Thanh niên 20 tuổi thành người thực vật sau khi tắm nước nóng, nguyên nhân là do thói quen “tự chữa bệnh” mỗi khi lên cơn hen
Mỗi khi bệnh hen suyễn tái phát, bệnh nhân đều có thói quen mua thuốc làm giãn phế quản có tác dụng ngắn hạn.
Bác sĩ Phó Bân Quý, khoa ngoại lồng ngực, bệnh viện Taichung Veterans General Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam hơn 20 tuổi, sống tại Đài Bắc, Đài Loan, có tiền sử mắc bệnh hen suyễn.
Mỗi khi bệnh hen suyễn tái phát, bệnh nhân đều có thói quen mua thuốc làm giãn phế quản có tác dụng ngắn hạn (còn gọi là thuốc hít), và không tuân theo phác đồ điều trị lâu dài của bác sĩ.
Vài ngày trước, khi thời tiết trở lạnh, bệnh nhân cảm thấy tức ngực nên nghĩ rằng tắm nước nóng sẽ làm dịu cơn đau. Không ngờ, trong lúc tắm, hơi ẩm cao trong phòng tắm khiến bệnh hen suyễn tái phát, bệnh nhân bị ngất xỉu trong phòng tắm và sau đó được chẩn đoán thành người thực vật.
Ảnh minh họa
Một trường hơp khác là người đàn ông (56 tuổi) mắc bệnh hen suyễn và cũng có thói quen tự mua thuốc sơ cứu. Sau khi bệnh hen suyễn tái phát, bệnh nhân may mắn được chuyển ngay đến bệnh viện, nếu chậm trễ thì bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ đặt nội khí quản do suy hô hấp.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm lâm sàng, bác sĩ Phó nhận thấy nhiều bệnh nhân có thói quen sử dụng thuốc huốc hít khẩn cấp tác dụng ngắn (SABA) trong thời gian dài để giảm các triệu chứng, điều này sẽ khiến bệnh nhân xem nhẹ bệnh tình và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là phải cấp cứu hoặc nhập viện điều trị.
Để ngăn chặn bi kịch lặp lại của thanh niên hơn 20 tuổi, 400 cơ sở chăm sóc bệnh hen suyễn được chứng nhận ở Đài Loan đã tham gia chương trình “Kế hoạch giúp phổi trở nên khỏe mạnh”, chương trình này đã giảm 25% việc sử dụng thuốc hít khẩn cấp tác dụng ngắn.
Bác sĩ Phó cảnh báo, không nên chỉ sử dụng thuốc hít khẩn cấp tác dụng ngắn để tránh bệnh nhân bị phụ thuộc quá mức và bỏ lỡ cơ hội chẩn đoán và điều trị hen suyễn.
Nếu cơn hen bùng phát, thuốc hít tác dụng nhanh có thể làm giảm các triệu chứng của người bệnh ngay lập tức. Nhưng nếu thuốc kiểm soát dài hạn của người bệnh hoạt động tốt, người bệnh không nên sử dụng thuốc hít giảm đau nhanh thường xuyên.
Người bệnh được khuyến cáo ghi lại số lượt sử dụng mỗi tuần. Nếu số lần cần sử dụng ống hít tác dụng nhanh thường xuyên hơn số lần bác sĩ khuyên dùng, hãy đi khám bác sĩ. Người bệnh có thể cần phải điều chỉnh thuốc kiểm soát hen dài hạn.
Có rất nhiều thứ trong môi trường xung quanh có thể gây cơn hen. Bằng cách kiểm soát các yếu tố này, người bệnh có thể giảm nguy cơ lên cơn hen.Các yếu tố thường gặp bao gồm:
Lớp sừng trên da vật nuôi: Nếu bạn không thể sống thiếu thú cưng, tối thiểu không nên cho chúng vào phòng ngủ.
Mặt bụi: Hãy giặt ga trải giường bằng nước nóng, hút bụi cho đồ nội thất, không sử dụng thảm nếu được. Bạn nên nhờ người khác hút bụi và dọn dẹp nhà cửa. Nhưng nếu bạn phải tự làm, hãy mang mặt nạ phòng bụi.
Phấn hoa và nấm mốc ngoài trời: Luôn đóng cửa sổ. Không nên ra ngoài từ cuối buổi sáng đến chiều.
Hút thuốc lá: Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy ngừng ngay, cũng như không để người khác hút thuốc trong nhà hay trong xe ô tô của bạn.
Không khí lạnh : Giữ ấm cho mũi và miệng khi trời trở lạnh.
Nấm mốc trong nhà: Sửa đường ống bị rò rỉ, và làm sạch bề mặt bị mốc bằng thuốc tẩy.
Kịp thời cứu sống sản phụ bị hen phế quản cấp tính, nguy kịch sau sinh
Sản phụ có bệnh lý hen phế quản cấp tính, khó thở từng cơn. Sau phẫu thuật mổ lấy thai, bệnh hen của sản phụ chuyển xấu, rất may các bác sĩ đã kịp thời cấp cứu, cứu sống bệnh nhân.
Chiều 30/10, thông tin từ Bệnh Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa cấp cứu, cứu sống một sản phụ bị hen phế quản cấp tính.
Sản phụ là B.T. H., trú xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, được đưa vào viện trong tình trạng thai lần hai, 38 tuần tuổi, vết mổ cũ. Chị H. có bệnh lý hen phế quản 6 năm, có điều trị tại nhà. Trước ngày nhập viện, chị H. có lên cơn hen, đáp ứng ít với thuốc, lúc vào viện xuất hiện tình trạng khó thở từng cơn.
Các bác sĩ khoa Sản đã nhanh chóng hội chẩn mổ lấy thai cấp cứu, theo dõi hen phế quản cho sản phụ. Cháu bé sinh ra khỏe mạnh, tuy nhiên 10 giờ sau phẫu thuật, sản phụ xuất hiện tình trạng khó thở, tiếp đó lên cơn hen ác tính, vật vã, bệnh nhân tím tái được hội chẩn chuyển khoa Hồi sức cấp cứu.
Hiện sức khỏe của sản phụ H. đã ổn định.
Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu đã nhanh chóng đặt ống nội khí quản, bóp bóng hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc vận mạch, giãn phế quản. Nhờ được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân hồng trở lại, có mạch, huyết áp và tiếp tục được điều trị bằng thở máy, thuốc giãn phế quản, chống viêm, kháng sinh. Hiện tại sức khỏe của sản phụ cũng đã ổn định.
Theo bác sĩ Chuyên khoa I Trần Thanh Tình, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, hen phế quản là một bệnh rất thông thường. Các cơn hen phế quản nhẹ khi dùng thuốc giãn phế quản dạng xịt hoặc uống sẽ cắt cơn. Tuy nhiên cơn hen ác tính có thể xảy ra, không đáp ứng với các thuốc giãn phế quản, bệnh nhân suy hô hấp có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ cũng khuyến cáo người có tiền sử hen phế quản cần mang theo thuốc xịt giãn phế quản trong người để đề phòng cơn hen có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đồng thời, lưu ý khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tập thể dục ăn uống khoa học để nâng cao sức khỏe.
Hy hữu: Lấy mảnh ớt dài 2cm nằm trong... phế quản Nam bệnh nhân 62 tuổi, ở Ý Yên, Nam Định vừa được các bác sĩ gắp thành công mảnh ớt ở phế quản thùy dưới phổi phải. Bệnh nhân có tiền sử ho khạc đờm, khó thở nhiều đợt trong năm. Đợt này, biểu hiện khó thở, đờm đặc xanh, tức ngực phải, bệnh nhân đã điều trị kháng sinh, thuốc giãn phế...