Thanh Hoá đang vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ
Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể, những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, sẽ là tỉnh phát triển toàn diện, kiểu mẫu của cả nước.
Ngày 31/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình đã dự và chỉ đạo hội nghị.
Ngày 31/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Thanh Hóa: Cực tăng trưởng trong tứ giác phát triển ở phía Bắc
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư, trình bày những nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 58.
Theo đó, Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ là tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Nghị quyết xác định, Thanh Hóa sẽ là một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
“Để thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết yêu cầu Thanh Hóa cần phải thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó đặc biệt là 3 nhóm giải pháp mang tính đột phá chiến lược, gồm: đột phá về thể chế, tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính công…; đột phá về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với các cực tăng trưởng, nâng cấp cảng biển, sân bay…; và đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý…”, ông Sơn nhấn mạnh.
Thanh Hóa: Một tỉnh kiểu mẫu
Video đang HOT
Phát biểu chỉ đạo và kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Kinh tế T.Ư, nêu rõ Thanh Hóa có vị trí địa chính trị, địa kinh tế và ví trí chiến lược về an ninh quốc phòng của đất nước.
Nhằm giúp Thanh Hóa khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để có bước phát triển đột phá trong giai đoạn tới, ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Nghị quyết của Bộ Chính trị đã chỉ rõ Thanh Hóa sẽ trở thành một cực phát triển mới của Bắc Trung Bộ để tạo ra tứ giác phát triển trên nền tảng tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh tạo ra kết nối phát triển giữa vùng Bắc Trung Bộ với Đồng bằng Sông Hồng, với vùng duyên hải Bắc Bộ và với vùng Tây Bắc.
Dẫn lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa lúc sinh thời Người về thăm: “Tỉnh Thanh theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt”, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng Thanh Hóa đã vượt qua rất nhiều khó khăn, với quyết tâm rất cao để thực hiện lời căn dặn của Bác.
“Hai nhiệm kỳ gần đây, kể cả Trung ương và Thanh Hóa đã thể hiện được khả năng khéo điều khiển, khéo sắp đặt. Chúng ta có Khu Kinh tế Nghi Sơn với trọng điểm là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn… Trong quá trình thảo luận để triển khai Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn thì ý kiến của nhiều nhà phân tích, nhiều nhà khoa học cho rằng Nhà máy Lọc hóa dầu nên đặt ở Bà Rịa – Vũng Tàu hơn là ở Thanh Hóa. Thế nhưng Bộ Chính trị với tầm nhìn, quan điểm phải thể hiện làm sao khéo điều khiển thì Bộ Chính trị đã quyết định đặt Nhà máy Lọc hóa dầu ở Nghi Sơn, Thanh Hóa. Hôm nay điểm lại, chúng ta thấy rằng Khu Kinh tế Nghi Sơn của chúng ta là một Khu Kinh tế được Trung ương cho những cơ chế, chính sách hấp dẫn nhất trong các Khu Kinh tế của cả nước. Điều đó đã thể hiện sự khéo bố trí, khéo sắp đặt của Trung ương.
Ông Nguyễn Văn Bình cũng đề nghị các cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm, đồng hành với Thanh Hóa để góp phần cùng với Tỉnh triển khai thực hiện thành công Nghị quyết.
“Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới phải thể hiện đầy đủ và sâu sắc tinh thần Nghị quyết 58 và tin tưởng với bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nền tảng văn hóa, con người cùng với khát vọng và quyết tâm to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa, Nghị quyết sẽ được triển khai thành công góp phần phát triển Thanh Hóa thành một tỉnh kiểu mẫu như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm Thanh Hóa”, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị.
Thanh Hóa đã sẵn sàng chương trình hành động
Theo ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, hiện tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị.
Ông Chiến yêu cầu lãnh đạo các ngành, địa phương trong tỉnh phải nhận thức đầy đủ những nội dung cơ bản của nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị mình.
“Sau hội nghị này, cách ngành, các địa phương phải ban hành kế hoạch hành động để triển khai thực hiện của đơn vị mình. Tỉnh sẽ thành lập một ban chỉ đạo, trong đó có thể sẽ có cán bộ chuyên trách để tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện nghị quyết một cách đồng bộ nhất”, ông Chiến chỉ đạo.
Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện của Hội cơ sở
Ngày 20/7 tại Hà Nội, Khối thi đua các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức Liên hiệp tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động thi đua 6 tháng đầu năm 2020.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng T.Ư, Khối trưởng Khối thi đua dự và chủ trì hội nghị.
Chủ động, sáng tạo,
Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động thi đua 6 tháng đầu năm 2020 của Khối thi đua nêu rõ: Mặc dù 6 tháng đầu năm 2020, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên công tác thi đua, khen thưởng của các thành viên trong Khối tiếp tục có sự đổi mới và đạt nhiều kết quả tích cực. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong Khối đã tích cực chỉ đạo, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 theo chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị; vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân cả nước đoàn kết, chung tay, tích cực, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, Nhà nước đề ra; tăng cường thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, cùng đồng tâm, hiệp lực thực hiện mục tiêu kép "Phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế".
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn.
Theo đó, các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động tiếp tục được các thành viên trong khối tổ chức triển khai có hiệu quả; nòng cốt là các phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại ở phía sau"... Các phong trào này đều được các thành viên trong Khối quan tâm chỉ đạo; tích cực chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động, phù hợp với thực tiễn của từng thành viên và các địa phương.
Điển hình là Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã chỉ đạo trong toàn hệ thống triển khai các hoạt động vì người nghèo, cứu trợ thiên tai đạt nhiều kết quả tích cực. Tính đến 30/6/2020, MTTQ Việt Nam tại 4 cấp đã vận động Quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội được trên 1.472 tỷ đồng.
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong trao đổi bên lề hội nghị. Ảnh: Thu Hà.
T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tổ chức lễ ký kết và triển khai chương trình phối hợp công tác giữa T.Ư Hội NDVN - T.Ư Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam - T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Liên minh HTX Việt Nam trong xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại, HTX kiểu mới và chi Hội nông dân nghề nghiệp giai đoạn 2020 -2025...
Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của Chi hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, Hưng Yên, anh Ngô Đức Thắng - Chi hội trưởng Chi hội cho biết: Năm 2017, Chi hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão được Hội ND thành lập với 31 hội viên, quy mô sản xuất 45ha với 65.000 con vịt sinh sản và nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả.
Để hỗ trợ chi hội, Hội ND đã tạo điều kiện cho chi hội vay 1 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, phối hợp với Ngân hàng NNPTT tạo điều kiện cho chi Hội vay vốn; mở các lớp tập huấn KHKT. Đến nay, số hội viên tham gia chi hội đã tăng lên 40 hội viên, diện tích trang trại 110ha, đàn vịt bố mẹ tăng lên 170.000 con. Nhờ liên kết chặt chẽ, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong chi hội được ngày càng được nâng cao.
Những tháng đầu năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chi hội dã đề nghị hội viên giả, 50% quy mô sản xuất; thay đổi phương pháp bán hàng và tiếp cận khách hàng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo.. Nhờ đó, việc sản xuất kinh doanh của chi hội vẫn được duy trì ổn định.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đánh giá: 6 tháng đầu năm 2020, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức liên hiệp đã rất chủ động, tích cực thực hiện các nội dung giao ước thi đua từ đầu năm như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua được quan tâm hơn, đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng...
Để hoàn thành thắng lợi các nội dung ký kết giao ước thi đua năm 2020, đồng chí Trần Thanh Mẫn yêu cầu các đơn vị trong Khối cần tiếp tục cụ thể hoá và triển khai có hiệu quả 4 phong trào thi đua yêu nước do Thủ tướng Chính phủ phát động gắn với các nội dung thi đua cao điểm nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép "Phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế". Đồng thời, chủ động tham gia tích cực và trách nhiệm trong việc tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X...
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh các đơn vị trong khối cần bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhân dân và doanh nghiệp để kịp thời phản ánh với Đảng và Chính phủ; từ đó có biện pháp kịp thời tháo gỡ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân.
Qua sông hết phải... lụy đò! Hàng ngàn người dân các xã Cẩm Giang, Cẩm Qúy, Cẩm Tú và một phần của xã Cẩm Lương của huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã hết cảnh "qua sông lụy đò". "Qua sông thì phải lụy đò", là tình cảnh của hàng ngàn người dân các xã Cẩm Giang, Cẩm Qúy, Cẩm Tú và một phần của xã Cẩm Lương của huyện...