Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp
Mặc dù giao dịch trên thị trường giảm, tuy nhiên số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tháng 9 vẫn tiếp tục tăng…
Cuối tháng 9, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 46.556 tài khoản.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 9 giảm 14,87% so với tháng trước, khối lượng giao dịch đạt 1.557.281 hợp đồng.
Trước đó, thanh khoản thị trường phái sinh trong tháng 8 cũng giảm 35,67% so với tháng 7. Như vậy, đây là tháng thứ hai liên tiếp, thanh khoản thị trường này sụt giảm.
Bên cạnh đó, khối lượng mở (OI) toàn thị trường giảm 4,6% so với tháng trước, tính đến cuối ngày 28/9/2018, khối lượng OI của toàn thị trường đạt 14.615 hợp đồng so với 15.320 hợp đồng tại thời điểm cuối tháng 8.
Tuy nhiên số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Tại thời điểm cuối tháng 9, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tăng 9,6% so với tháng trước, đạt 46.556 tài khoản.
Video đang HOT
Trong tháng, có một mã sản phẩm là VN30F1808 đáo hạn ngày 18/9 và mã VN30F1811 đã được niêm yết bổ sung. Hiện có 4 mã hợp đồng đang được giao dịch là VN30F1810, VN30F1811, VN30F1812 và VN30F1903.
HNX cho hay, hoạt động giao dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước (99%). Sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm khoảng 0,55% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán giảm so với tháng 8, chiếm 0,32% khối lượng giao dịch. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 0,12% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Được biết, vừa qua Sở đã chấp thuận tư cách thành viên giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh đối với Công ty Chứng khoán ACB. Như vậy đến cuối tháng 9, đã có 11 công ty chứng khoán là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh.
ĐÀO VŨ
Theo vneconomy.vn
TTCK tuần từ 1/10 5/10: Đà tăng điểm của VN-Index vẫn còn nhiều thách thức
Dù có sự khởi đầu tuần khá gian nan, nhưng các chỉ số chính của thị trường chứng khoán trong nước như VN-Index và VN30-Index vẫn kịp "thử sức" với các ngưỡng kháng cự mới, cao hơn. Tuy nhiên, phiên giảm điểm mạnh vào cuối tuần cùng thanh khoản gia tăng sẽ là dấu hiệu đáng lưu ý.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Về diễn biến thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 1/10), hai chỉ số VN-Index và VN30-Index có diễn biến khá thuận lợi nhưng càng về cuối phiên, áp lực bán gia tăng mạnh khiến các chỉ số này quay đầu giảm điểm, trong đó: chỉ số VN-Index giảm 4,25 điểm; chỉ số VN30-Index giảm 4,32 điểm.
Tuy nhiên, đà giảm điểm đó đã nhanh chóng được "bù đắp" bởi sự tăng điểm tốt của các chỉ số này trong phiên giao dịch ngày hôm sau.
Các phiên giao dịch tiếp theo trong tuần lại cho thấy sự giằng co nhất định giữa hai bên cung - cầu, đặc biệt là khi chỉ số VN-Index gặp ngưỡng cản ở vùng 1.024 - 1.027 điểm. Mặt khác, thanh khoản có dấu hiệu suy giảm qua các phiên cũng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã có phần thận trọng hơn với các dao động của chỉ số.
Tới phiên giao dịch cuối tuần, phía bên bán đã chiếm ưu thế và gây ra áp lực cung lên toàn thị trường, khiến các chỉ số như VN-Index hay VN30 -Index giảm điểm mạnh (lần lượt là 15,23 điểm và 12,86 điểm), số mã giảm điểm chiếm đa số.
Kết thúc tuần, chỉ số VN-Index giảm 8,74 điểm, tương đương 0,9% so với tuần trước, lùi về mức 1.008,39 điểm.
Theo thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), các mã đóng ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index trong tuần qua là GAS, TCB và MBB với mức đóng góp lần lượt là 2,56; 0,7 và 0,4 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, các mã ảnh hưởng tiêu cực nhất là VHM, VJC và VNM khi lấy đi của chỉ số VN-Index lần lượt là 3,25; 1,41 và 1,13 điểm.
Về diễn biến các nhóm ngành, trong tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò chủ đạo (các mã đáng chú ý là: MBB, TCB và STB) giúp chỉ số ngành tăng 1,92%. Tiếp đến là nhóm cổ phiếu chứng khoán với mức tăng 1,8% nhờ việc BVS và VCI tăng lần lượt 2,68% và 1,85%. Các cổ phiếu VIC, KBC và KDH tăng giá là động lực chính giúp nhóm cổ phiếu bất động sản tăng 0,2%.
Mặc dù không có tỷ trọng quá lớn đóng góp vào chỉ số VN-Index nhưng nhóm ngành Cảng biển & dịch vụ vận tải lại có mức tăng mạnh mẽ nhất với 4,41%, trong đó có một số mã đáng chú ý là: GMD, PHP, DVP, VSC.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch trên sàn HSX trong tuần qua ghi nhận sự đột biến với giá trị hơn 10 nghìn tỷ đồng trong phiên ngày 2/10, phần lớn đến từ việc chuyển giao 100 triệu cổ phiếu quỹ của MSN. Nếu loại bỏ giao dịch này, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhẹ trên HSX với giá trị là 90 tỷ đồng.
Đà giảm của thị trường chứng khoán cơ sở nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong một vài phiên tới và chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mức 996 - 1003 điểm. Các chuyên gia BVSC kỳ vọng điểm số sẽ hồi phục trở lại ở vùng điểm này trong ngắn hạn./
Phạm Duy
Theo viettimes.vn
"Ăn theo" sóng thủy sản, cổ phiếu ACL có tăng quá đà? Nằm trong sóng tăng của nhóm ngành thủy sản, cổ phiếu ACL của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang gây sự chú ý với mức tăng giá hơn 77% trong 3 tháng qua, dù trước đó giao dịch tương đương mệnh giá. Tuy nhiên, đà tăng này liệu có vững, khi thanh khoản của ACL đang...