Thanh khoản thị trường chứng khoán tiếp tục sụt giảm mạnh
Chốt phiên giao dịch hôm nay (12/8), thị trường chứng kiến đà lên nhẹ của các chỉ số nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhóm bluechips. Tuy nhiên, thanh khoản trên sàn lại sụt giảm mạnh so với phiên làm việc trước đó.
Khởi động phiên làm việc đầu tuần hôm nay, thị trường chứng khoán trong nước đã hiện hữu sắc xanh ngay từ khi mở cửa nhờ sự hỗ trợ tích cực của một số cổ phiếu nằm trong nhóm bluechip. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng vẫn đeo bám giới đầu tư khiến lực cầu trở nên khá thận trọng, dòng tiền đưa vào sàn theo đó nhanh chóng sụt giảm.
Áp lực bán gia tăng sau khoảng 1 giờ giao dịch, kéo hàng loạt cổ phiếu đi xuống, trong đó có nhóm ngân hàng. Các chỉ số lình xình quanh mức tham chiếu và giữ ở mức tăng nhẹ khi chốt phiên làm việc buổi sáng. Hàng loạt mã nằm trong nhóm VN30 khởi sắc như GAS; HPG; FPT; VHM, VIC, MSN…, được xem là lực đỡ quan trọng giúp các chỉ số đi lên.
Tạm chốt phiên sáng trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index đã tăng 1,49 điểm, tương đương 0,15% lên mức 975,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 96,09 triệu đơn vị, giá trị 1.792,75 tỷ đồng. Toàn thị trường có 142 mã tăng và 141 mã giảm.
Tương tự, trên sàn Hà Nội, sau diễn biến rung lắc giữa phiên cũng đã giao dịch khởi sắc trở lại. Chốt phiên sáng, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,09 điểm, tăng thêm 0,09% lên 102,87 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,56 triệu đơn vị, giá trị tương đương 160,35 tỷ đồng.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, thị trường tiếp tục giao dịch giằng co. Lực cầu diễn ra khá èo uột, trong khi đó áp lực bán tháo lại diễn ra mạnh mẽ. Động thái này khiến các cổ phiếu giữ sắc đỏ lấn át trên bảng điện tử, thanh khoản trên sàn sụt giảm đáng kể so với phiên trước đó.
Nhóm cổ phiếu bluechips phân hóa mạnh mẽ giữa hai chiều tăng và giảm. Theo đó, ở nhóm cổ phiếu giảm, BHN giảm 200 đồng/cổ phiếu; BMP giảm 700 đồng/cổ phiếu; BWE giảm 350 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 150 đồng/cổ phiếu; DMC giảm 1.300 đồng/cổ phiếu; GMC giảm 350 đồng/cổ phiếu; HCM giảm 100 đồng/cổ phiếu; HDB giảm 150 đồng/cổ phiếu; MSH giảm 3.100 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 100 đồng/cổ phiếu; PHR giảm 2.800 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 800 đồng/cổ phiếu; VNM giảm 400 đồng/cổ phiếu; PMC giảm 800 đồng/cổ phiếu; SHS giảm 100 đồng/cổ phiếu…
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu YEG tăng 2.900 đồng/cổ phiếu; VJC tăng 2.800 đồng/cổ phiếu; VCF tăng 100 đồng/cổ phiếu; TLG tăng 800 đồng/cổ phiếu; ROS tăng 300 đồng/cổ phiếu; RAL tăng 1.300 đồng/cổ phiếu; PNJ tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; PME tăng 300 đồng/cổ phiếu; PLX tăng 200 đồng/cổ phiếu; NSC tăng 200 đồng/cổ phiếu; MWG tăng 1.100 đồng/cổ phiếu; ACB tăng 100 đồng/cổ phiếu; HAT tăng 1.600 đồng/cổ phiếu; WCS tăng 3.300 đồng/cổ phiếu…
Chốt phiên giao dịch trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 975,31 điểm, tăng nhẹ 0,97 điểm, tương đương 0,1%. Khối lượng giao dịch đạt 174,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.799,94 tỷ đồng. Toàn thị trường có 126 mã tăng giá ( trong đó có 5 mã tăng trần); 99 mã đứng giá và 147 mã giảm giá ( trong đó có 5 mã giảm sàn).
Chỉ số VN30- Index giữ ở mức 882,23 điểm, tăng thêm 3,61 điểm, tương đương 0,41%. Khối lượng giao dịch đạt 44,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.482,56 tỷ đồng. Toàn thị trường có 14 mã tăng giá; 12 mã đứng giá và 4 mã giảm giá.
Cùng chiều, bên sàn Hà Nội, chốt phiên giao dịch, chỉ số HNX -Index giữ ở mức 102,82 điểm, tăng nhẹ 0,03 điểm, tương đương 0,03%. Khối lượng giao dịch đạt 21,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 296,42 tỷ đồng. Toàn thị trường có 53 mã tăng giá (trong đó có 16 mã tăng trần); 55 mã đứng giá và 224 mã giảm giá (15 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30 -Index giữ ở mức 190,69 điểm, giảm 0,21 điểm, tương đương 0,11%. Khối lượng giao dịch đạt 12,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 239,09 tỷ đồng. Toàn thị trường có 11 mã tăng giá; 9 mã đứng giá và 9 mã giảm giá (trong đó có 1 mã giảm sàn).
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Góc kỹ thuật: Khó có thể nghĩ đến mốc 1.000 điểm trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, khó có thể nghĩ đến ngưỡng 1.000 khi dòng tiền đang phân hoá mạnh, chỉ tập chung vào một vài dòng nổi trội nhưng thiếu sức nặng lan toả. Thêm vào đó, dòng dẫn dắt đang suy yếu và thị trường chịu nhiều tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài cũng đang là những yếu tố gây bất lợi không nhỏ cho Vn-Index ở giai đoạn hiện tại.
Tuần giao dịch từ 5/8-9/8 đã khép lại. Việc để mất tới 1,7% chỉ trong 5 phiên giao dịch là hơi nhiều. Tuy thanh khoản có cải thiện so với tuần trước, nhưng điểm số lại tụt xuống, rõ ràng là bất lợi lớn.
Trong khi các quyết định mua bán đang bị chi phối mạnh bởi yếu tố tâm lý cộng sức ép chốt lời lớn khi Vn-Index đi vào vùng kháng cự mạnh thì một số dòng dẫn dắt đã không duy trì được sức mạnh liên tục cũng gây khó khăn cho Vn-Index.
Trên chart Weekly:
Kết tuần, Vn-Index vẫn nỗ lực đóng cửa trên đường MA20 (972 điểm), níu kéo chút hy vọng cho một nhịp hồi phục, trở lại xu hướng tăng trước đó. Trên đồ thị, kênh giá lên từ đầu năm 2019 vẫn chưa bị phá vỡ khi trong tuần chỉ số đã test đáy kênh thành công, như vậy thì lỗi lo chỉ số giảm sâu là chưa nhiều. Tuy nhiên, sự thể hiện của thị trường ở giai đoạn này là rất khó lường. Do đó, trong trường hợp xấu hơn nữa, chốt chặn Fibo 23,6% (944,35) sẽ vẫn là ngưỡng hỗ trợ cực mạnh mà Vn-Index không dễ dàng có thể xuyên thủng.
Các chỉ báo như MACD tuy vẫn nằm trên đường Signal nhưng đang có xu hướng cắt xuống báo hiệu động lực tăng của Vn-Index đã có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng. Trong khi đó RSI sắp xuyên thủng ngưỡng 50, nếu thủng ngưỡng này, kỳ vọng thị trường tiếp tục giảm điểm sẽ tăng lên đáng kể. Đáng chú ý nhất là Stochastic, sau khi tiến vào vùng quá mua, tín hiệu giao cắt xấu đã xảy ra khi đường %K đã bẻ ngoặt xuống và hiện tại nằm dưới cả %D.
Với hệ thống Ichimoku, khả năng bứt mạnh của Vn-Index là không nhiều vì chỉ số vẫn nằm trong đám mây, chưa thoát ra được. mặt khác độ dốc của đường Tenkan và Kijun cũng không lớn gợi ý xác suất chỉ số đi ngang nhiều hơn. Điểm tích cực có thể thấy rõ là giá chưa chọc thủng đường Tenkan nhưng cũng đã áp sát. Như vậy thì về tổng thể, hệ thống này cũng chưa đưa ra dấu hiệu gì đáng chú ý.
Nhìn chung, nhiều tín hiệu xấu đang cảnh báo thị trường đã thay đổi trạng thái. Cửa tăng đang hẹp lại và thị trường có thể sẽ cần thêm vài tuần tích lũy lại, lôi kéo thêm tiền vào và củng cố nền giá chắc chắn hơn nữa nhằm chuẩn bị cho những bước đi mới, tích cực hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, đấy là kịch bản lình xình và không nhiều đột biến, còn thực tế thị trường vẫn có cách đi của riêng nó. Trong trường hợp này, liệu mô hình Cup and Handle (Cốc và tay cầm) có xẩy ra và được hoàn thiện? Nếu đúng vậy, Vn-Index có thể quay lại đỉnh năm 2019 (điểm C) vào đầu tháng 9, tạo đáy tay cầm ở điểm D khoảng đầu tháng 10, và bứt phá khỏi điểm E vào đầu tháng 11. Hiện tại khoảng cách từ đỉnh đến đáy cốc tầm 8%. Do vậy mà khoảng cách từ đỉnh đến điểm D cần nhỏ thua 4% cho hòa hợp với mô hình.
Nhìn vào kịch bản trên, có thể có một vài cơ sở ủng hộ giả thuyết này vì giữa tháng 10 cũng trùng với mùa báo cáo quý 3. Trong khi đó, khối lượng giảm dần từ phần cốc bên trái xuống tới đáy cốc và đang rục rịch đi lên từ đáy cốc qua bên phải theo lý thuyết thì cũng khá phù hợp.
Vấn đề hiện tại là điểm C liệu có tồn tại không trước khi nghĩ đến những điểm khác. Nhất là trong bối cảnh hiện tại, động lực tăng của thị trường đã suy yếu khi mùa báo cáo quý 2 đã qua và không có nhiều thông tin hỗ trợ trong thời gian tới. Do vậy, đường đi của Vn-Index có lẽ sẽ không đơn giản như vậy. Nhưng dù gì, đây là một kịch bản đáng chú ý.
Tóm lại, khả năng xuống mạnh và kèo dài không được đánh giá cao, thay vào đó rất có thể Vn-Index sẽ lình xình giao động trong biên độ hẹp, tiếp tục tích luỹ chờ đợi cơ hội khác. Trong ngắn hạn, khó có thể nghĩ đến ngưỡng 1.000 khi dòng tiền đang phân hoá mạnh, chỉ tập chung vào một vài dòng nổi trội nhưng thiếu sức nặng lan toả. Thêm vào đó, dòng dẫn dắt đang suy yếu và thị trường chịu nhiều tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài cũng đang là những yếu tố gây bất lợi không nhỏ cho Vn-Index ở giai đoạn hiện tại.
Hải Đăng
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán sáng 9/8: Cổ phiếu bất động sản giao dịch đầy hứng khởi Dòng tiền tiếp tục ưu tiên các cơ hội ở nhóm cổ phiếu vốn hóa tầm trung hơn so với nhóm Bluechip. Các cơ hội xuất hiện đa đạng như bất động sản, cảng biển, ngân hàng. VN-Index sáng 9/8. Cổ phiếu dẫn đầu về giá trị giao dịch đang là một cổ phiếu bất động sản vốn hóa tầm trung NLG (...