Thanh niên 19 tuổi hôn mê vì ăn 2 loại thực phẩm ‘tai hại’ suốt 2 năm
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc tiểu đường và viêm tụy cấp. Lý do chính dẫn đến tình trạng hôn mê đột ngột của anh là tăng áp lực thẩm thấu do lượng đường trong máu quá cao.
Chàng trai 19 tuổi có sở thích ăn gà rán và uống trà sữa vào các ngày trong tuần. Ảnh: Freepik.
Theo tờ Stheadline, nam thanh niên 19 tuổi ở Ninh Ba (Trung Quốc) đã nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện chỉ số chất béo trung tính (triglyceride) của bệnh nhân vượt quá 45 mmol/l, lượng đường trong máu vượt quá 65 mmol/l, trong khi mức đường huyết sau khi ăn bình thường không vượt quá 11,1 mmol/l.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và viêm tụy cấp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôn mê đột ngột của anh là tăng áp lực thẩm thấu do lượng đường trong máu quá cao.
Qua tìm hiểu, chàng trai 19 tuổi có sở thích ăn gà rán và uống trà sữa vào các ngày trong tuần. Sau 6 tháng ăn và uống 2 loại thực phẩm này, nam thanh niên tăng từ 75 kg lên 95 kg.
Sau một thời gian ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, bệnh nhân có dấu hiệu thường xuyên bị khát nước. Trước khi rơi vào tình trạng hôn mê, nam thanh niên đã bị đau bụng đến ngất xỉu.
Theo bác sĩ Chu Kiến An, khoa Nội tiết và Chuyển hóa, Bệnh viện Trường Canh (Đài Loan, Trung Quốc), người mắc bệnh tiểu đường không nhất thiết phải bị béo phì. Vì vậy, việc đánh giá một người mắc bệnh tiểu đường chỉ dựa trên hình dáng cơ thể có thể không chính xác.
Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ Chu Kiến An cho biết chúng ta còn có thể tự đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường dựa trên biểu hiện của da, thị lực và nước tiểu:
Các nếp gấp da sẫm màu: Các nếp da như cổ, nách bị ảnh hưởng bởi tình trạng kháng insulin thường trở nên dày, sẫm màu hơn.
Tăng lượng thức ăn/nước uống/số lần đi tiểu: Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ liên tục muốn đi tiểu để bài tiết lượng đường dư thừa, điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng khát nước thường xuyên. Lượng đường bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc thức ăn không được hấp thụ hoàn toàn, có thể dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn.
Dễ mệt mỏi: Lượng đường trong máu sẽ bị đào thải theo nước tiểu khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu năng lượng và mất nước. Khi triệu chứng này xảy ra, lượng đường trong máu có thể nằm ngoài tầm kiểm soát và bạn cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Lượng đường trong máu cao sẽ khiến lượng lớn đường bị đào thải qua nước tiểu. Đường có thể làm sinh sôi vi khuẩn trong niệu đạo, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhìn mờ: Giác mạc có thể bị phù do lượng đường trong máu cao, khiến thị lực bị mờ. Nếu mắc bệnh tiểu đường, nhiều khả năng bạn sẽ mắc bệnh về võng mạc, thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp.
Sụt cân nhanh chóng: Tình trạng mất nước do bệnh tiểu đường có thể khiến bạn sụt cân nhanh chóng. Nếu bạn nhận thấy cơ thể mình giảm 10kg trong 2 tháng thì hay xem xét nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Vết thương khó lành: Máu của bệnh nhân tiểu đường có chứa đường. Chúng sẽ ngăn chặn các tế bào miễn dịch tiếp cận vết thương để loại bỏ vi khuẩn, khiến vết thương khó lành. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh thường ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường.
Phụ nữ cũng có thể bị ngứa bộ phận sinh dục.
4 đặc điểm chính của tình trạng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết gồm:
Tăng đường huyết nặng, lượng đường trong máu lớn hơn 600mg/dl.
Áp suất thẩm thấu cao, lớn hơn 320 mOsm/kg.
Mất nước nghiêm trọng.
Không có tình trạng nhiễm toan ceton rõ ràng.
Ngoài ra, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cũng phân biệt giữa rối loạn đường huyết và tiểu đường.
Lượng đường trong máu tiền tiểu đường:
Đường huyết lúc đói bất thường: Đường huyết lúc đói dao động từ 5,6mmol/L đến