Thanh khoản yếu ớt, VN-Index vẫn tăng bứt phá 8 điểm phiên 2/11
Càng về cuối phiên, thị trường giao dịch ngày càng tích cực tuy vậy thanh khoản vẫn yếu cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư trong thời gian diễn ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Kết phiên giao dịch 2/11, chỉ số VN-Index tăng 8,21 điểm ( 0,89%) lên 933,68 điểm; HNX-Index tăng 1,13% lên 136,87 điểm và UPCoM-Index tăng 0,35% lên 63,07 điểm.
Tuy vậy, thanh khoản thị trường trên cả 3 sàn giao dịch chỉ ở mức trung bình và thấp hơn nhiều so với các phiên trước đây, ghi nhận ở mức gần 6.000 tỷ đồng.
Sắc xanh lan toả khắp rổ VN30 với 20 mã tăng, 7 mã giảm và 3 mã đứng giá. CTG dẫn đầu đà tăng với tỷ lệ tăng 4%, VJC và VCB cùng tăng trên 3%, PNJ và ROS là những mã tăng trên 2%,…
Ở chiều ngược lại, TCH và KDH là những mã giảm mạnh nhất với tỷ lệ giảm hơn 2%, tiếp đó là PLX và GAS với mức giảm hơn 1%.
Diễn biến thị trường phiên 2/11.
Nhóm ngân hàng quay trở lại giao dịch tích cực trong phiên hôm nay và góp phần đẩy chỉ số thị trường tăng mạnh. Một số mã trụ đóng góp điểm tăng cho VN-Index là VCB, CTG, BID, MBB và VPB.
Ngoài ra, NAB tăng hơn 2%, ACB, BVB, TPB, SHB, STB và NVB cùng hiện sắc xanh trên 1%.
Video đang HOT
Đà tăng còn được góp sức từ mức tăng của nhóm chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí, phân bón, cao su,…
Cổ phiếu FLC xuất hiện trạng thái kịch trần sau thông tin Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đằn ký mua vào 35 triệu cổ phiếu. Khối lượng giao dịch của FLC đạt gần 33 triệu đơn vị với dư bán gần 5,9 triệu cổ phiếu.
Các cổ phiếu khác trong nhóm họ này như AMD cũng tăng gần 5%, ROS và HAI xanh trên 2%, GAB, KLF và ART giằng co quanh mức giá tham chiếu.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng khá mạnh với giá trị hơn 500 tỷ đồng, lực bán tập trung vào các Bluechips MSN, HPG, VRE…
Giao dịch chứng khoán sáng 23/6: Cổ phiếu FLC nổi sóng, VN-Index vẫn mắc kẹt
Sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu, FLC đã nổi sóng phiên sáng nay, trong khi VN-Index vẫn mắc kẹt ở điểm xuất phát.
Trong phiên sáng hôm qua, mặc dù có chút thận trọng nhưng sự hỗ trợ tích cực của một số bluechip đã giúp VN-Index giữ được mốc 870 điểm.
Áp lực bán gia tăng sau giờ nghỉ trưa khiến biên độ tăng dần thu hẹp và VN-Index một lần nữa bị đẩy lùi về dưới tham chiếu, nhưng cũng nhanh chóng sau đó đã đảo chiều hồi phục và bứt nhẹ lên về cuối phiên.
Theo MBS nhận định thì thị trường cách đỉnh cũ (900 điểm) đúng 1 phiên giảm ngày 11/6. Với mức thanh khoản như hiện nay, khả năng thị trường sẽ dao dộng trong biên độ hẹp, dòng tiền tập trung tìm kiếm các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý II khả quan cũng nhưng các cổ phiếu được hưởng lợi từ sóng đầu tư công.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 23/6, tâm lý thận trọng vẫn chiếm lĩnh thị trường, VN-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu với biên độ hẹp với sự phân hóa mạnh của nhóm bluechip, trong khi bảng điện tử sắc đỏ đang chiếm ưu thế.
Giao dịch đột biến tại nhóm cổ phiếu họ FLC khi đồng loạt tăng điểm khá mạnh, trong đó, FLC và ROS vươn lên thanh khoản dẫn đầu sàn và bỏ xa phần còn lại, với tâm điểm là FLC khi leo lên mức giá trần tại 4.09 đồng, khớp hơn 18 triệu đơn vị sau hơn 1 giờ giao dịch, còn ROS có hơn 11 triệu đơn vị.
Có lẽ thông tin về giao dịch của Chủ tịch FLC đã khiến nhóm này hút mạnh dòng tiền. Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 26/6 đến 25/7 theo phương thức khớp lệnh, qua đó, muốn nâng sở hữu tại FLC lên hơn 165,43 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 23,3%.
Ở nhóm bluechip, cổ phiếu CTD tiếp tục bứt phá khi tăng hết biên độ ngay khi mở cửa 6,9% lên 72.500 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị và còn dư mua giá trần.
Thị trường nửa sau của phiên diễn không có quá nhiều điểm đáng kể, khi chỉ số VN-Index vẫn dao động nhẹ quanh tham chiếu và tạm kết phiên trong sắc xanh nhạt. Điểm sáng là nhiều mã đã đảo chiều thành công, kéo độ rộng nghiêng về số mã tăng.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 204 mã tăng và 157 mã giảm, VN-Index tăng 0,22 điểm ( 0,03%), lên 871,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 233,6 triệu đơn vị, giá trị 3.243,45 tỷ đồng, tăng 14% về khối lượng và 19% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 12,8 triệu đơn vị, giá trị 389,2 tỷ đồng.
Các bluechip cũng đã tích cực hơn với 18 mã tăng trong rổ VN30, trong đó, một số điểm sáng nhưu CTD, mặc dù đánh mất sắc tím nhưng vẫn tăng mạnh 5,9% lên 71.800 đồng, khớp hơn 1,3 triệu đơn vị; SSI 6,2% lên 16.150 đồng, khớp 10,72 triệu đơn vị.
Các mã khác như FPT 1,8% lên 47.850 đồng; PNJ 1,9% lên 60.200 đồng; SBT 1,7% lên 15.050 đồng, còn lại nhích nhẹ như VCB 0,6%; GAS 1%; HPG 0,4%; PLX 0,4%; VNM 0,5%...
Trái lại, giảm sâu nhất và đáng kể là VIC, khi -2% xuống 95.000 đồng. Các mã giảm còn lại chỉ ở mức thấp như BID -0,4%; VHM -0,6%; CTB -0,7%; VJC -0,6%; NVL -0,7%...
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, họ cổ phiếu tăng khá mạnh, trong đó, FLC tăng kịch trần 6,8% lên 4.090 đồng, khớp lệnh hơn 18,5 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE và còn dư mua giá trần hơn 17,4 triệu đơn vị.
ROS có 13 triệu đơn vị khớp lệnh, chỉ đứng sau FLC, tăng 2,6% lên 3.170 đồng; AMD 3,5% lên 3.540 đồng, khớp hơn 2,19 triệu đơn vị; HAI 4,2% lên 3.760 đồng, khớp hơn 2,84 triệu đơn vị.
Ở các mã khác, cổ phiếu EVG, HAR, FCN, PLP, MHC đồng loạt tăng kịch trần, thanh khoản khá cao.
Trong khi đó, HQC, TNI, ITA, LDG, DBC kết phiên trong sắc đỏ cùng QBS giảm sàn xuống 3.290 đồng, khớp hơn 0,84 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có phần tích cực hơn khi giao dịch phần lớn thời gian trên tham chiếu nhờ trụ cột ACB đứng vững cùng SHS, MBS tăng mạnh.
Theo đó, ACB 1,24% lên 24.400 đồng. Góp sức còn có SHS 6,9% lên 13.900 đồng; MBS 6,9% lên 10.800 đồng và PVS 0,8% lên 12.800 đồng; VCG 0,7% lên 27.300 đồng.
Trái lại, SHB -0,7% xuống 14.400 đồng; VCS -0,3% xuống 63.100 đồng; AMV -1,1% xuống 18.200 đồng; TNG -0,7% xuống 13.300 đồng, trong khi NVB và CEO đứng tham chiếu.
Ở các mã nhỏ, KLF và ART hút dòng tiền khi đồng loạt tăng kịch trần lên 2.300 đồng và 3.000 đồng, khớp 3,4 triệu và 2,89 triệu đơn vị; MBG 3,5% lên 5.900 đồng.
Thanh khoản HUT cao nhất với hơn 4,6 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là MBG với 4,4 triệu đơn vị; SHS có 3,99 triệu đơn vị; PVS và SHB có hơn 2 triệu đơn vị...
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 62 mã tăng và 50 mã giảm, HNX-Index tăng 0,85 điểm ( 0,74%), lên 115,58 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 42,3 triệu đơn vị, giá trị 359,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,79 triệu đơn vị, giá trị 47,6 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index tăng từ sớm và duy trì giao dịch trên tham chiếu suốt cả phiên, nhưng đa số các mã thanh khoản tốt phân hóa.
Trong đó, C4G, HND, QNS, ACV còn tăng, trong khi G36, DRI và OIL giảm giá. Còn LPB, BSR đứng tham chiếu.
LPB là mã thanh khoản cao nhất với hơn 2,15 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là C4G với hơn 1,23 triệu đơn vị; BSR có 0,84 triệu đơn vị...
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,19 điểm ( 0,34%), lên 56,87 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,4 triệu đơn vị, giá trị 116,26 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,92 triệu đơn vị, giá trị 32,88 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán sáng 24/6: Dòng tiền rút lui, VN-Index "bất động" Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường lình xình trong biên độ hẹp và đóng cửa gần như không thay đổi với thanh khoản thấp trong phiên sáng nay (24/6). Trong phiên hôm qua, sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu, cổ phiếu FLC đã nổi sóng tăng lên mức trần 4.090...