Thanh Hóa chọn mẫu xây tượng đài, khu lưu niệm 255 tỷ đồng
Dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc gồm hạng mục chính là tượng đài Con tàu tập kết dự kiến xây dựng tại Sầm Sơn.
Ngày 25/6, lãnh đạo TP Sầm Sơn cho hay Hội đồng nghệ thuật và các đơn vị liên quan vừa thống nhất chọn xong phương án mẫu (bước một) và đang triển khai quy trình tiếp theo để thực hiện dự án nêu trên.
Phối cảnh dự án khu trung tâm.
Dự án Khu lưu niệm do UBND TP Sầm Sơn làm chủ đầu tư, thực hiện từ nay đến năm 2023 với tổng mức đầu tư 255 tỷ đồng (giảm hơn 35,5 tỷ đồng so với quyết định phê duyệt ban đầu); nguồn vốn trích từ ngân sách tỉnh Thanh Hóa và các nguồn xã hội hóa khác; dự kiến khởi công vào đầu quý 4/2021 tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn.
Trước ý kiến hiện nay các nguồn lực đang cần tập trung cho công tác phòng, chống Covid-19, đây là nhiệm vụ cấp bách hơn so với những việc khác, lãnh đạo TP Sầm Sơn chia sẻ “thành phố cũng đang gặp khó khăn về huy động nguồn vốn, nên chưa ấn định thời gian thi công chính thức”.
Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, thông tin thêm dự án mới ở giai đoạn lựa chọn phương án kiến trúc; thời gian tới sẽ còn nhiều phần việc như lập, phê duyệt dự án, đấu thầu, bố trí nguồn vốn… Theo ông Liêm, tại một cuộc họp đầu năm 2021, lúc dịch Covid-19 tạm lắng, nhiều ý kiến mong muốn khởi công dự án trong quý 3/2021 song “căn cứ tình hình hiện nay thì chưa phù hợp”.
“Tôi khẳng định, tại thời điểm này, lãnh đạo tỉnh không có chủ trương huy động vốn để triển khai dự án bởi còn tập trung, ưu tiên tối đa cho công tác phòng chống dịch”, ông Liêm nói và cho hay việc lựa chọn thời gian triển khai dự án sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo phương án vừa được Hội đồng nghệ thuật và các đơn vị chuyên môn lựa chọn , khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc có quy mô hơn 40.000 m2, chia làm ba phân khu chức năng.
Video đang HOT
Khu A của công trình gồm các hạng mục: Tượng đài Con tàu tập kết và phù điêu lớn hình cánh cung, nhà trưng bày hiện vật, đón tiếp kết hợp chiếu phim tư liệu và các công trình phụ trợ.
Khu B là nơi tái hiện lại hình ảnh những lán trại, nơi ăn ở sinh hoạt của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết, giếng nước, cây xanh cảnh quan…
Khu C là công viên văn hóa du lịch. Ngoài ra công trình còn có các tuyến giao thông kết nối giữa các phân khu được gọi là con đường ký ức bằng gốm sứ với chiều dài 1,4 km.
Phối cảnh mặt cắt ngang tượng đài con tàu tập kết. Ảnh: Lê Hoàng.
Tượng đài Con tàu tập kết (diện tích khoảng 3.200 m2) và phù điêu lớn hình cánh cung (diện tích khoảng 50 m2) là công trình biểu tượng, cũng là điểm nhấn cho toàn khu lưu niệm; giá trị xây lắp dự kiến khoảng 89 tỷ đồng.
Theo thiết kế, tượng đài là tác phẩm nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tạo hình. Chất liệu xây dựng tượng đài là đá khối granite kết hợp bê tông cốt thép, đồng đúc và các vật liệu xây dựng phù hợp khác.
Phù điêu lớn hình cánh cung được xây dựng bằng chất liệu đồng đúc, kết hợp đá khối granite, vật liệu trang trí bền vững, bê tông cốt thép.
Trong trong lòng tượng đài sẽ xây dựng không gian trưng bày, là một bảo tàng thu nhỏ mô phỏng các con tàu của Ba Lan, Liên Xô (cũ)… đã tham gia vận chuyển cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết có thành tích xuất sắc, tiêu biểu…
Phối cảnh mặt trước dự án tượng đài vào ban đêm. Ảnh: Lê Hoàng.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đánh giá, công trình là nơi ghi nhận, lưu giữ những tài liệu, hiện vật quý của sự kiện lịch sử cách đây 67 năm, được kỳ vọng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sau Hiệp định Genève 1954, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn cùng nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã đón tiếp hàng trăm nghìn cán bộ, bộ đội, học sinh, sinh viên, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Trong bảy đợt (từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955) đã có 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình cán bộ miền Nam tập kết tại Thanh Hóa.
Xây mới, sửa chữa trên 700 căn nhà hỗ trợ gia đình chính sách và hộ nghèo
UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 764 căn nhà cho gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo và cận nghèo... với tổng kinh phí là 30 tỷ đồng.
UBDN tỉnh Đồng Tháp vừa thông qua kế hoạch sẽ hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 764 căn nhà cho hộ người có công cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo; hộ gia đình là hội viên Hội Cựu chiến binh đang tham gia sinh hoạt hội tại các xã, phường, thị trấn, khó khăn về nhà ở.
Theo đó, điều kiện được hỗ trợ là: Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột, có nguy cơ sập và không khả năng tự cải thiện nhà ở; hộ được hỗ trợ nhà ở phải có đất ở hợp pháp, đất ở không vi phạm trên lộ giới, kênh, rạch hoặc được cho, tặng đất, có giấy xác nhận cho, tặng của chủ đất và xác nhận của chính quyền địa phương nơi ở.
Từ nay đến cuối năm 2021, Đồng Tháp cất mới và sửa chữa 764 căn nhà cho gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Hộ chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ khác thì hoàn cảnh nhà ở hiện tại phải thuộc một trong các trường hợp sau: Nhà ở đã bị sập hoặc hư hỏng, có nguy cơ sập do thiên tai gây ra nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây mới; nhà ở có thời gian sử dụng từ 8 năm trở lên đến nay đã xuống cấp (tính đến thời điểm hỗ trợ) nhưng nay đã hư hỏng, dột, có nguy cơ sập...
Để kịp tiến độ, nhất là mùa mưa bão tới, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các cấp, ngành khẩn trương thực hiện khẩn trương để người dân sớm có nhà để ở.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết: "Kế hoạch hỗ trợ xây nhà mới, sửa chữa nhà cho các gia đình đang khó khăn về nhà ở được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh phối hợp thực hiện".
Tổng kinh phí thực hiện là 30 tỷ đồng do Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Đồng Tháp tài trợ. Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, lãnh đạo các địa phương khẩn trương thực hiện để bà con sớm có nhà mới để ở vào cuối năm 2021.
Được biết, giai đoạn năm 2016 - 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 43.000 hộ nghèo (chiếm gần 10%) và hơn 22.000 hộ cận nghèo (chiếm trên 5%). Đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Đồng Tháp giảm còn trên 1,8%, tỷ lệ hộ cận nghèo gần 5%.
Căn cứ theo quy định mới của Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2022 - 2025, bắt đầu từ năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Đồng Tháp ở mức trên 6%, tỷ lệ hộ cận nghèo trên 6,4%. Do đó, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết tâm đặt ra mục tiêu đến 2025 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn dưới 3%.
Vụ trường xuống cấp ở Thanh Hóa: Khắc phục ngay trước năm học mới Sau khi Báo Pháp Luật TP.HCM có 2 bài phản ánh liên quan đến việc trường xuống cấp, học sinh ở nhà bán trú rạn nứt, nguy hiểm ở Quan Hóa (Thanh Hóa), huyện đã chỉ đạo và cho khắc phục ngay trước năm học mới. Đó là khẳng định của ông Trương Nho Tự, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa trả lời...