Thanh niên hơn 20 năm không ăn cơm: Gia đình “vận động” mãi không được
Từ trước đến nay, cơm là loại thực phẩm được hầu hết các gia đình Việt Nam sử dụng hàng ngày.
Không chỉ giàu dinh dưỡng mà nó còn là thực phẩm nuôi sống cơ thể.
Tuy nhiên, có một số trường hợp không thích hoặc không thể sử dụng loại thực phẩm này. Như trường hợp của nam thanh niên dưới đây chính là một ví dụ.
Cụ thể, trường hợp hi hữu này được đăng tải trên Báo Dân trí, chàng trai tên là Quách Đình Dương (SN 1999, quê ở xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Câu chuyện về cậu thanh niên nhiều năm không ăn cơm từng nổi tiếng trên mạng xã hội cách đây 5 năm. Đến hiện tại, Dương 23 tuổi cũng là 23 năm chàng trai này không ăn bất cứ hạt cơm nào.
Dương từng nổi tiếng cách đây 4 năm vì từ nhỏ đến lớn không ăn hạt cơm nào. (Ảnh: Đời sống & Pháp luật)
Trước đó, trong năm ngoái, chia sẻ với Dân trí về thói quen ăn uống đặc biệt của con, bà Cao Thị Tình, mẹ của Dương cho hay: “Dương rất sợ đồ ăn có màu trắng nên cơm không ăn. Bún, phở em ít khi ăn, nếu có ăn thì cũng đổ rất nhiều tương ớt vào.
Ngoài ra, Dương cũng không thích ăn đồ luộc, rau xanh. Gà luộc hay thịt lợn luộc không bao giờ Dương động đũa. Những loại thịt sẫm màu như thịt trâu, thịt bò phải xào, rán hoặc nướng lên em mới ăn… Rau xanh em không ăn nhưng lại ăn được hoa quả.”
Mẹ của Dương khẳng định gia đình đã nhiều lần vận động Dương ăn cơm nhưng không thành. (Ảnh: Lao động Thủ đô)
Chiếc tủ lạnh của gia đình lúc nào cũng dự trữ sẵn mì tôm cho con trai. (Ảnh: Đời sống & Pháp luật)
Mẹ của chàng trai cũng cho biết gia đình đã nhiều lần vận động con tập ăn cơm, thậm chí là ép ăn nhưng cứ đưa lên miệng là cậu trực nôn ra. Thay vì ăn cơm, Dương sử dụng mì tôm, mì gạo hoặc bánh kẹo, hoa quả, sữa… để thay thế. Biết con trai không ăn được cơm nên gia đình cũng đành “bó tay”, chủ động bồi bổ cho con bằng các thực phẩm khác.
Video đang HOT
Nguyên nhân Dương không thể ăn cơm là do tâm lý bị ám ảnh từ nhỏ. Chia sẻ với Dân trí, bà Tình kể lại từ khi Dương còn nhỏ do bố mẹ hay bận việc nên thường gửi con cho ông bà hoặc các bác trông hộ. Thời điểm đó, mọi người hay cho cậu ăn gói cháo ăn liền. Cũng từ đó mà Dương ăn nhiều quá thành quen nên về nhà không ăn cơm nữa.
Cậu bạn không thể ăn cơm vì bị ám ảnh tâm lý, cứ cho cơm lên miệng là trực nôn trớ. (Ảnh: Báo Hải Dương)
Ngoài ra, chàng trai cũng kể với mẹ rằng, khi còn nhỏ từng thấy bác rải cơm trắng ra nong, nia rồi thổi quạt hong khô. Hình ảnh này khiến cậu bị ám ảnh vì liên tưởng hạt cơm tới những thứ khác đáng sợ hơn. Chính vì thế cứ khi nào định cho cơm trắng vào miệng là cậu lại nôn ra.
Dù không ăn cơm nhưng nam thanh niên vẫn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm khác. Hiện tại anh chàng cao gần 1,7m nhưng chỉ nặng khoảng 52kg, dáng người hơi gầy. Khi Dương đi khám sức khỏe để xin vào công ty làm việc các bác sĩ cũng nói cậu hoàn toàn phát triển bình thường.
Đến nay Dương đã 23 tuổi nhưng vẫn giữ nguyên thói quen không ăn cơm của mình. (Ảnh: Dân trí)
Hiện tại, anh chàng đã đi làm công nhân tại một công ty may ở địa phương. Ở công ty ngoài ăn cơm thì công nhân cũng được chuẩn bị sẵn mì tôm, bánh mì hoặc xôi. Chính vì thế, Dương có thể trụ lại làm việc như bình thường.
Gia đình cũng lo lắng với sở thích không ăn cơm của con trai sẽ khiến cậu không đảm bảo sức khỏe khi làm việc. Họ cũng muốn con có thể làm tại nhà, tuy nhiên anh chàng muốn được ra ngoài làm để giúp đỡ bố mẹ.
“Chúng tôi bảo Dương cảm thấy sức khoẻ không tốt thì ở nhà, gia đình tạo điều kiện cho em ở nhà vì nhà cũng có cửa hàng thế nhưng em thích đi làm. Em bảo đi làm vừa để giúp đỡ bố mẹ, vừa là ra ngoài được giao lưu, học hỏi nên chúng tôi tôn trọng quyết định của con”, bà Tình chia sẻ với Dân trí.
Ông Quách Đình Tùng, bố Dương, cho biết Dương rất sợ khi ngửi thấy mùi cơm. (Ảnh: Vietnamnet)
Theo các chuyên gia, hiện tượng nam thanh niên này không thể ăn cơm có thể do ảnh hưởng của tâm lý. Bác sĩ Lê Đào Nghĩa, bác sĩ tại một bệnh viện ở Hà Nội chia sẻ với Dân trí cho hay: ” Ngoài thói quen thì có thể do đã gặp phải điều gì đó gây sợ hãi khi ăn cơm và trở thành ám ảnh. Ví dụ, có người nhìn khi nhìn thấy miếng thịt có màu đỏ thì họ sợ hãi không ăn vì liên tưởng tới máu. Hay có người sợ những thức ăn mềm hoặc có màu vàng vì gợi nhớ đến hình ảnh phân của em bé”. Theo vị bác sĩ này, các chứng ám ảnh này có thể chữa được nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức.
Trước đó, mạng xã hội cũng xôn xao câu chuyện về người phụ nữ ở Cần Thơ gần 30 năm không ăn cơm vẫn sống khoẻ mạnh. Theo đó, bà Dương Thị Thúy (hiện tại 54 tuổi, sống tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ) cho biết bản thân chính là người được nhắc tới trong câu chuyện này. Việc bà không ăn cơm là có thật, song những tin đồn như chỉ ăn trầu để sống thì không chính xác.
Bà Thúy chia sẻ với VietNamNet: ” Đúng là tôi không ăn cơm từ lúc 26 tuổi. Còn chuyện chỉ ăn trầu mà sống được là không đúng. Hàng ngày tôi vẫn ăn bắp, khoai, thỉnh thoảng mới ăn trầu chứ không ăn thường xuyên. Ăn cơm vào là mệt, tay chân bủn rủn không làm được gì… Tôi không ăn cơm, thịt, cá, đồ mặn, nhưng vẫn khỏe mạnh, lao động bình thường“.
Bà Thúy không ăn cơm từ năm 26 tuổi. (Ảnh: VietNamNet)
Không chỉ có bà Thúy, cô con gái Nguyễn Thị Hường cũng có biểu hiện “sợ cơm” giống như mẹ khi ở độ tuổi U30. Cuối cùng, cả hai mẹ con đều không ăn một hạt cơm nào, thay vào đó là những thực phẩm dinh dưỡng khác.
Bà Thúy không chỉ ăn nguyên lá trầu mà còn bổ sung nhiều thứ khác. (Ảnh: VietNamNet)
Bạn nghĩ sao về những trường hợp này? Chia sẻ dưới bình luận ngay nhé.
Từ trước đến nay, cơm vẫn là thực phẩm phổ biến nhất trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, hiện tại điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, có nhiều loại thực phẩm có thể thay thế cơm mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Nhiều người cũng lựa chọn hạn chế hoặc cắt giảm tinh bột để giảm cân, duy trì vóc dáng. Đó là sự lựa chọn của từng người nhưng bạn cũng nên chú ý điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Học sinh kể về việc bị nhà trường "vận động" không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý
Với những học sinh từng lọt vào "danh sách đen" được nhà trường "vận động" không thi tốt nghiệp, không chỉ có lo lắng về việc mình có được thi hay không, mà còn là sự xấu hổ, ngại ngùng với bạn bè, thầy cô và cả áp lực từ phía gia đình.
N.Đ.H cựu học sinh Trường THPT Tự lập (Mê Linh, Hà Nội) vừa tốt nghiệp năm 2021, nhưng đến nay khi nghe những thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, báo chí về việc học sinh được nhà trường "vận động" không thi chuyển cấp, N.Đ.H lại thấy hình ảnh của mình trong đó vào 1 năm trước khi cũng được "vận động" không thi tốt nghiệp THPT để tránh ảnh hưởng đến thành tích chung của nhà trường.
N.Đ.H cho biết, khi học lớp 12 Trường THPT Tự Lập (Mê Linh, Hà Nội) vì học kém một số môn như Toán, Tiếng Anh, điểm thi thử các môn này thường xuyên ở mức thấp dưới trung bình, nên H. đã được nhà trường mời riêng lên phòng hội đồng để thông báo nếu điểm thi thử và lực học không tiến bộ thì không nên thi tốt nghiệp THPT.
Trường THPT Tự Lập, Mê Linh, Hà Nội. (Ảnh: Facebook THPT Tự Lập)
"Những lần thi thử điểm của em không ổn định, có môn điểm khá, có môn lại rất thấp, nên nhà trường nói rằng em phải cố gắng phải chắc chắn đỗ mới cho thi, nếu không trường sẽ cấp chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 12. Em tự nhận thấy bản thân mình yếu kém ở một số môn học, trong đó có môn Toán và Tiếng Anh, những môn còn lại để thi tốt nghiệp em vẫn tự tin mình có thể học và thi được, nhưng em đã cố gắng rất nhiều. Khi nhà trường nói rằng nếu thi trượt sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung của trường, khuyên em không nên thi, em cũng đã rất buồn, nhưng em vẫn quyết tâm thi bằng được", N.Đ.H chia sẻ.
Sau nhiều nỗ lực, N.Đ.H vẫn thừa điểm để đỗ tốt nghiệp THPT, nam sinh chia sẻ bản thân cảm thấy đúng đắn khi thời điểm đó quyết tâm và nỗ lực thi bằng được: "Nếu em không thi, em đã đánh mất cơ hội của mình, em nghĩ mình có quyền được thi và thực sự cố gắng rất nhiều để học và thi. Thời điểm đó, em không chỉ lo lắng liệu mình có được thi hay không mà còn chịu áp lực từ phía gia đình vì nhà trường gặp trực tiếp phụ huynh để vận động không nên để em thi tốt nghiệp".
N.Đ.H hiện tại đã tốt nghiệp THPT và đang học việc tại một doanh nghiệp với vị trí chăm sóc khách hàng, H. cho rằng, tấm bằng tốt nghiệp THPT không chỉ giúp em tìm kiếm việc làm, mà việc vượt qua kỳ thi cũng là một lần thử thách để vượt qua chính mình, vượt qua những định kiến, suy nghĩ của những người xung quanh.
Cũng tưng tự như N.Đ.H, N.H.L cựu học sinh Trường THPT Tự Lập (Mê Linh, Hà Nội) vừa tốt nghiệp năm 2021 cũng cho biết, khi học lớp 12 nhiều lần nhà trường thông báo công khai trước lớp về việc học sinh có học lực yếu kém không nên thi để tránh ảnh hưởng đến thành tích chung của nhà trường.
"Nhà trường thông báo sẽ mở một lớp riêng cho những học sinh có học lực yếu kém, sau đó cử giáo viên bồi dưỡng, nếu học sinh nào học kém sẽ không được thi. Các thầy cô giáo chủ nhiệm cũng sẽ bị ảnh hưởng, hạ bậc thi đua nếu lớp có học sinh không đỗ tốt nghiệp. Nhiều thầy cô dù rất muốn học sinh mình được đi thi, nhưng vì sức ép từ trên nên các thầy cô vẫn phải chuyển lời đến học sinh. Khóa của em mỗi lớp đều có 1-2 bạn nằm trong danh sách đen có nguy cơ không được thi tốt nghiệp", N.H.L chia sẻ.
Dù không nằm trong danh sách "đen" trên, nhưng N.H.L cũng rất bức xúc trước cách làm trên của nhà trường: "Nhiều bạn trong lớp em rất ngoan, chịu khó, nhưng học lực kém, nhà trường lại không muốn cho các bạn đi thi vì sợ ảnh hưởng đến thành tích chung. Các thông tin đều được nói công khai trước lớp, với học sinh lớp 12, đã lớn như chúng em, bất cứ ai rơi vào hoàn cảnh đó đều cảm thấy xấu hổ, tự ti với bạn bè, gia đình. Các bạn không chỉ lo sợ áp lực không được thi mà còn gặp phải nhiều áp lực tâm lý khác từ nhà trường, gia đình... Chúng em rất bức xúc, nhưng vì sợ nên không dám phản đối nhà trường, chỉ có thể nói chuyện, tâm sự với nhau để vơi bớt đi những bức xúc. Nhiều lần chúng em có nói với giáo viên chủ nhiệm nhưng thầy cô cũng không dám lên tiếng vì sẽ bị hiệu trưởng chỉ trích", N.H.L chia sẻ.
Trong đơn thư gửi Báo điện tử VOV mới đây, một số giáo viên trường THPT Tự Lập (Mê Linh, Hà Nội) cũng cho biết năm học 2020-2021 Ban Giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp 12 kê khai danh sách những học sinh yếu kém, sau đó gọi riêng từng em lên vận động không thi tốt nghiệp THPT.
"Vì lý do nếu thi không đỗ sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi tốt nghiệp THPT của trường, nên nhà trường đã giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp 12 rà soát các em học sinh yếu kém, nếu giáo viên không thực hiện được thì phải chịu trách nhiệm với nhà trường. Thông tin này được nêu ra tại cuộc họp giáo viên chủ nhiệm ngày 21/4/2021. Đáng nói trong đó có một học sinh lớp 12 A2 rất chăm chỉ nhưng học yếu do em gặp vấn đề sức khỏe, khả năng nghe nói kém, nên đã "được" giáo viên chủ nhiệm lớp "động viên thành công" không thi tốt nghiệp để tránh ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường. Có học sinh không thể động viên được thì nhà trường ép thi riêng một mình một phòng để tạo áp lực", một số giáo viên nêu rõ trong đơn thư gửi VOV.VN.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, một số giáo viên trong trường cũng xác nhận việc mình nhận được chỉ đạo "miệng" từ hiệu trưởng, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn rà soát từng lớp, với những học sinh học lực kém, vận động các em chỉ nhận giấy chứng nhận hoàn thành hết lớp 12 và không tham gia thi, tránh ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường.
Việc vận động học sinh không thi chuyển cấp đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây, câu hỏi đặt ra là mục đích của việc này nhằm hướng tới hướng nghiệp tốt hơn cho các em hay vì để bảo vệ thành tích "ảo" của lãnh đạo một số trường?/.
TP.HCM: Bé trai 13 tuổi ở Q.Bình Tân mất liên lạc với gia đình hơn 20 ngày Bé trai 13 tuổi (ngụ P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TP.HCM) lấy xe đạp nói chạy qua chỗ làm của ba rồi... mất liên lạc hơn 20 ngày qua. Ngày 19.4, Công an P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân (TP.HCM) cho biết đã tiếp nhận tin trình báo của người dân trên địa bàn về việc một bé trai 13 tuổi mất...