Thành lập Nhóm chuyên trách ASEAN về phòng chống tin giả
Việc thành lập Nhóm chuyên trách ASEAN về phòng chống tin giả là một sáng kiến của Việt Nam và được các nước ASEAN ủng hộ, đánh giá cao.
Chiều 11/10, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp lần thứ nhất của nhóm công tác chuyên trách ASEAN về tin giả. Đây là sự kiện thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN về thông tin. Sự kiện cũng nằm trong Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022 (Việt Nam International Digitak Week – VIDW2022) do Bộ TT&TT chủ trì tổ chức.
Việc thành lập Nhóm chuyên trách ASEAN về phòng chống tin giả (TFFN) là sáng kiến do Việt Nam xây dựng nhằm thiết lập cơ chế hợp tác đặc trách giữa các nước ASEAN để xử lý và giảm thiểu tác hại về tin giả trong khu vực.
Tại cuộc họp lần thứ nhất, các nước đã trao đổi về cơ chế, chính sách, kinh nghiệm xử lý tin giả của mình. Đồng thời, các quốc gia tiến hành rà soát kết quả mà ASEAN đã thực hiện được về vấn đề xử lý tin giả, từ đó đề xuất cách thức thực hiện hiệu quả hơn.
Tại cuộc họp, Việt Nam đã chủ trì xây dựng khung kế hoạch triển khai TFFN để các nước đóng góp ý kiến và tham gia thực hiện nội dung.
Nhóm chuyên trách ASEAN về phòng chống tin giả vừa được thành lập theo sáng kiến của Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đạt)
Các hoạt động trọng tâm của Nhóm công tác chuyên trách ASEAN về tin giả trong thời gian tới là xây dựng quy trình hướng dẫn phối hợp xử lý tin giả, nghiên cứu và tổ chức phát triển hoạt động Kiểm chứng thông tin (Fact Checking) trong ASEAN.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các quốc gia trong khu vực sẽ cùng trao đổi, xây dựng khái niệm, cách hiểu chung về những thuật ngữ trực tuyến nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật.
Một hoạt động trọng tâm khác của TFFN là phát triển các “best practices” về xử lý sai phạm trực tuyến (chính sách – pháp luật, hỗ trợ kỹ thuật, chiến lược nâng cao nhận thức, cách thức cung cấp thông tin và truyền thông cộng đồng,…).
Nhóm công tác chuyên trách ASEAN về tin giả sẽ cung cấp báo cáo khuyến nghị thường niên cho Hội nghị quan chức cấp cao phụ trách thông tin ASEAN (SOMRI), Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN (AMRI) và triển khai hoạt động tăng cường năng lực cho các quốc gia về xử lý tin giả.
Là một trong các đối tác tích cực của ASEAN, Australia đã tham gia trình bày và đề xuất 3 hoạt động dựa trên định hướng trọng tâm của TFFN gồm tổ chức các chiến dịch trên mạng xã hội để nâng cao nhận thức giới trẻ về tác hại của tin giả, hỗ trợ nghiên cứu phát triển hoạt động kiểm chứng thông tin trong ASEAN và tổ chức hội thảo về lộ trình hướng tới phát triển các chuẩn mực và hướng dẫn trực tuyến.
Tìm kiếm tài năng an toàn thông tin mạng từ sinh viên 7 nước ASEAN
Vòng sơ khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN năm 2022 là cuộc đua tài của 112 đội đến từ 46 trường đại học của 7 nước trong khu vực gồm Indonesia, Malaysia, Campuchia, Singapore, Lào, Thái Lan và chủ nhà Việt Nam.
Là cuộc thi do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục CNTT - Bộ GD&ĐT) và Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT tổ chức, "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN" năm 2022 hướng tới phát hiện cac tài năng trong lĩnh vực an toàn thông tin, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về an toàn thông tin và tạo sân chơi để tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên các trường đại học, học viện kỹ thuật trong các nước ASEAN. Đây là năm thứ 15 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam và là lần thứ 4 mở rộng cho sinh viên fcác nước ASEAN khác cùng tham gia.
Vào sáng ngày 15/10, vòng sơ khảo, vòng thứ 2 của cuộc thi đã chính thức khai mạc, với sự góp mặt của 112 đội sinh viên, gồm 72 đội từ 29 trường đại học và học viện của Việt Nam và 40 đội thuộc 17 trường của 6 nước ASEAN khác là Indonesia, Malaysia, Campuchia, Singapore, Lào và Thái Lan.
Theo Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng, cuộc thi là điều kiện thuận lợi để các sinh viên bổ sung kiến thức thực tiễn.
Phát biểu khai mạc vòng thi, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng cho biết, cuộc thi diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tăng tốc chuyển đổi số để xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Sự thành công của công cuộc chuyển đổi số đòi hỏi một yếu tố vô cùng quan trọng là phải đảm bảo được an toàn thông tin mạng.
"Để đảm bảo tốt công tác an toàn thông tin mạng, nguồn nhân lực an toàn thông tin có vai trò quyết định. Các sinh viên của các trường đại học, đặc biệt là những sinh viên tham gia cuộc thi này sẽ là những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong tương lai đảm bảo cho sự thành công của chiến lược chuyển đổi số", ông Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.
Tại vòng thi sơ khảo, các đội sẽ thi thực hành an toàn thông tin theo hình thức vượt qua thử thách theo chủ đề (Jeopardy) trong vòng 8 giờ.
Đề thi gồm các thử thách thuộc các lĩnh vực: Web application - Khai thác các lỗ hổng ứng dụng web (SQL injection, XSS, Session Hijacking...); Reverse engineering - Dịch ngược mã nguồn phần mềm, unpack các packer bảo vệ mã nguồn; Pwnable - Tìm lỗi, khai thác các lỗ hổng trong các ứng dụng server, phần mềm, hoặc đoạn mã (ví dụ: buffer overflow, viết shellcode, format string...); Crypto/ACM - Giải mã string, giải thuật, phân tích thuật toán, lập trình thuật toán...
"Đề thi được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng bởi các chuyên gia đã được trải nghiệm sâu sắc trong thực tiễn khi tiến hành công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng", đại diện Ban tổ chức cho hay.
Các đội thi được chia thành 3 bảng VN1 gồm 34 đội Việt Nam đến từ các trường khu vực phía Bắc, VN2 gồm 38 đội Việt Nam đến từ các trường khu vực phía Nam và bảng ASEAN có 40 đội của các nước ASEAN khác.
Theo Ban tổ chức, các đội thi của bảng VN1 thi tập trung tại Học viện Kỹ thuật Mật mã (Hà Nội), bảng VN2 thi tập trung tại Đại học Công nghệ TP.HCM (TP.HCM). Thí sinh các nước ASEAN khác dự thi hoàn toàn online dưới sự giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo qua hệ thống camera kết nối vào nền tảng hội nghị truyền hình.
Các đội thi của bảng VN1 thi tập trung tại cơ sở đào tạo Hà Nội của Học viện Kỹ thuật Mật mã.
Các đội thi thực hiện bài thi online trên cùng một hệ thống máy chủ của Ban tổ chức. Điểm thi các các đội có thể theo dõi trực tiếp trên website của Ban tổ chức tại địa chỉ quals.ascis.vn/scoreboard.
Từ vòng thi sơ khảo, Ban tổ chức sẽ chọn ra 20 đội đứng đầu 3 bảng thi (gồm 5 đội bảng VN1, 5 đội bảng VN2 và 10 đội bảng ASEAN) giành quyền tham dự vòng chung khảo sẽ diễn ra vào ngày 5/11. Điểm mới của cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN" năm nay là mỗi trường, cơ sở đào tạo có không quá 1 đội được chọn vào vòng chung khảo.
Trước đó, vòng Khởi động đã được tổ chức vào sáng ngày 24/9 dưới hình thức thi trực tuyến (online) trong 4 giờ, với mục tiêu giúp thí sinh làm quen với cách thức thi và dạng đề thi. Vòng thi này có sự tham gia của 161 đội thi, từ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của Việt Nam (108 đội ở 29 trường) và có 56 đội thi của 22 trường thuộc 7 nước ASEAN khác gồm Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Singapore, Brunei và Thái Lan.
Theo thống kê của Ban tổ chức, số đội thi dự vòng khởi động tăng 10% so với năm 2021 và có các đội đến từ các trường đại học hàng đầu ASEAN như Đại học quốc gia Singapore, Đại học Sains Malaysia, Đại học IPB Indonesia và Học viện Quân sự Hoàng gia Thái Lan. Về phía Việt Nam vẫn có sự tham dự của các đội mạnh đến từ Đại học Công nghệ, Đại học Bách khoa, Học viện Kỹ thuật Mật mã... Kết quả cuối cùng, có 136 đội ghi được điểm, trong đó có 6 đội thi hoàn thành tất cả các bài thi.
Lỡ dại 1 click chuột vào ứng dụng này, máy tính có thể trở thành bộ sưu tập phần mềm độc hại Một ứng dụng tải phầm mềm độc hại (dropper) vô cùng "độc ác" mới được phát hiện có khả năng lây nhiễm hàng tá phần mềm độc hại cùng một lúc. Tội phạm mạng đang sử dụng cơ chế lây nhiễm theo phương thức SEO để phân phối một trình tải phần mềm độc hại mới, nó có khả năng lây nhiễm một...