Thanh khoản eo hẹp, NHNN bơm ròng 5.408 tỷ đồng vào hệ thống trong tuần qua
Trong tuần từ 12/11 – 16/11/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục duy trì trạng thái bơm ròng so với tuần trước để cải thiện tình trạng thiếu thanh khoản.
NHNN bơm ròng 5.408 tỷ đồng vào hệ thống trong tuần qua (Ảnh: NHNN)
Trích dẫn nguồn số liệu từ Bloomberg, báo cáo của Công ty Cổ phần Bảo Việt (BVSC) đã bơm mói 58.066 tỷ đồng qua kênh thị trường mở (OMO). Trong khi đó, lượng vốn đáo hạn qua kênh này đạt giá trị 52.658 tỷ đồng.
Như vậy, tuần vừa qua NHNN đã bơm ròng 5.408 tỷ đồng qua kênh này.
Trên kênh tín phiếu, NHNN đã không có hoạt động phát hành tín phiếu mới trong khi lượng vốn đáo hạn qua kênh này là 0 đồng.
Tổng hợp hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã bơm ròng 5.408 tỷ đồng vào thị trường.
Eo hẹp thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tăng
Báo cáo của BVSC cũng cho biết, lãi suất liên ngân hàng trung bình tuần qua tiếp tục xu hướng tăng trở lại đối với các loại kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần. Cụ thể, lãi suất trung bình các loại kỳ hạn kể trên tăng với biên độ 0,034% – 0,08%.
Video đang HOT
Trong đó, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm tăng 0,06% đạt mức 4,86%/năm. Lãi suất trung bình kỳ hạn 1 tuần tăng 0,08% đạt mức 4,896%/năm. Lãi suất trung bình kỳ hạn 2 tuần tăng 0,034%, đạt mức 4,87%/năm.
Diễn biến tăng của lãi suất liên ngân hàng đi kèm động thái bơm ròng của NHNN tuần qua cho thấy thanh khoản toàn hệ thống đang ở trạng thái eo hẹp.
Cũng trong tuần từ 12/11 – 16/11, tỷ giá trung tâm có bước giảm 0,4 đồng, về mức 22.724,2 VND/USD. Tỷ giá giao dịch trung bình tại các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm nhẹ (9,4 đồng) so với tuần trước đó, về mức 23.298,4 VND/USD.
Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index có diễn biến tăng mạnh (1,101%) so với các đồng tiền chủ chốt khác (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đạt mức 97,28 điểm.
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm đắt hàng
Trong tuần vừa rồi, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức gọi thầu bốn loại kỳ hạn là 5 năm, 7 năm, 10 năm, và 15 năm với khối lượng gọi thầu cho bốn loại kỳ hạn trên lần lượt ở mức 1.000 tỷ, 500 tỷ, 1.000 tỷ và 1.000 tỷ đồng.
Cũng giống như diễn biến của nhiều phiên đấu thầu trước, các phiên đấu thầu trái phiếu đều có khối lượng đặt thầu cao gấp nhiều lần giá trị gọi thầu nhưng tỷ lệ trúng thầu không được khả quan ở một số kỳ hạn.
Cụ thể, kỳ hạn 5 năm có khối lượng đặt thầu gấp 2,55 lần giá trị gọi thầu nhưng tỷ lệ trúng thầu là 0%. Tương tự, lượng đặt thầu cho kỳ hạn 7 năm gấp 1,1 lần giá trị gọi thầu, có tỷ lệ trúng thầu là 0%.
Đối với các kỳ hạn dài hơn, kết quả đấu thầu được cải thiện rõ rệt.
Cụ thể, kỳ hạn 10 năm có lượng đặt thầu gấp 1,75 lần giá trị gọi thầu, tỷ lệ trúng thầu là 70% tại mức lãi suất 5,03%/năm – tăng 0,03% so với lần trúng thầu gần nhất. Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 15 năm gấp 1,6 lần giá trị gọi thầu với tỷ lệ trúng thầu là 70% tại mức lãi suất 5,3%/năm – tăng 0,05% so với lần trúng thầu gần nhất.
Trên thị trường thứ cấp, lợi suất Trái phiếu Chính phủ (TPCP) có xu hướng giảm đối với nhiều loại kỳ hạn: 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15 năm.
Trong tuần này, KBNN dự kiến gọi thầu 5.000 tỷ đồng tại các kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15 năm./.
Theo viettimes.vn
Chứng khoán chiều 6/11: Phân hóa và khá rời rạc
Trạng thái tăng của nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ tiếp tục duy trì và đối lập lại, nhóm cổ phiếu lớn không giữ được đồng thuận và kéo VN-Index đi xuống.
VN-Index 6/11. (Bloomberg)
Lượng cổ phiếu tăng giá vẫn duy trì khá đông đảo cho đến hết phiên (142 mã tăng so với 139 mã giảm và 65 mã đứng giá) dù cho VN-Index đã đóng cửa giảm giá cuối phiên: giảm 0,38% xuống 922,05 điểm.
Hầu hết, các mã tăng tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình như DRC ( 6,78%), NTL ( 6,93%), TCG ( 6,96%) tăng trần còn SHI ( 5,27%), BWE ( 5,03%), PC1 ( 3,91%), STK ( 3,1%), GTN ( 5,61%), LMH ( 3,48%), DHC ( 2,3%), VHC ( 2,06%) tăng khá tốt.
Có lẽ, nhóm này vẫn còn giữ được sự lạc quan là nhờ vào VNM ( 1,03%) vẫn vớt vát tăng giá trong nhóm các cổ phiếu Bluechip. Một mình mã này đã đạt giá trị giao dịch tới 188 tỷ đồng, bỏ xa một loạt các cổ phiếu còn lại.
Tuy nhiên, điểm số của VN-Index lại không hoàn toàn dựa vào VNM khi một loạt các mã khác như GAS (-0,39%), CTG (-1,06%), MSN (-1,41%), BID (-2,44%), VIC (-0,21%), VJC (-1,18%), VCB (-1,24%) cùng hướng về sắc đỏ. Điều này cũng được thể hiện qua biểu hiện của VN30 khi chỉ số này mất 0,58% giảm xuống 899,61 điểm.
Trong khi đó, giá trị giao dịch toàn HOSE cũng tiếp tục ở mức mức kém, thanh khoản với 3.102 tỷ đồng, tương đương 139,12 triệu đơn vị. Cùng với đó, dòng tiền vẫn trú ẩn ở phái sinh khi VN30F1811 hôm nay vẫn khớp được 161,56 nghìn đơn vị, nhỉnh hơn với phiên hôm qua. Điểm số của hợp đồng này cũng giảm mất 5 điểm xuống còn 894 điểm.
Với HNX, PVS (-1,05%) đã dễ dàng quay đầu khiến cho chỉ số HNX-Index không có cơ hội tăng giá trong chiều nay. Chỉ số giảm mất 0,93% xuống 104,55 điểm trong bối cảnh các mã lớn khác cũng không ủng hộ cho phiên tăng giá: ACB (-2,65%), VCS (-1,13%), SHB (-1,3%) đều giảm giá.
Thanh khoản sản vẫn không có nhiều đột biến dù đã bước sang phiên thứ 2 lệnh PLO được đưa vào thực hiện: khớp 36,82 triệu đơn vị, tương đương 504 tỷ đồng.
Với UPCoM, chỉ số UPCoM-Index trái lại vẫn tăng điểm nhờ BSR ( 1,2%), POW ( 2,2%) giữ được sắc xanh. Chỉ số đóng cửa tại 51,64 điểm ( 0,17%).Thanh khoản đạt 10,18 triệu đơn vị, tương đương 195 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Phiên 30/10: "Xả" mạnh DXG, khối ngoại rút ròng thêm gần 79 tỷ đồng Giao dịch không mấy khởi sắc, khối ngoại tiếp tục có phiên bán ròng hơn 96 tỷ đồng trên HOSE. Tuy vậy, trạng thái tích cực tiếp tục được duy trì trên HNX và UpCoM khi khối này lần lượt mua vào 5,8 và 11,4 tỷ đồng. Trên HOSE, khối ngoại thực hiện mua vào 324 tỷ đồng, chỉ chiếm 11,1% tổng giá...