Thành lập đội phản ứng nhanh chống virus corona
Đội phản ứng nhanh phải tổng hợp thông tin về virus corona mỗi ngày và báo cáo thủ tướng.
Ngày 28-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra 30/31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc và đã lây lan ra 18 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là dịch bệnh mới, nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, chưa có vaccine, thuốc điều trị đặc hiệu.
Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra cảnh báo dịch đã ở cấp độ rất cao tại Trung Quốc, cấp độ cao ở khu vực và toàn cầu. Tại Việt Nam đã có 02 người Trung Quốc bước đầu xác định nhiễm nCoV. Nước ta có đường biên giới dài, lưu lượng người qua lại, giao thương lớn với Trung Quốc nên nguy cơ dịch bệnh này lây lan, có thể bùng phát là rất lớn.
Để chủ động phòng chống dịch, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Các Bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, không để dịch lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm túc Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật khám bệnh, chữa bệnh; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam. Huy động cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch này gây ra.
Video đang HOT
Các Bộ, ngành gồm, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải… thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và các địa phương quyết liệt sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng chống dịch, hạn chế thấp nhất tử vong; bảo đảm cung cấp đủ phương tiện, vật tư, thuốc, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với ngành y tế và chính quyền các cấp thực hiện tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh này.
Trong giai đoạn hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cử Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; trước mắt thành lập Đội phản ứng nhanh, thành viên là đại diện Lãnh đạo các Bộ: Y tế, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch để giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách phòng, chống dịch.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh nCoV do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh này.
HÀ PHƯỢNG
Theo PLO
Phát hiện 2 trường hợp nhiễm virus corona ở Việt Nam: Tổ chức Y tế Thế giới nói gì?
"Chúng tôi tin rằng với năng lực của Việt Nam, rất nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch, chúng ta có thể phối hợp cùng nhau để chống dịch, ngăn chặn chúng lan rộng" đại diện WHO tại Việt Nam nói.
Sáng 24/1, Bộ Y tế tổ chức họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) với sự tham gia của các bộ, ngành, Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh hàng đầu thế giới do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì.
Nêu ý kiến tại cuộc họp, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho hay đối với Việt Nam, hoàn toàn không ngạc nhiên khi có ca nhiễm bệnh từ Trung Quốc bởi lưu lượng đi lại giữa hai nước rất lớn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đã có động thái chủ động chống dịch. Đặc biết, tất cả cả các bệnh nhân đều có tiền sử đi từ Vũ Hán - tức vùng phát bệnh đầu tiên. Do đó, người dân không nên quá lo lắng.
Ông Ki Dong Park, đại diện WHO tại Việt Nam.
Để phòng dịch, người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu có các biểu hiện sốt, ho, khó thở, người dân đến các cơ sở y tế để được điều trị.
Sau khi tham khảo các ý kiến của chuyên gia các nước, đại diện của WHO cho biết chưa đủ điều kiện để công bố sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu. Trong thời gian đó, cơ quan này sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác sang Vũ Hán để có thông tin chính xác trong thời gian sớm nhất.
Các cơ sở khám chữa bệnh áp dụng tốt công tác cách ly, khử khuẩn, điều trị cho bệnh nhân. Người bị sốt với các triệu chứng thông thường không nên quá lo lắng.
" Chúng tôi tin rằng với năng lực của Việt Nam, rất nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch, chúng ta có thể phối hợp cùng nhau để chống dịch, ngăn chặn chúng lan rộng", đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam nêu rõ.
XUÂN TRƯỜNG - TÙNG LÂM
Theo VTC
17 người chết vì virus corona, Tổ chức Y tế thế giới chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ nhóm họp thêm trong hôm nay (23/1) trước khi đi đến quyết định tuyên bố dịch phổi lạ do virus corona xuất phát từ Trung Quốc có phải là tình huống khẩn cấp toàn cầu hay không. "Đây là một tình huống phát triển và phức tạp. Hôm nay sẽ có thêm một cuộc họp...