Thanh Hóa tạo điều kiện cho lao động trở về từ vùng dịch vay vốn, phát triển sản xuất
Thực hiện phương án 198/PA-UBND về việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch bị mất việc làm, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương rà soát, ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi để giải quyết việc làm cho các đối tượng nêu trên.
Theo đó, Thanh Hóa có 1.705 lao động có nhu cầu vay vốn với số tiền 136 tỷ đồng, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân hơn 4 tỷ đồng, giải quyết nhu cầu vay vốn cho 59 lao động trở về từ vùng dịch.
Được vay 70 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, anh Đỗ Văn Hải, xã Quảng Nham, Quảng Xương quyết định đầu tư mở cơ sở sản xuất nước mắm sau khi trở về từ Đài Loan do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Xa quê hơn 10 năm vào Bình Dương lập nghiệp, đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát đã khiến anh Vi Văn Định, thôn Chôi Trờn, xã Bãi Trành, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) mất việc làm nhiều tháng liền. Không còn tài chính để bám trụ lại nơi đất khách quê người, anh Định trở về quê hương với hai bàn tay trắng.
Hoàn thành thời gian cách ly tại địa phương, anh Định gặp không ít khó khăn do chưa tìm được việc làm mới. Trong lúc đang loay hoay giữa đi và ở lại quê hương lập nghiệp, anh được chính quyền địa phương tuyên truyền về chính sách cho người lao động trở về từ vùng dịch được tạo điều kiện vay vốn với mức lãi thấp. Nhận thấy điều kiện gia đình phù hợp để chăn nuôi, anh quyết định làm hồ sơ vay 100 triệu đồng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Xuân để phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả.
“Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tôi đã được giải ngân nguồn vốn trong 1 tuần. Có tiền đầu tư, tôi quyết định mua bò sinh sản và trồng cây ăn quả. Đây thực sự là chính sách rất nhân văn của Đảng, Nhà nước, là “phao cứu sinh” giúp cho những lao động gặp khó ở vùng dịch trở về địa phương có điều kiện phát triển kinh tế…” Anh Vi Văn Định chia sẻ.
Ông Phùng Bá Hồng, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Xuân, Thanh Hóa cho biết, người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch bị mất việc làm sẽ được vay vốn để giải quyết việc làm với mức với mức tối đa 100 triệu đồng/lao động, không phải thế chấp tài sản. Đây là phương án rất khả thi, góp phần tạo điều kiện cho lao động vùng dịch trở về địa phương có sinh kế phát triển kinh tế, không ai bị bỏ lại phía sau.
Video đang HOT
Chọn đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc), anh Đỗ Văn Hải cũng có được nguồn thu nhập ổn định, tuy nhiên 2 năm trở lại đây, dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới khiến anh buộc phải trở về nước. Tháng 6/2021 anh trở về nước với ý định đầu tư mở xưởng sản xuất nước mắm, tuy nhiên số tiền tích góp lâu nay không đủ. Được biết tỉnh có phương án cho lao động trở về từ vùng dịch vay vốn với lãi suất ưu đãi, anh đã làm hồ sơ và đã được giải ngân số tiền 70 triệu đồng. Được sự tạo điều kiện của Nhà nước cộng với số tiền vay mượn từ anh em, bạn bè, anh Hải đã mở một xưởng nhỏ thu mua cá và trực tiếp sản xuất nước mắm. Hiện cơ sở đã đi vào hoạt động và tạo công ăn việc làm cho một số lao động tại địa phương.
“Nếu làm ăn thuận lợi, thời gian tới, tôi sẽ mở rộng cơ sở sản xuất để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh đã tiếp sức cho người lao động chúng tôi có động lực ở lại quê hương lập thân, lập nghiệp, ổn định cuộc sống”, anh Hải cho biết thêm.
Để triển khai hiệu quả phương án 198 của UBND tỉnh, giúp lao động ổn định việc làm và đời sống tại địa phương, Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa đã phối hợp với ngành lao động thương binh và xã hội; các xã, thị trấn rà soát, lập danh sách nhu cầu vay vốn của các lao động trở về từ vùng dịch bị mất việc làm để tham mưu cấp trên cân đối, bố trí nguồn vốn giải quyết cho vay kịp thời; cử cán bộ hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay để người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Hiện Ngân hàng chính sách xã hội đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân biết, tiếp cận nguồn vốn vay, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo các phòng giao dịch cấp huyện rà soát, lập danh sách nhu cầu vay vốn của các lao động trở về từ vùng dịch để trình Trung ương bổ sung nguồn vốn, đồng thời cân đối thu nợ trong toàn tỉnh để ưu tiên giải ngân vốn. Ngành đã tham mưu cho tỉnh, UBND cấp huyện cân đối, bổ sung thêm nguồn ngân sách đảm bảo có đủ vốn giải ngân, đáp ứng các chương trình tín dụng an sinh xã hội; cử cán bộ hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay để người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn….
Doanh nghiệp ở Thanh Hóa cần tuyển 50.000 lao động, ưu tiên người từ vùng dịch về
Hiện nay, các doanh nghiệp ở Thanh Hóa đang cần tuyển khoảng 50.000 lao động, chủ yếu tập trung vào sản xuất giày da, may mặc với số lượng lớn.
Các doanh nghiệp ở tỉnh này sẽ ưu tiên tuyển lao động từ vùng dịch trở về địa phương.
Công nhân Công ty TNHH Sakurai Việt Nam ở Khu công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa có việc làm ổn định giữa mùa dịch COVID-19. Hiện nay doanh nghiệp này đang có nhu cầu tuyển dụng lao động - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Theo Sở Lao động - thương binh và xã hội Thanh Hóa, tỉnh này có trên 330.000 lao động đi làm ăn xa, làm nghề tự do, làm việc trong nhà máy, khu công nghiệp với các lĩnh vực như điện tử, may mặc, giày da...
Số lao động tập trung tại TP Hà Nội khoảng 77.500 người, TP.HCM 43.000 người, Bình Dương 48.000 người, Bắc Ninh 25.000 người, Đồng Nai 12.500 người... Dự kiến, một phần số lao động này về quê sẽ ngày càng tăng, dẫn đến dư thừa lao động ở nơi nguồn cung lao động lớn.
Để giải quyết lao động từ vùng có dịch COVID-19 trở về (gọi tắt là vùng dịch), Sở Lao động - thương binh và xã hội phối hợp với các địa phương đã và đang khảo sát, phân loại người lao động có nhu cầu việc làm, học nghề, vay vốn tự tạo việc làm.
Đến ngày 11-10, tổng số lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch có nhu cầu việc làm và học nghề là gần 27.000 lao động. Trong đó chủ yếu là nhu cầu việc làm như: may mặc, giày da, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy hải sản, hàn, xây dựng, nhôm kính, điện dân dụng...
Công nhân Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức, Khu công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa sản xuất hàng hóa an toàn giữa mùa dịch COVID-19 - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Thời gian qua, Thanh Hóa đã hỗ trợ, tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động làm việc tại các khu công nghiệp ở thành phố, thị xã, cụm công nghiệp cấp huyện, chủ yếu là nghề may mặc, giày da với mức thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại Thanh Hóa là khoảng 50.000 lao động, chủ yếu tập trung vào sản xuất giày da, may mặc có nhu cầu tuyển dụng lao động số lượng lớn, làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga, Khu công nghiệp Hoàng Long, Khu công nghiệp Lễ Môn, cụm công nghiệp ở các huyện.
Công ty cổ phần khoáng sản Đại Dương ở Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) đang có nhu cầu tuyển dụng lao động - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Sáng 11-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đầu Thanh Tùng - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết hiện nay các ngành chức năng của tỉnh đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người lao động ở vùng dịch yên tâm ở lại, tiếp tục làm việc tại nơi sản xuất cũ trong tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát và khi doanh nghiệp ở các thành phố lớn trở lại hoạt động.
Ngành lao động - thương binh và xã hội cùng các địa phương tuyên truyền đến người lao động trở về từ vùng dịch ổn định cuộc sống, tiếp cận với thị trường lao động để lựa chọn việc làm phù hợp, với phương châm "ly nông bất ly hương".
"UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho người lao động trở về từ vùng dịch bị mất việc làm. Tổ chức sàn giao dịch việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Ưu tiên người lao động trở về từ vùng dịch vay vốn tại Ngân hàng Chính sách - xã hội để tự tạo việc làm.
Trường hợp các địa phương không còn nguồn vốn cho vay, Ngân hàng Chính sách - xã hội tỉnh bổ sung nguồn vốn từ nguồn ủy thác của UBND cấp tỉnh, cấp huyện hoặc từ nguồn huy động khác để đảm bảo cho người lao động trở về từ vùng dịch được vay vốn theo quy định" - ông Đầu Thanh Tùng cho biết thêm.
Mỗi hộ có thể được hỗ trợ đến 100 triệu đồng khi chuyển khỏi vùng thiên tai Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho rằng, hỗ trợ các hộ dân tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất là một nội dung rất quan trọng. Ngày 7/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa cho ý kiến về đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ...