Thành lập Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ NH
PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Luật kiêm Giám đốc VNUHCM-IBT cho biết, đây là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập có tư cách pháp nhân, được ĐHQG TPHCM giao cho trường trực tiếp quản lý hoạt động.
VNUHCM-IBT triển khai hoạt động nghiên cứu chính sách, phản biện và tư vấn chính sách, đào tạo về quản lý triển khai công nghệ trên thị trường tài chính Việt Nam.
Trước tính chất phức tạp và sự phát triển quá nhanh của công nghệ tài chính ( fintech), nhà hoạch định chính sách ở các nước đang đứng trước áp lực phải có khung pháp lý mới phù hợp để cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo với mục tiêu đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, giảm thiểu rủi ro và bảo vệ khách hàng.
Trong bối cảnh đó, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống NH Việt Nam thích ứng với xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Giám đốc Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM đã quyết định thành lập và đưa vào hoạt động Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng (VNUHCM-IBT).
Trong giai đoạn trước mắt, VNUHCM-IBT sẽ ưu tiên thực hiện các nghiên cứu, đề xuất các chính sách cần thiết ở Việt Nam hiện nay, bao gồm khung pháp lý cho các ứng dụng của fintech như: tiền mật mã (Cryptocurrency), tiền điện tử trên thuê bao di động ( Mobile money), ví điện tử (Mobile wallet), chuyển tiền ngang hàng (Peer-to-Peer transfer), cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer lending), huy động vốn cộng đồng (Equity-based crowdfunding); chuyển đổi số của các NHTM Việt Nam; khung phân tích hệ sinh thái ngân hàng số.
Nhân dịp này, VNUHCM-IBT đã ra giới thiệu sách “Ngân hàng số: từ đổi mới đến cách mạng” nhằm cung cấp toàn cảnh, cập nhật về sự phát triển của khu vực tài chính toàn cầu trong làn sóng cách mạng công nghệ và các thách thức cho mô hình NH truyền thống. Các áp lực chuyển đổi số, chiến lược chuyển đổi số của NH và viễn cảnh sử dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong quản trị NH là nội dung quan trọng của sách.
Video đang HOT
Một phần đáng kể của sách được dành ra để phân tích sâu về tiền số, ứng xử của NH Trung ương với tiền số tư nhân và triển vọng phát hành tiền số của các NH Trung ương trên thế giới nhằm giúp người đọc phân định rõ các kiến thức về chủ đề mà hiện đang có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Sách được biên soạn hướng đến người đọc là các nhà hoạch định chính sách quản lý vĩ mô, lãnh đạo và nhân viên các tổ chức tài chính-ngân hàng, sinh viên và những người quan tâm đến cuộc cách mạng số trong lĩnh vực NH.
Theo SGĐT
Mobile Money sẽ giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt?
Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những mục tiêu lớn đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng từ cách đây 12 năm, kỳ vọng sẽ tạo nhiều thay đổi cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, cho tới nay tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chính của người dân. Chủ trương cho phép các nhà mạng viễn thông cung cấp dịch vụ thanh toán qua di động liệu có tạo được sự bứt phá, hiện thực hóa mục tiêu này?
Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chính
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020", đặt mục tiêu đến cuối năm 2010 phát hành 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn... lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ, đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Đến năm 2010 tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán đạt không quá 18%, đến năm 2020 còn khoảng 15%. Cùng với những chủ trương khuyến khích, thúc đẩy, số lượng người có thẻ ngân hàng tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng và hình thức thanh toán bằng thẻ bắt đầu xuất hiện.
Tiếp đó, vào khoảng những năm 2008, thị trường lại xuất hiện hàng loạt công ty công nghệ tài chính (fintech) tham gia TTKDTM dưới hình thức dịch vụ trung gian thanh toán hay còn gọi là các Ví điện tử. Hơn 7 năm sau đó, ngân hàng nhà nước mới chính thức cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Tiếp đó là sự ra đời của các hình thức TTKDTM khác như sử dụng QR code, mPOS...
Cho tới nay, khái niệm về thanh toán thẻ, ví điện tử, thanh toán bằng QR code đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng TTKDTM đang trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Theo một phóng sự ngắn được đài truyền hình Việt Nam thực hiện mới đây về tình hình sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử của người dân. Mặc dù được thực hiện tại Hà Nội - một trong những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nơi nhiều người dân có thẻ ngân hàng, nhiều cửa hàng hỗ trợ thanh toán điện tử song phần lớn những thanh toán trong ngày vẫn chỉ thực hiện được bằng tiền mặt.
Từ đó có thể thấy rằng, tại những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa hay thậm chí tại nhiều tỉnh thành khác, đại đa số các thanh toán đều sử dụng tiền mặt sau hơn 12 năm "Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020" được phê duyệt.
Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố vào năm 2018, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực với mức 4,9%, trong khi đó tỷ lệ này tại Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan đạt 59,7% và Malaysia đến 89%. Theo một thống kê khác của Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, 40% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng 90% chi tiêu hàng ngày sử dụng tiền mặt.
Mobile Money liệu có làm thay đổi thói quen của người Việt?
Với nhiều ưu điểm, thanh toán điện tử đã trở thành phương tiện thanh toán chính ở nhiều quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, trong bối cảnh Chính phủ đang ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy hình thành một nền kinh tế số thì việc hình thành và phổ biến các phương tiện thanh toán số không còn là "khuyến khích" nữa mà đã trở thành "bắt buộc" nếu muốn nắm bắt những cơ hội mà CMCN 4.0 đem lại.
Như đã nói, các hình thức thanh toán số như thẻ ngân hàng, ví điện tử, QR code chúng ta đều đã có từ cách đây vài năm nhưng tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt vẫn còn vô cùng khiêm tốn (chưa tới 5% tổng phương tiện thanh toán cả nước). Một lý do dễ thấy chính là hiện nay tại Việt Nam các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ví dụ như như hàng ăn, hiệu tạp hóa, quầy hàng trong chợ truyền thống .... vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Và việc trang bị các phương tiện thanh toán điện tử cho tất cả các hộ này là khó khả thi.
Mobile Money - hình thức sử dụng tài khoản di động để thanh toán thì lại khả thi trong trường hợp này bởi hiện hầu như tất cả người dân đều sở hữu điện thoại di động. Vì vậy, phát triển thanh toán qua di động có thể sẽ là một cú huých cho sự phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Các nhà mạng viễn thông lớn trong nước đều cho biết đã sẵn sàng để triển khai dịch vụ này. VNPT - doanh nghiệp đang quản lý mạng di động VinaPhone cho biết với hơn 70.000 trạm thu phát sóng, kênh bán hàng rộng khắp trên cả nước, VinaPhone đảm bảo phủ sóng 100% dân số cả nước và có thể hỗ trợ thanh toán qua tài khoản di động ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, đã VNPT cũng đã sẵn sàng cả về tài chính và công nghệ để có thể triển khai ngay dịch vụ này khi được phép. VNPT cũng đã đưa ra một số đề xuất với cơ quan nhà nước để đưa phí dịch vụ xuống mức phù hợp, cung cấp một hình thức thanh toán tiện lợi, chi phí thấp cho người dân.
VNPT cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong tham gia vào thị trường fintech với việc góp vốn phát triển Ví điện tử VNPT EPAY từ những năm 2008. Mới đây nhất, VNPT đã cho ra mắt ứng dụng VNPT Pay để cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
VNPT Pay là một nền tảng thanh toán tập trung giúp khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau, từ thanh toán cước dịch vụ viễn thông (cước di động, cước truyền hình cáp...), đóng phí giao thông (mua vé máy máy, vé xe) tới thanh toán bảo hiểm, tiền điện nước, vé xem phim... Ứng dụng hiện đã kết nối với 13 ngân hàng lớn trong đó có 4 ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng khắp các tỉnh thành phố trên cả nước.
Theo XHTT
'Không nên lo lắng khi các Fintech nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam' Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán phi tiền mặt không phải là một nguy cơ cho ngân hàng, ngược lại bổ sung tốt cho hệ thống ngân hàng hiện nay. Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV) Thị trường thanh toán còn nhiều tiềm năng của Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp nước ngoài...