Thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại 13 quốc gia, vùng lãnh thổ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không chỉ giúp trái thanh long Bình Thuận tiêu thụ vững chắc ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra ngoài nước, đặc biệt là những thị trường khó tính.
Du khách quốc tế hào hứng khi được làm nông dân và trải nghiệm cuộc sống của người trồng thanh long ở vùng nông thôn đặc trưng của Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Thời gian qua, Bình Thuận đẩy mạnh việc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài, góp phần giữ vững thương hiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với Hiệp hội thanh long Bình Thuận thẩm định điều kiện, năng lực sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận dùng cho quả thanh long cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh quả thanh long trong vùng đăng bạ.
Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã cấp mới Giấy chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận cho 17 cơ sở. Toàn tỉnh hiện có 96 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long được cấp chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận; trong đó, 30 giấy chứng nhận còn hiệu lực.
Video đang HOT
Hiện chỉ dẫn địa lý “ Thanh long Bình Thuận” đã được Liên minh Châu Âu (EU) bảo hộ. Cùng đó, hình ảnh và nhãn hiệu “Bình Thuận DRAGON FRUIT” đã đăng ký và được 13 quốc gia, vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ như: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan… Các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh thanh long gồm: Thuận Tiến, Hòa Lệ, Hồng Sơn, Hàm Minh 30 đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Tính đến tháng 6/2020, Bình Thuận có khoảng 32.000 ha thanh long với sản lượng hơn 640.000 tấn. Thực tế cho thấy, từ khi có chỉ dẫn địa lý, thanh long Bình Thuận đã thâm nhập được những thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, giai đoạn 2016- 2019, các doanh nghiệp của Bình Thuận đã xuất khẩu chính ngạch hơn 28 triệu USD, tương đương 24.500 tấn thanh long tươi. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan…, thanh long Bình Thuận còn được xuất khẩu chính ngạch sang các nước Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, New Zealand…
Chỉ dẫn địa lý đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc; đồng thời tạo cho người nông dân thói quen sản xuất theo quy trình khoa học, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản.
Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đang phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ hoàn thiện hồ sơ đăng ký nộp cho cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản theo Dự án “Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Thanh long Bình Thuận sang Nhật Bản”.
Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội thanh long Bình Thuận tăng cường tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long thực hiện các thủ tục gia hạn hoặc tái cấp Giấy chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho trái thanh long.
Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính, tỉnh đẩy mạnh sản xuất thanh long theo hướng an toàn. Ngành nông nghiệp vận động, tuyên truyền người dân thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản, từng bước phát triển sản xuất thanh long theo hướng GlobalGAP, thanh long hữu cơ để mở rộng thị trường châu Âu.
Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (ABS) sẽ được cấp margin
Ngày 21/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo, cổ phiếu Công ty cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (Mã chứng khoán: ABS - sàn HOSE) sẽ đủ điều kiện cấp margin.
Theo đó, HOSE cho biết, cổ phiếu ABS đã có thời gian niêm yết đủ 6 tháng tính từ ngày giao dịch đầu tiên (18/03/2020). Như vậy, theo quy định cổ phiếu ABS sẽ chính thức đủ điều kiện cấp margin.
Được biết, Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: Sản phẩm phân bón chuyên dụng công nghệ cao với dòng sản phẩn phân bón Năm Sao; Kinh doanh xăng dầu với chuỗi 5 cửa hàng phân phối các sản phẩm xăng, dầu và nhớt các loại nằm ở tỉnh Bình Thuận và các khu vực lân cận; Dịch vụ cho thuê kho bãi, bến đỗ, trong đó bến đỗ với tổng diện tích hơn 2.000 m2 làm nơi dừng đỗ, rửa xe và bơm xăng của Công ty Taxi Mai Linh, với 20.000 m2 kho bãi cho các đơn vị kinh doanh nông nghiệp thuê làm nơi tập kết, vận chuyển nông sản.
Công ty cũng là nhà phát triển bất động sản với các dự án khu đô thị sinh thái Năm Sao - Five Star Eco City.
Tính tới thời điểm ngày 15/4/2020, cơ cấu cổ đông có hai cổ đông lớn là CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị Du lịch Diamond Eco City sở hữu 23,61% vốn điều lệ; ông Trần Văn Mười, Chủ tịch HĐQT sở hữu 20% vốn điều lệ và còn lại là cổ đông khác.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 255 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 7,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 44% và 50,3% so với 6 tháng đầu năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp có sự cải thiện từ 5,7% lên 8,3% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 15,4% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 50,1 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức dự kiến 5%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/09/2020, cổ phiếu ABS đóng cửa giá tham chiếu 12.100 đồng/cổ phiếu.
Góc nhìn chứng khoán: Lại xuất hiện xả mạnh cuối phiên Mặc dù chứng khoán Mỹ sập mạnh đêm qua nhưng phiên giảm hôm nay trên thị trường Việt Nam không hẳn là tác động này. Thị trường giảm nhẹ do áp lực chốt lời thông thường. Bằng chứng là VN-Index chỉ giảm tối đa 0,57% ở vài phút sau khi mở cửa, còn cả phiên sáng đến 15 phút đầu phiên chiều thị...