Thanh Mai: ‘Tôi học cách thích nghi thời Covid-19′
Loanh quanh trong phòng thời gian đầu về nhà ở TP HCM sau hơn một năm kẹt dịch tại Israel, Thanh Mai vẫn thấy vui.
- Trở lại cuộc sống bình thường tại quê nhà, cảm xúc chị ra sao?
- Khi về nước, được cách ly 15 ngày trong khách sạn, tôi đếm từng giờ để quay về nhà. Sau đó, tôi tiếp tục ở nhà thêm 14 ngày cho yên tâm. Đến mùng 3 Tết, tôi mới hoàn thành thời gian tự cách ly, được gặp bạn bè, người thân. Tuy thỏa nỗi nhớ, tôi vẫn hạn chế tụ tập lâu, khi gặp người nhà cũng đeo khẩu trang. Tết Tân Sửu của tôi trải qua đơn giản như vậy, nhưng tôi vẫn thấy vui vì trở về môi trường thân thuộc, không có gì phải phàn nàn cả. Đêm đầu tiên, tôi cứ đi loanh quanh phòng, ngắm từng góc nhà, lòng vẫn chưa tin đây là sự thật.
Tôi không quan trọng việc được đi chơi nhưng hy vọng tình hình dịch cải thiện để mọi người quay lại cuộc sống bình thường. Tôi không bị ảnh hưởng lớn, tuy nhiên, mỗi người cũng khó phát triển dài lâu nếu xung quanh chưa ổn định. Kinh tế phát triển, mọi người có thu nhập tốt, dòng tiền mới có cơ hội xoay vòng nhanh hơn. Tôi làm việc trong ngành thẩm mỹ, làm đẹp. Máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu đều có hạn sử dụng, nên tôi cũng mong mọi thứ được vận hành đúng quy trình của nó.
Thanh Mai đi siêu thị khi kẹt ở Israel năm ngoái. Chị sinh năm 1973, là diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ múa, người dẫn chương trình và kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp. Ảnh: Nhân vật cung cấp .
- Việc đầu tiên chị làm khi về nước là gì?
- Khu tôi có nhiều hàng xóm trồng hoa, mua chậu kiểng chưng Tết. Từ trong phòng nhìn ra, tôi cũng được hưởng thụ vẻ đẹp đó. Tôi nhờ người đi mua hoa, trang trí nhà cửa cho có không khí tươi vui, để hàng xóm được ngắm cùng. Các em tôi biết ý, mua hoa dừa trồng dưới những gốc cây có sẵn trong vườn như xoài, mít, mận, khế…, khiến ngôi nhà nhiều sức sống hơn hẳn. Tôi mê cây cối, nhưng không trồng bonsai đắt tiền, chỉ thích những cây ăn trái. Tôi còn có một khu vườn cách nhà chừng 20 phút đi xe, mùa xoài vừa rồi cũng thu hoạch hàng trăm trái. Lúc đó tôi chưa về nước nên dành phần đó cho nhân viên. Sắp tới, tôigửi trái cây sạch tặng bạn bè, khách hàng. Tôi nghĩ, hoa trái đẹp mà chỉ có mỗi mình thưởng thức cũng thật vô nghĩa.
Trước đây, tôi có điều kiện đi nước này nước kia, thấy nhiều nơi phát triển. Nhưng trong thời dịch, tôi thấy yêu và tự hào về quê hương đất nước, biết ơn những điều bình thường nhất như được gặp bạn bè, ăn món Việt… Lần này về, tôi quyết định sẽ không đi đâu xa trong một thời gian dài. Tôi thấy đất nước đang rất phát triển, đồng thời cũng muốn đóng góp thêm cho ngành du lịch nước nhà.
- Chị làm gì để bớt cô đơn trong một năm sống ở xứ người?
- Tôi là người có thể sống vui một mình, không cần đi chơi, cà phê, bar, nhậu nhẹt… Khi ở nhà, tôi cũng thấy vui vì có nhiều việc để làm, ngoài ra có thể dành thời gian đọc thêm về lịch sử, học nấu các món ăn mới trên Youtube. Tôi thấy việc học hỏi rất vui. Tôi thích đọc sách, hay nói đùa hồi nhỏ không có tiền mua sách, lớn lên có tiền lại không đủ thời gian đọc. Hiện tại, tôi có cả tiền và thời gian, nhưng cuối cùng mắt yếu nên vẫn không dám đọc nhiều. Nhưng may mắn, bây giờ đã có sách nói. Tôi có thể nghe sách cả ngày không biết chán. Ngoài ra, tôi phải điều hành công ty từ xa và làm việc với các đối tác nên rất bận rộn.
Video đang HOT
- Điều tích cực nhất chị nhận được trong thời dịch?
- Có lẽ đó là khả năng bếp núc, nội trợ (cười). Ẩm thực quê nhà là thứ khiến tôi nhớ thương nhất trong những ngày ở đất khách. Người Tây thường nấu một món rồi ăn nhiều ngày, nhưng tôi không thể quen với điều đó. Tôi phải nấu ăn một ngày vài lần. Tuy vất vả, tôi học được cách nấu nướng đơn giản, tiện lợi. Ví dụ, thay vì luộc gà như cách thông thường, tôi rửa gà với nghệ để có màu vàng, thêm sả và lá chanh vào bụng gà, sau đó quấn giấy bạc và bỏ lò nướng. Thành phẩm ngon như gà luộc truyền thống nhưng tiện lợi hơn. Nhờ đó, tôi có thể ăn một ngày ba bữa khác nhau nhưng không mất quá nhiều thời gian.
Trong nước, mọi thứ đều sẵn có, thực phẩm luôn tươi sống. Tôi còn trồng một vườn rau trên sân thượng, khi cần là ra hái rồi chế biến ngay. Ở nước ngoài, nếu muốn dùng những gia vị như ngũ vị hương hay rượu mai quế lộ, tôi phải mua từng thành phần về, tự mình chế tạo, pha trộn. Nhờ vậy, tôi nhận ra bản thân kiên nhẫn hơn, dễ thích nghi, dễ hài lòng với cuộc sống hơn. Không những tự đi chợ, nấu nướng, tôi còn phải dọn dẹp sau mỗi bữa ăn, còn khi ở nhà đã có các cô giúp việc xử lý hết (cười).
Thanh Mai mời Giáng My (trái) đến nhà nấu ăn, mừng ngày tái ngộ. Ảnh: Tuấn Võ.
- Chị lo lắng thế nào khi con gái đang du học ở Mỹ?
- Con gái tôi – Alex – sinh năm 2002, bây giờ cũng bắt đầu học online. Hai mẹ con chỉ có thể liên lạc qua điện thoại hơn một năm nay, vì tình hình dịch chưa có dấu hiệu kiểm soát được. Nhưng tôi yên tâm vì vẫn còn người thân ở Mỹ để hỗ trợ con. Thời gian tới, khi Việt Nam có vaccine mọi thứ ổn định, con gái có thể về nước, hoặc tôi sẽ sang đấy thăm con. Dù rất nhớ con, tôi đành chấp nhận hoàn cảnh này và nuôi hy vọng.
MC Thanh Mai: 'Tôi chưa bao giờ áp lực tuổi tác'
Ở tuổi 47, MC Thanh Mai cảm thấy tràn đầy năng lượng, nỗ lực kinh doanh và tận hưởng cuộc sống thay vì lo lắng những dấu hiệu của tuổi tác.
- Kẹt lại ở Israel vì dịch Covid-19, chị đón sinh nhật tuổi 47 như thế nào?
- Năm nay là một năm nhiều khó khăn với toàn thế giới lẫn Việt Nam. Và thời gian qua, miền Trung ruột thịt đối diện nhiều thiên tai, khó khăn. Thật sự là một người con đang sống xa quê, tôi luôn đau đáu nhớ về quê hương. Do đó, dịp sinh nhật vừa qua, tôi nghĩ đây không phải lúc mình tận hưởng niềm vui cá nhân. Tôi chỉ đón tuổi mới đơn giản bên một vài người bạn Israel. Mọi người đến căn hộ của tôi, thưởng thức vài món ngon Việt Nam và trò chuyện về tình hình thế giới. Khoảnh khắc thổi bánh kem, tôi không ước điều gì cho bản thân. Tôi chỉ cầu mong bệnh dịch, bão lũ sớm qua đi để cuộc sống người dân Việt Nam sớm ổn định trở lại.
MC Thanh Mai hiện vẫn kẹt ở Israel.
- Với chị, vấn đề tuổi tác áp lực thế nào?
- Tôi quan niệm thế này, tuổi tác chỉ là con số và quan trọng chúng ta trải nghiệm, trưởng thành ra sao. Nếu lúc nhỏ ở Sơn La, tôi háo hức hái quả nhót chua, lẽo đẽo theo các chị lấy rong rêu bên bờ suối. Lớn lên, tôi rong ruổi từ Bắc và Nam, trải qua nhiều thăng trầm trong công việc nghệ thuật lẫn kinh doanh. Và nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ở tuổi 47, tôi có một sự nghiệp vững chắc, kinh tế ổn định. Con gái của tôi - bé Alex - cũng trưởng thành, tự lập và du học ở Mỹ. Vậy tại sao tôi phải áp lực đón tuổi mới khi cuộc sống của mình luôn tràn ngập những điều đáng trân trọng?
Tôi nhớ một câu nói của Khổng Tử: "Tứ thập bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh", tạm dịch: "Người 50 tuổi tâm như biển rộng, cuộc sống đích thực bắt đầu từ tuổi 50". Tôi thấy mình đang bước vào độ tuổi đẹp nhất của đời người. Ngày hôm nay hay ngày mai rồi cũng sẽ là ngày hôm qua. Không việc gì phải lo lắng, cứ thong thả thôi. Tôi tự nhủ tuổi trẻ đã khắc nghiệt với chính mình bởi những mục tiêu, thì ngày hôm nay bù đắp bởi sự thương chiều. Dù có 50 hay 60 tuổi, tôi vẫn thong thả bước tiếp khám phá chiều sâu của bình an mà mình đang có được. Biết tận hưởng những điều cuộc sống ban tặng cũng là một niềm hạnh phúc.
- Cuộc sống của chị ở Israel hiện có thay đổi gì với giai đoạn đầu kẹt lại vì dịch?
- Hiện tôi hoàn toàn làm quen với cuộc sống mới. Ít chia sẻ đời tư lên mạng xã hội, nhiều người cũng nghĩ tôi sẽ buồn, cô đơn lắm. Nhưng tôi rất cân bằng, làm việc với êkíp ở Việt Nam hàng ngày khiến mình luôn phải động não. Rồi tôi không cho mình giây phút nào lười biếng. Xong công việc, tôi tập thể dục, khám phá lịch sử thế giới.
Một điều thú thật, tôi nấu ăn lên tay hơn hẳn từ ngày ở Israel. Ông bà có câu: "Muốn ăn thì lăn vào bếp" mà. Thèm món Việt quá, tôi phải tìm tòi thực hiện những món chưa bao giờ làm: khô bò, bún riêu, phở bò... Dù ở đây thiếu một vài nguyên liệu và gia vị châu Á nhưng tôi biến tấu theo theo cách riêng của mình. Tôi muốn làm những điều mới mẻ, cho mình nhiều cảm hứng. Thật tuyệt nếu vào một buổi chiều đón hoàng hôn, mình thưởng thức ít khô bò tự làm cùng rượu vang, "nhậu sương sương" và lắng nghe nhịp sống thành phố.
Chưa kể, Israel là một trong những nước vùng Địa Trung Hải rất thú vị để khám phá. Nếu có thời gian rảnh, tôi thích thú dạo phố, ngắm nhìn phố phường hay con người nơi đây. Tôi mê vẻ đẹp của các cô gái Israel. Họ không kiểu cách, trau chuốt như phụ nữ Italy, Pháp. Các cô gái ở đây mộc mạc không son phấn, không quần áo hiệu đắt tiền.
Thanh Mai tự nghĩ cách làm trứng vịt muối (ảnh trái), bún từ đậu xanh cho bữa ăn hàng ngày.
- Chị điều hành công việc kinh doanh ra sao khi vắng mặt tại Việt Nam?
- Đúng là có khó khăn, mỗi chúng ta mới nhận ra những điều ý nghĩa xung quanh mình. Song tôi may mắn có được đội ngũ nhân viên rất tuyệt vời. Khi sếp vắng mặt, không thể quản lý trực tiếp, mọi người vẫn vận hành thẩm mỹ viện trơn tru và hiệu quả. Hay thời điểm dịch bùng phát, chính các bạn chủ động triển khai tặng nước rửa tay, khẩu trang cho bà con quanh khu vực, nâng cao ý thức chống dịch. Mọi người gắn bó, làm việc chăm chỉ và nỗ lực sẻ chia cộng đồng trong những thời điểm tưởng chừng khó khắn nhất với ngành dịch vụ làm đẹp.
- Khi nào chị có thể trở về Việt Nam?
- Nếu tôi ở quốc gia nhiều người Việt như Mỹ sẽ nhiều chuyến bay, còn ở Israel, ít người Việt nên đành chịu. Giống một số nước châu Âu, Israel đang ở giai đoạn phong toả lần hai. Tôi cũng chưa biết khi nào hàng không sẽ hoạt động lại.
Ở xa, nghe tin miền Trung bị bão lũ, tôi không về được, không thể trực tiếp giúp đỡ bà con nên chuyển tiền nhờ các anh chị em nghệ sĩ, những người đi đến vùng lũ gửi một chút tấm lòng. Thời điểm này, càng thấy xúc động vì những nghĩa cử cao đẹp và vì sự đoàn kết san sẻ của người Việt, thấy thật thấm thía câu: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Thanh Mai bên con gái Alex trong một chuyến du lịch hồi cuối năm 2019.
- Con gái chị hiện bước vào tuổi trưởng thành. Mối quan hệ của hai mẹ con như thế nào?
- Alex cũng vừa đón tuổi 18 cách đây ít ngày. Con đang du học ở Mỹ nhiều năm qua. Mọi năm, tôi cố gắng sắp xếp sang Mỹ thăm con. Nay vì tình hình bất khả kháng, tôi đặt hoa, bánh và gọi điện chúc mừng con đón tuổi mới. Còn quà cáp đắt tiền, con lúc nào cũng từ chối, bảo mẹ dành tiền kinh doanh. Có thể tính tiết kiệm này Alex giống tôi lúc trẻ (cười).
Điều tôi hạnh phúc nhất là dù sống xa nhau, tình cảm hai mẹ con rất khắng khít. Từ lúc tôi kẹt ở Israel, con cũng hết mực lo lắng, thường xuyên hỏi thăm sức khỏe và công việc của mẹ. Nếu có vấn đề khúc mắc, cả hai chọn cách trao đổi một cách nhẹ nhàng, ôn hòa. Song nếu thấy ý kiến của con rõ ràng, hợp lý, tôi tôn trọng và đồng ý cho Alex làm theo ý mình. Tôi muốn con tập suy nghĩ và biết bảo vệ chính kiến của riêng mình.
MC Thanh Mai sinh ngày 19/10/1973 tại Nghệ An. Sau khi đạt giải á hậu cuộc thi Ngôi sao điện ảnh ngày mai 1992, Thanh Mai bắt đầu thử sức lĩnh vực diễn xuất, trong đó vai diễn trong phim Cô thủ môn tội nghiệp để lại nhiều ấn tượng với công chúng. Hiện cô điều hành một hệ thống thẩm mỹ viện và thỉnh thoảng tái xuất showbiz nếu phù hợp.
Thanh Mai qua Israel để làm việc với đối tác từ trước Tết 2020. Tình hình dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát khiến chính phủ Israel đóng cửa đất nước từ hôm 19/3. Quyết định này khiến nữ doanh nhân bị kẹt lại nước bạn. Cô đang sống ở Haifa - thành phố lớn nhất miền Bắc Israel.
MC Thanh Mai: "Ở tuổi 47, tôi yêu không có sự ghen tuông nữa" MC Thanh Mai cho biết, ở tuổi 47, chị hài lòng với công việc và tình yêu hiện tại. Chị không còn yêu bồng bột như xưa mà là sự kết hợp giữa lý trí và cảm xúc. Không tiếc nuối hào quang quá khứ... Chao chi Thanh Mai, thoi gian qua do dich covid-19 chi bi ket o Isarel. Chi co the...