Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc, ông Trịnh Quang Minh - Chủ tịch công đoàn, đại diện lãnh đạo, cán bộ công nhân viên 6 đơn vị thuộc EVNNPC gồm Ban QL dự án lưới điện; Ban QL dự án phát triển điện lực; Trung tâm Chăm sóc khách hàng; Công ty Công nghệ thông tin điện lực miền Bắc; Công ty tư vấn điện miền Bắc. Về phía Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam có ông Trịnh Ngọc Chung - Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý.
Phát biểu tại lễ phát động, bà Đỗ Nguyệt Ánh - Tổng giám đốc EVNNPC cho biết, hưởng ứng và thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về về tổ chức phong trào "Tết trồng cây" và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021, trong đó có mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh trong từng khu dân cư với sự tham gia của mọi người dân; tập trung ở địa bàn đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế khác, khu dân cư tập trung, khu văn hóa - lịch sử, khu tưởng niệm, hành lang giao thông...Tổng giám đốc và Công đoàn EVNNPC đã có chỉ thị tới toàn thể cán bộ công nhân viên trong tổng công ty. Trong đó giao nhiệm vụ cho mỗi một người trồng 1 cây xanh trong năm 2021 và 10 cây xanh trong giai đoạn 2021-2030.
Bà Đỗ Nguyệt Ánh - Tổng giám đốc EVNNPC phát biểu tại buổi Lễ
Theo bà Ánh, trong thời gian qua, để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định với chất lượng và dịch vụ ngày càng cao, Tổng công ty đã đầu tư nhiều dự án, công trình điện và đương nhiên sẽ có những cây xanh bị mất đi, ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường dù đây là điều luôn "day dứt". Chính vì vậy, chương trình hưởng ứng trồng 1 tỷ cây xanh do các đơn vị thuộc EVNNPC thực hiện rất thực chất, có ý nghĩa to lớn, tiếp tục lan toả, nhân lên những điều tốt đẹp, góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên, phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Bà Đỗ Nguyệt Ánh cũng đánh giá cao tinh thần chủ động, phối hợp của các đơn vị trong Tổng công ty dù chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đã tổ chức phát động trồng cây xanh tại làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam - một địa điểm có giá trị văn hoá ý nghĩa. Điều này thể hiện trách nhiệm cao nhất của mỗi cán bộ, công nhân viên trong từng đơn vị nói riêng và EVNNPC nói chung với cộng đồng xã hội, với đất nước và vì một Việt Nam xanh, phát triển bền vững. Bà Ánh cũng mong rằng, mỗi cán bộ công nhân viên EVNNPC cần quán triệt nội dung Chỉ thị của Thủ tướng, không chỉ trồng mới mà còn tiếp tục chăm sóc cây xanh.
Lãnh đạo EVNNPC cũng gửi lời cảm ơn và mong rằng Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện, hợp tác, đồng hành cùng với EVNNPC trong việc trồng và chăm sóc cây xanh vì mục tiêu, nhiệm vụ chung của đất nước.
Phiến đã lưu niệm vườn cây EVNNPC tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam
Chia sẻ tại lễ trồng cây, ông Trịnh Ngọc Chung đã đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Tổng Công ty EVNNPC và các đơn vị trong việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng. Mỗi cây xanh được trồng trong khuôn viên sẽ góp phần bảo vệ môi trường, làm cho Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam xanh hơn, đẹp và có ý nghĩa hơn với du khách.
Ngay sau lễ phát động, các đại biểu cùng cán bộ, công nhân viên 6 đơn vị đã trồng gần 200 cây hoa Bằng lăng tại khuôn viên Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Được biết, từ đầu năm đến nay, hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ cũng như thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn và Công đoàn điện lực Việt Nam (EVN), các đơn vị trực thuộc EVNNPC đã tổ chức trồng và chăm sóc hàng nghìn cây xanh trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố tại miền Bắc. Thông qua hoạt động này, EVNNPC mong muốn lan toả tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng trong việc trồng, chăm sóc cây xanh bảo vệ môi trường. Theo kế hoạch dự kiến, trong giai đoạn 2021 - 2025, EVNNPC phấn đấu trồng mới và chăm sóc 100.000 - 300.000 cây xanh.
Sức mạnh lòng dân Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, gian khổ, ác liệt nhưng vô cùng vẻ vang của dân tộc ta. Đây là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng...