Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào trở lại
Lãi suất qua đêm liên ngân hàng hiện chỉ còn 2,6%/năm – mức thấp nhất kể từ trung tuần tháng 7.
Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước cập nhật, lãi suất liên ngân hàng trong ngày 17/9 tiếp tục rơi mạnh, về mức thấp của cách đây 2 tháng.
Cụ thể, lãi suất qua đêm liên ngân hàng chỉ còn 2,61%/năm, kỳ hạn 1 tuần là 2,75%, kỳ hạn 3 tuần ở mức 3,05%/năm và 1 tháng là 3,76%/năm. So với mức cao đỉnh điểm thiết lập cuối tháng 8 thì mức lãi suất này đã giảm gần 2 điểm phần trăm.
Cùng với lãi suất hạ sâu, các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng cường vay mượn lẫn nhau, tập trung vào kỳ hạn qua đêm và 1 tuần. Riêng phiên 17/9 vừa qua các ngân hàng vay mượn nhau trên 23.000 tỷ đồng qua đêm, cao hơn 20% so với phiên liền trước và cao hơn trên 30% so với bình quân các phiên từ đầu tháng 9 tới nay ở kỳ hạn này.
Trong một diễn biến khác, báo cáo của bộ phận phân tích SSI Retail Research về thị trường tiền tệ hàng tuần cho biết, trong tuần trước Ngân hàng Nhà nước cũng đã phát hành tín phiếu trở lại sau một tuần tạm nghỉ với tổng giá trị phát hành trong tuần là 4.500 tỷ đồng cho hai kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Đây là giá trị phát hành cao nhất trong 6 tuần trở lại đây. Ở chiều ngược lại, khối lượng tín phiếu đáo hạn là 2.000 tỷ đồng.
Trên thị trường mở, có 330 tỷ đồng trên OMO được cho vay ra, trong khi khối lượng đáo hạn trên OMO là 7.349 tỷ đồng. Như vậy tính chung cả tuần đến ngày 14/9, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 9.519 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng. Trước đó NHNN đã phải bơm tiền ra hệ thống 3 tuần liên tiếp.
Việc lãi suất liên ngân hàng giảm và Ngân hàng Nhà nước trở lại hút ròng tiền cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã bước qua cơn căng thẳng của 2 tháng vừa qua.
Video đang HOT
Ngọc Toàn
Theo Trí thức trẻ
Bí đầu ra, ngân hàng vẫn tăng mạnh lãi suất huy động
Tăng trưởng tín dụng ở nhiều ngân hàng đã cạn kiệt nhưng vẫn không đứng ngoài cuộc đua tăng lãi suất huy động. Thậm chí một số nhà băng áp dụng chính sách cộng thêm lãi suất ở mức khá cao để khuyến khích người gửi.
Một số nhà băng áp dụng chính sách cộng thêm lãi suất ở mức khá cao để khuyến khích người gửi. Nguồn: Internet
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC), tăng trưởng tín dụng sẽ khó bứt phá trong những tháng cuối năm, khi chính sách tiền tệ nhiều khả năng được điều hành theo hướng thận trọng hơn để bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Lãi suất huy động tăng
Theo dõi thị trường có thể thấy, xu hướng tăng lãi suất bắt đầu diễn ra từ giữa tháng 7 cho đến nay.
Ban đầu, lãi suất huy động chỉ tăng ở những ngân hàng có quy mô trung bình, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 9, "cuộc đua" đã có thêm sự xuất hiện của ngân hàng có quy mô lớn, trong đó 3 ngân hàng có vốn nhà nước là Vietcombank, VietinBank và BIDV gần đây cũng có đợt điều chỉnh tăng lãi suất huy động với mức 0,1%-0,2%/năm.
BIDV hiện dẫn đầu về nguồn vốn huy động trong hệ thống ngân hàng đã tăng lãi suất huy động lên 0,2%/năm ở một số kỳ hạn ngắn. Cụ thể, kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng tăng 0,2% từ mức 4,1%/ năm lên 4,3%/năm. Kỳ hạn 5 tháng cũng được đẩy tăng thêm từ 4,6% lên 4,8%/năm và kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5,1% lên 5,3%/năm.
Hai ngân hàng VietinBank và Vietcombank cũng nhích nhẹ thêm 0,1% lãi suất huy động, chủ yếu ở các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên. Theo đó, mức cũ 6,5%/năm áp dụng ở các kỳ hạn này đã nâng lên 6,6%/năm.
Khối ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn cũng điều chỉnh lãi suất huy động tăng thêm 0,1-0,2%/ năm như: Techcombank, ACB, HDBank, LienVietPostBank...
Riêng HDBank còn áp dụng chính sách cộng thêm lãi suất tối đa 0,7%/năm cả kỳ ngắn và kỳ hạn dài cho người gửi tiền tại 40 điểm chi nhánh, phòng giao dịch mới thành lập của ngân hàng này.
Đối với các ngân hàng nhỏ, mức điều chỉnh lãi suất huy động tăng cao nhất. Chẳng hạn, khách hàng gửi tiền kỳ hạn 24 tháng trở lên trong thời gian này tại Viet Capital Bank sẽ được hưởng mức lãi suất 8,6%/năm, tăng thêm 1,4% so với biểu lãi suất trước. Kỳ hạn ngắn 7-11 tháng có mức lãi suất huy động là 7,8%/năm.
"Soi" vào mức tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng tính đến hết tháng 6/2018 có thể thấy, ngoài Techcombank có mức tăng trưởng mới đạt 3,3% và Viet Capital Bank là 2%, nhiều ngân hàng đang cạn room tín dụng.
TPBank đã tăng ở mức trên 14% (chỉ tiêu là 15%), LienVietPostBank tăng 13,9% (chỉ tiêu là 14%), Vietcombank là 11,5% (kế hoạch là 14-15%), ACB và MB là 11% (mục tiêu là 15%)... Rõ ràng, các nhà băng này đang bí đầu ra nhưng vẫn đẩy mạnh huy động vốn.
Theo phân tích của các chuyên gia ngân hàng, dù tăng trưởng tín dụng không mạnh như các năm trước, nhưng có nhiều nguyên nhân khiến lãi suất huy động bật tăng.
Vì sao huy động vốn tăng mạnh?
Đó là do thời gian qua, lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng tăng cao, nhiều nhà băng đã đồn vốn để cho vay trên thị trường này nên sẽ xảy ra tình trạng "đói" vốn, đẩy thanh khoản trên thị trường có dấu hiệu căng thẳng.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho hay: "Sau thời gian tăng mạnh lãi suất, lãi suất liên ngân hàng gần đây đang có dấu hiệu giảm mạnh. Cùng với đó, các ngân hàng thương mại tăng cường huy động vốn bằng cách tăng lãi suất".
Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) "siết" tín dụng ngắn hạn cho vay dài hạn, nên nhiều ngân hàng phải đẩy huy động vốn dài hạn lên cao. Việc làm này cũng là một cách để hút được tiền gửi, trám vào lỗ hổng thanh khoản do các khoản cho vay có nợ xấu có dấu hiệu gia tăng ở một số ngân hàng trong 2 quý đầu năm.
Chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết dù dư địa tăng trưởng tín dụng chỉ còn 0,5% từ nay đến cuối năm nhưng vẫn phải điều chỉnh lãi suất huy động tăng thêm 0,2%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên nhằm đáp ứng quy định không dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của NHNN.
Trong khi đó, một ngân hàng thương mại khác cho biết điều chỉnh tăng lãi suất để phục vụ nhu cầu tín dụng thường tăng cao vào cuối năm, nhất là cho vay ngắn hạn. Do đó, vị lãnh đạo này đánh giá, động thái tăng lãi suất ở một số ngân hàng có thể mang tính chất cục bộ, không tác động nhiều lên lãi suất cho vay.
Số liệu của NFSC cho thấy, tính đến tháng 6, chênh lệch tăng trưởng huy động/cho vay theo VND là 1,5% (tăng trưởng huy động là 8,02%, còn tín dụng là 6,5%). Đến tháng 8, mức chênh lệch đã được thu hẹp khoảng 50.000 tỷ đồng, do tín dụng tăng trưởng nhanh hơn so với huy động vốn khoảng 0,9%.
Theo ông Hiếu, chênh lệch huy động vốn - cho vay có thể tiếp tục co hẹp khoảng 10.000 - 15.000 tỷ đồng trong tháng 9 do tăng trưởng huy động vốn VND dự kiến vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo Huyền Anh/thoibaokinhdoanh.vn
Thanh khoản bất ngờ cải thiện, NHNN hút ròng hơn 9.500 tỷ đồng từ thị trường Thanh khoản bất ngờ cải thiện khiến lãi suất liên ngân hàng giảm đáng kể. Trong bối cảnh này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành hút ròng hơn 9.500 tỷ đồng từ thị trường. Thanh khoản bất ngờ cải thiện, NHNN hút ròng hơn 9.500 tỷ đồng từ thị trường Thanh khoản bất ngờ cải thiện Theo báo cáo tiền tệ tuần...