Thanh Hóa: Phong tỏa một bệnh viện và thôn liên quan đến ca mắc COVID-19
Sáng 10/11, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành phong tỏa BVĐK Trí Đức Thành (huyện Yên Định) và thôn Duyên Hy (xã Định Hưng) sau khi ghi nhận các ca mắc liên quan đến BV này.
Hai ca mắc liên quan đến bệnh viện này gồm:
Bệnh nhân nam, sinh năm 1958, có địa chỉ thường trú tại xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thuỷ. Bệnh nhân đến khám bệnh và nhập viện điều trị nội trú tại khoa Đông y, BV Đa khoa Trí Đức Thành, huyện Yên Định từ ngày 4/11.
Ca bệnh thứ 2 cũng là bệnh nhân nam, sinh năm 1945, có địa chỉ tại thôn Duyên Hy, xã Định Hưng, huyện Yên Định. Là F1 (cùng phòng với bệnh nhân nói trên).
Sau khi ghi nhận ca mắc tại BVĐK Trí Đức Thành, chính quyền địa phương đã phong toả tạm thời BV này để triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Tổ chức phun tiêu độc khử trùng các khu vực có liên quan đến bệnh nhân; xét nghiệm RT-PCR cho toàn bộ F1; tổ chức xét nghiệm sàng lọc tầm soát cho cán bộ nhân viên bệnh viện.
Video đang HOT
BVĐK Trí Đức Thành bị phong tỏa. Ảnh: BTH
Đồng thời lực lượng chức năng cũng khẩn trương truy vết các trường hợp liên quan. Đến thời điểm hiện tại đã truy vết được 73 F1 và 2.009 F2 liên quan đến ổ dịch này.
Tại xã Cẩm Vân (Cẩm Thủy) bước đầu đã ghi nhận thêm 02 bệnh nhân dương tính liên quan đến ca bệnh này; lực lượng chức năng và chính quyền địa phương cũng đã truy vết được 57 F1 và 1.814 F2, trong đó nhiều F1 là học sinh mầm non và công nhân.
Xã Định Hưng (huyện Yên Định) đã phong tỏa tạm thời khu vực có nguy cơ cao tại ngõ Trung, thôn Duyên Hy gồm 14 hộ dân, 37 nhân khẩu. Bước đầu đã ghi nhận thêm 10 người tại thôn này dương tính với COVID-19.
Chính quyền địa phương thực hiện giãn cách theo cấp độ dịch tễ là khu vực có nguy cơ cao nhằm hạn chế đi lại của người dân. Đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát 24/24 giờ đối với địa bàn dân cư trên và thực hiện cách ly y tế theo đúng các quy định hiện hành.
Do các ca mắc có lịch trình di chuyển phức tạp, để thực hiện việc rà soát, truy vết các công dân, không để bỏ sót các đối tượng F1, F2 có liên quan đến ca bệnh ra cộng đồng, huyện Yên Định đã tạm thời đóng cửa đối với Siêu thị The City trên địa bàn huyện.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 1.388 bệnh nhân COVID-19 cộng dồn; 850 người điều trị khỏi được ra viện; 8 bệnh nhân tử vong. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã tiêm được 1.478.000 liều vaccine phòng COVID-19. Trong 24 giờ qua đã thực hiện xét nghiệm bằng RT-PCR gần 7.000 mẫu tại các đơn vị y tế trong tỉnh.
Long An sẽ không áp dụng chỉ thị 16 nữa mà chỉ phong tỏa hẹp để dập dịch
Sau ngày 20-9, Long An sẽ không áp dụng chỉ thị 16 nữa mà có các biện pháp giãn cách phù hợp và chỉ phong tỏa chặt phạm vi hẹp để dập dịch.
Việc giãn cách theo chỉ thị 16 trên toàn tỉnh Long An sẽ không còn thực hiện sau ngày 20-9 - Ảnh: SƠN LÂM
Ngày 19-9, ông Nguyễn Văn Út - chủ tịch UBND tỉnh Long An - cho biết tỉnh này đã giao cho các huyện, thị xã, thành phố phân tích, đánh giá lại đảm bảo sát với thực tế tình hình kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn và đề xuất các phương pháp giãn cách xã hội tiếp theo một cách phù hợp.
Long An đang có TP Tân An và một phần các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa vẫn đang áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 cho đến hết ngày 20-9.
Tuy nhiên, ông Út cho biết Long An đã yêu cầu các địa phương xem xét không tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 nữa mà chỉ phong tỏa các ổ dịch phát sinh đảm bảo "chặt ngoài, chặt trong", càng chia nhỏ để kiểm soát càng tốt...
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Long An cũng nhắc nhở các địa phương khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 không nên quá cứng nhắc, cần cân nhắc chủ động cho phép mở thêm các dịch vụ, hoạt động theo thẩm quyền để đảm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp song song việc đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả trên địa bàn.
Ngoài ra, Long An cũng yêu cầu các địa phương rút kinh nghiệm về một số tồn tại như việc phân tích tình hình dịch tại địa phương chưa phù hợp dẫn tới chưa mạnh dạn đề xuất tỉnh có giải pháp phù hợp, nhiều điểm nóng người dân bức xúc do thực hiện phong tỏa kéo dài nhưng các chính sách hỗ trợ chưa đến kịp...
Tính đến sáng 19-9, Long An đã có 30.366 ca nhiễm COVID-19 với 8.189 ca cộng đồng, 2.399 khu cách ly, 19.778 khu phong tỏa. Trong số này, có 24.447 ca (80,51%) đã điều trị khỏi, tử vong 383 ca (1,26%), đang điều trị tại bệnh viện 5.172 ca (17%), đang chờ khu cách ly tạm 364 ca (1,98%).
Hiện tỉnh này cũng còn 409 vùng đang cách ly y tế vì COVID-19. Tuy nhiên, trên toàn địa bàn chỉ còn 2 vùng nguy cơ cao (vùng cam) là thị xã Kiến Tường và huyện Bến Lức, 2 vùng nguy cơ (vùng vàng) là TP Tân An và huyện Cần Giuộc, Đức Hòa. Các địa phương còn lại đều đã đạt được mức bình thường mới (vùng xanh).
Tỉnh này cũng đã tiêm được 1.422.082 mũi 1 vắc xin COVID-19 và 170.494 mũi 2. Hiện UBND tỉnh cũng đã giao cho các sở, ngành liên quan chuẩn bị các phương án để sớm đưa vào việc thí điểm sử dụng "thẻ xanh vắc xin" trong thời gian tới. Đồng thời, tiếp tục các biện pháp hạn chế người từ bên ngoài vào tỉnh.
Ổ dịch mới tại Long Biên thêm F0, Hà Nội xét nghiệm hơn 800 người liên quan Thêm 12 ca dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Hà Nội vào trưa này, trong đó có 10 ca tại khu cách ly, 2 ca tại khu vực phong tỏa. Các ca dương tính SARS-CoV-2 mới đều thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt. Các bệnh nhân có địa chỉ tại Thanh Xuân (4), Đống Đa (4), Long...