Thanh niên Ấn Độ chiến đấu với Covid-19 bằng mạng xã hội và oxy
Khi Ấn Độ đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh Covid-19 kinh hoàng, một số người trẻ đã thiết lập các ứng dụng để thu hút nguồn hỗ trợ, giúp các bệnh nhân tiếp cận nguồn cung.
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra ở trường, nữ sinh Swadha Prasad bắt đầu với công việc thực sự của mình: tìm kiếm oxy, thuốc và giường bệnh cho các bệnh nhân Covid-19 trong bối cảnh Ấn Độ đang lao đao vì làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Những người Ấn Độ trẻ tuổi đã và đang tham gia vào nỗ lực chung chống dịch Covid-19. Ảnh: AFP.
Khi chính phủ Ấn Độ phải vật lộn để đối phó với đại dịch, những người Ấn Độ trẻ tuổi đã và đang tham gia vào nỗ lực chung chống dịch. Một số người đã thiết lập các ứng dụng để thu hút nguồn hỗ trợ, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để hướng nguồn lực đến những người cần trợ giúp.
Prasad, một cô gái mới chỉ 17 tuổi, làm việc với hàng chục tình nguyện viên – tất cả đều ở độ tuổi từ 14-19. Họ là một phần của tổ chức Uncut do những người trẻ tuổi lãnh đạo. Tổ chức này xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến về thông tin liên quan đến các nguồn cung y tế sẵn có trên khắp cả nước.
Tổ chức này hoạt động 24/7, với các thanh thiếu niên liên tục duy trì kết nối điện thoại để xác minh sự sẵn có của các nguồn cung y tế, cập nhật thông tin trong thời gian thực và trả lời các cuộc gọi từ người thân những bệnh nhân Covid-19 đang cần đến sự giúp đỡ.
Prasad làm việc suốt 14 giờ liên tục từ trước bữa trưa ngày hôm trước cho tới 1h sáng hôm sau. Prasad chia sẻ: “Một số người trong nhóm chúng em làm việc từ nửa đêm đến sáng, vì các cuộc gọi chưa ngừng lại cho đến tận 3h sáng”.
Prasad cho biết, công việc mà em và các bạn làm là một câu chuyện dài và mệt mỏi, nhưng nói thêm: “Nếu em có thể giúp cứu một mạng người, chẳng có bất kỳ lý do gì để em lại nói không”.
Prasad chia sẻ về một trường hợp mà nhóm của em đã trợ giúp để bệnh nhân có thể tìm thấy nguồn cung cấp oxy trong đêm, sau 2 tiếng đồng hồ phải chờ đợi. “Nó không chỉ là cung cấp các nguồn lực… đôi khi mọi người chỉ cần biết là họ không đơn độc”, Prasad nói.
Với khoảng 2/3 trong số hơn 1,3 tỷ dân ở độ tuổi dưới 35, Ấn Độ là quốc gia có dân số rất trẻ, nhưng dường như những người trẻ chưa bao giờ được kêu gọi để gánh vác những trách nhiệm to lớn đến vậy.
Video đang HOT
“Người đàn ông oxy”
Khi đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ ngày càng trở nên khủng khiếp hơn thì nhiều người đã tình nguyện tham gia cùng cộng đồng chống dịch.
Tại khu ổ chuột ở Mumbai, Shanawaz Shaikh đã cung cấp oxy miễn phí cho hàng nghìn người.
Shanawaz Shaikh (phải) đã cung cấp oxy miễn phí cho hàng nghìn người. Ảnh: AFP
Được biết đến với biệt danh “người đàn ông oxy”, người đàn ông 32 tuổi này đã bán chiếc ô tô SUV yêu thích của mình vào tháng 6 năm ngoái để tài trợ cho sáng kiến trợ giúp cộng đồng sau khi người em họ đang mang thai của bạn anh chết trên một chiếc xe kéo trong lúc cố gắng tìm cách để nhập viện.
“Cô ấy chết vì không được cung cấp oxy kịp thời”, Shaikh nói với AFP.
Shaikh cho biết, anh không bao giờ mong đợi mình sẽ đáp ứng nhiều yêu cầu trợ giúp đến vậy sau gần một năm bắt tay vào việc. “Chúng tôi từng nhận được khoảng 40 cuộc gọi mỗi ngày vào năm ngoái, giờ đây con số này là 500″.
Bản thân đội ngũ bao gồm 20 tình nguyện viên của Shaikh cũng đang phải chiến đấu với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngày càng trầm trọng – một phần do những kẻ trục lợi gây ra.
“Đó là thử thách với đức tin của con người”, Shaikh nói và mô tả việc anh đôi khi phải đi hàng chục km để mang nguồn oxy tới cho những bệnh nhân đang tuyệt vọng. “Khi tôi có thể giúp được ai đó, tôi cảm thấy nước mắt chực trào ra”.
Áp lực với các tình nguyện viên
Kỹ sư phần mềm Umang Galaiya nói với AFP rằng trong khi các thành phố lớn đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề thì cho đến nay, những hạn chế về công nghệ đang trở nên rõ ràng khi SARS-CoV-2 xâm nhập các thị trấn và làng mạc nhỏ hơn.
Galaiya cho biết, nhiều người dùng nền tảng truyền thông xã hội để tìm kiếm nguồn cung y tế. Nắm bắt nhu cầu này, Galaiya đã phát triển một ứng dụng có thể giúp mọi người tìm thấy thứ họ cần dễ dàng hơn và điều quan trọng là ứng dụng giúp họ giới hạn tìm kiếm những nguồn lực đã được xác minh.
Nhưng ngay cả như vậy, ứng dụng hữu ích của Galaiya cũng chẳng thể giúp gì cho những người dân bên ngoài các thành phố lớn, chàng trai 25 tuổi chia sẻ, trích dẫn ví dụ chính quê hương mình ở bang Gujarat – khu vực vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, có tỷ lệ sử dụng internet thấp.
“Nếu tôi tìm kiếm nguồn cung y tế ở Jamnagar thì chẳng có gì trên Twitter cả”, Galaiya nói.
Galaiya cũng đề xuất ý tưởng đăng ký giường bệnh trực tuyến. Theo đó, cơ sở dữ liệu sẽ được cập nhật tự động theo thời gian thực. Điều này có thể giúp những bệnh nhân không mất thời gian phải chạy từ cơ sở y tế này sang cơ sở khác để tìm giường.
“Nếu chúng ta có thể làm điều đó cho các rạp chiếu phim để tránh tình trạng quá tải thì tại sao chúng ta lại không thể làm điều tương tự ở các bệnh viện?”, Galaiya đặt câu hỏi.
Tràn đầy nhiệt huyết nhưng Galaiya cũng không khỏi lo ngại khi nỗ lực của những người trẻ khó bền vững khi họ phải đảm nhận khối lượng công việc quá lớn. Galaiya chỉ ra rằng khi những tình nguyện viên bị quá tải tự bản thân họ sẽ cạn kiệt năng lượng, đặc biệt khi dịch bệnh tàn phá thành phố của họ không có dấu hiệu bị đẩy lùi.
Những tổn thương khi phải đối mặt với bệnh tật và cái chết hàng ngày đã bắt đầu bộc lộ rõ.
“Chúng em làm việc rất chăm chỉ nhưng không thể cứu được tất cả mọi người”, Prasad run run khi nói về nỗ lực cứu sống một cụ bà 80 tuổi mắc Covid-19 bất thành.
Mặc dù nhóm của Prasad có sắp xếp các buổi giao lưu trực tuyến để chia sẻ, thư giãn và dành thời gian nghỉ ngơi, nhưng thực tế là căng thẳng chẳng thể nào tan biến.
“Cha mẹ em thực sự lo lắng về điều đó. Nhưng khi bạn bè cần đến sự giúp đỡ thì họ đều tìm đến em”, Prasad chia sẻ.
Làn sóng người lao động di cư rời khỏi các thành phố ở Ấn Độ
Theo số liệu của chính phủ Ấn Độ công bố ngày 28/4, số ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã vượt quá 200.000 ca trong tổng số gần 18 triệu ca bệnh.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tạm thời ở New Delhi, Ấn Độ ngày 27/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các thành phố lớn như New Delhi, Mumbai, Pune, Surat và Bangalore đã áp đặt phong tỏa. Các cơ sở y tế trên toàn quốc đều trong tình trạng quá tải, bệnh viện từ chối tiếp nhận thêm các bệnh nhân, thiếu nguồn cung ôxy, vật tư y tế cũng như nhân viên y tế.
Trong bối cảnh trên, người lao động di cư đang rời các thành phố lớn ở Ấn Độ để về quê nhà. Tình trạng này tương tự làn sóng rời đô thị năm ngoái, khi lệnh phong tỏa trên toàn quốc khiến nhiều ngành phải đóng cửa và người lao động di cư, chủ yếu làm trong các nhà máy may mặc, công trường xây dựng và lò gạch, mất việc làm.
Sanjit Kumar, 30 tuổi, tuần trước đã đáp chuyến tàu rời thành phố Surat về quê nhà ở bang Bihar, miền Tây Ấn Độ. Kumar thấy lo lắng khi hằng ngày đọc tin nhắn về số ca nhiễm và tử vong trên ứng dụng WhatsApp. Dù vẫn có việc làm ở thành phố, song Kumar quyết định về quê, cho rằng "ai cũng quý mạng sống".
Bên cạnh nỗi lo về dịch bệnh, người lao động còn mang nỗi lo về sự an toàn trên đường về quê. Các biện pháp phong tỏa chặt chẽ được áp đặt tại Ấn Độ hồi năm ngoái, trong đó hạn chế hoạt động của các phương tiện công cộng, ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu người lao động di cư và gây ra làn sóng rời thành phố về quê. Theo các tổ chức từ thiện, hàng trăm người lao động di cư đã thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông trong hành trình về quê bằng xe đạp, đi nhờ xe hoặc đi bộ.
Khi làn sóng dịch COVID-19 thứ hai bắt đầu hoành hành ở Ấn Độ tháng trước, người lao động di cư vừa trở lại thành phố làm việc sau nhiều tháng thất nghiệp lại bắt đầu vội vàng rời thành phố một lần nữa do lo ngại các dịch vụ giao thông có thể một lần nữa phải ngừng hoạt động. Ít nhất 3 người lao động di cư đã thiệt mạng sau khi chiếc xe buýt chở họ khởi hành từ thủ đô New Delhi bị lật ở miền Trung Ấn Độ do quá tải.
Tuy nhiên, giới chức Ấn Độ cho rằng tác động của lệnh phong tỏa năm nay không nghiêm trọng như năm ngoái vì các ngành không ngừng hoạt động hoàn toàn và các chuyến tàu vẫn hoạt động. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ trong tháng này đã khôi phục đường dây nóng phục vụ người lao động di cư. Đường dây này trước đó đã ngừng hoạt động trong vài tháng sau khi được thiết lập hồi tháng 4/2020. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ thông báo hỗ trợ tài chính cho chủ lao động thuê lao động di cư bị mất việc do đại dịch.
Ấn Độ yêu cầu Twitter, Facebook gỡ bài chỉ trích cách chống dịch Chính phủ Ấn Độ yêu cầu Facebook, Instagram và Twitter gỡ bỏ hàng loạt các bài đăng chỉ trích việc nước này đối phó với COVID-19 trên các trang mạng xã hội này. Lệnh này nhắm vào khoảng 100 bài đăng, bao gồm chỉ trích từ các chính trị gia đối lập và các tuyên bố kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi từ...