Thanh gỗ lạ trên đầu giường hoàng đế khiến các phi tần hàng đêm run rẩy khiếp sợ
Vị hoàng đế này có thói quen đặt một thanh gỗ trên đầu giường thì mới an tâm ngủ được, thế nhưng nó lại khiến các phi tần hầu hạ ông, cùng những thái giám và cung nữ vô cùng sợ hãi.
Trong xã hội phong kiến, hoàng đế chính là biểu tượng tiêu biểu nhất của xã hội, là người nắm trong tay mọi quyền lực, có khả năng buộc tất cả mọi người phải nghe theo ý mình, khiến ai ai cũng phải khiếp sợ. Những ưu khuyết điểm của hoàng đế có thể ảnh hưởng lớn tới xu hướng phát triển của xã hội.
Chính vì thế, niềm vui hay sự tức giận của hoàng đế cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới mạng sống của những bậc tôi tớ, dân thường. Bất cứ ai ở bên cạnh hoàng đế đều phải e dè, đề phòng, bởi chỉ cần bất cẩn một chút cũng có thể mất mạng như chơi. Ngay cả những phi tần thường xuyên hầu hạ hoàng đế, được coi là quyền quý và có địa vị cao trong xã hội, cũng không tránh khỏi sự lo sợ. Ngoài việc tranh đấu trong hậu cung, họ cũng luôn có những toan tính để lấy lòng vua, tránh làm hoàng đế phật ý.
Ảnh minh họa.
Hán Cao Tổ Lưu Bang và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nổi danh là những vị vua đa nghi bậc nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, có một vị vua nghi kỵ hơn rất nhiều, luôn nghi ngờ mọi thứ xung quanh mình và không tin tưởng bất kỳ ai, kể cả những người thân cận nhất. Tuy nhiên, do sức ảnh hưởng không bằng thế hệ sau nên ít được nhắc đến hơn 2 nhân vật trên.
Đó chính là Thư Cừ Mông Tốn, hoàng đế của nước Bắc Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc và là vua đầu tiên của thị tộc Thư Cừ. Sự đa nghi của ông nặng nề đến mức bất cứ ai làm gì cũng có thể khiến ông cảm thấy kỳ lạ. Chính vì thế, ông luôn đề phòng để không có bất cứ ai làm hại hoặc làm phật ý mình.
Hoàng đế Thư Cừ Mông Tốn có một thói quen kỳ lạ, đó là đặt một thanh gỗ trên đầu giường ngủ của mình, chỉ có như vậy ông mới yên tâm đi ngủ. Thanh gỗ này đã khiến các phi tần hầu hạ vị vua này vô cùng khiếp sợ. Nhiều người đặt câu hỏi rốt cuộc tác dụng của thanh gỗ này là gì? Liệu nó có liên quan đến sự đa nghi của Thư Cừ Mông Tốn?
Ảnh minh họa.
Hóa ra, hoàng đế Thư Cừ Mông Tốn luôn nghi ngờ những người xung quanh, ngay cả thê thiếp của mình cũng không tin tưởng, lo sợ họ làm hại mình. Vì vậy, ông luôn để sẵn một thanh gỗ trên đầu giường, nếu nghi ngờ một vị phi tần có hành động sai trái sẽ lập tức rút ra để đánh đập, tra tấn. Khi đó, những vị phi tần dù đúng hay sai cũng không dám phản kháng, chỉ biết nằm im chịu trận, đau đớn cũng không dám kêu nửa lời.
Ngoài ra, theo sử sách ghi lại, hoàng đế Thư Cừ Mông Tốn còn hay bị mộng du vào ban đêm. Mỗi lần bị mộng du, ông đều có thói quen cầm theo thanh gỗ ở đầu giường đi khắp nơi. Những thái giám và cung nữ thấy vậy vô cùng lo lắng cho sự an toàn của hoàng đế liền chạy đến can ngăn và đánh thức ông nhưng kết cục họ nhận được chỉ là những cú đánh dã man. Dù vậy, họ chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà không thể than vãn.
Thực tế, Thư Cừ Mông Tốn không phải vị vua duy nhất có thói quen đặt thanh gỗ trên đầu giường. Chu Hữu Trinh – vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Hậu Lương hay Phổ Nghi – vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung cũng từng đặt thanh gỗ đầu long sàng của mình. Thanh gỗ này được coi như một vũ khí tự vệ, giúp hoàng đế cảm thấy an tâm hơn khi ngủ nếu lỡ có kẻ muốn trả thù hoặc ám sát mình.
2 thi thể nam chôn chung lăng mộ khiến giới khảo cổ đau đầu: Tấm văn bia tiết lộ số phận bi kịch của cặp đôi thái giám nhà Minh!
Tấm văn bia khắc dòng chữ "Đồng đường cộng huyệt" (nguyện được chôn cùng mộ huyệt) đã hé lộ cuộc đời bi ai của một tầng lớp người trong xã hội phong kiến.
Tấm văn bia "biết nói"
Tháng 3/2014, nhóm công nhân xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 7 khu vực chùa Kim Tượng ở Cẩm Giang, Thành Đô, Trung Quốc đã phát hiện và khai quật được khu lăng mộ của thái giám rộng khoảng 2.300 mét vuông với 43 ngôi mộ được đắp bằng loại gạch nhiều màu sắc.
Ngoài ra các nhà khảo cổ sau đó còn tìm thấy rất nhiều những di vật tùy táng như gốm sứ, đá quý, ngọc bích, vàng, bạc và đồng trong các lăng mộ chứng minh rằng 43 ngôi mộ này là lăng mộ của các thái giám trong phủ của Thục Vương của Minh triều.
Gạch lát màu sắc trong lăng mộ. Hình ảnh: Kknews.
Thế nhưng điều khiến các nhà khảo cổ học tại hiện trường phấn khích và ngạc nhiên. Đó là ngôi mộ chung của hai thái giám trong quần thể lăng mộ. Rốt cuộc họ là ai? Và tại sao lại được chôn chung trong cùng 1 mộ huyệt? Tấm văn bia khai quật trong lăng đã ghi chép lại chi tiết cuộc đời và tình cảm của hai vị thái giám này.
Hóa ra họ là hai người bạn "nối khố" cùng nhập cung làm thái giám và cùng bơ vơ những năm cuối cuộc đời.
Hai thái giám có tên Ngụy Ngọc và Nguyễn Anh. Năm Ngụy Ngọc 8 tuổi và Nguyễn Anh 6 tuổi, hai người cùng lúc bước chân vào phủ Thục vương. Ngụy Ngọc ban đầu là thái giám thân tín của vua Thục Huệ, vô cùng được sủng ái và từng bước tiếp cận trung tâm quyền lực của hoàng cung.
Nguyễn Anh - người bạn từ thuở thơ ấu của Ngụy Ngọc, nghiễm nhiên cũng được trọng dụng và trở thành thái giám quản sự trong cung đình.
Những di vật được tìm thấy trong lăng mộ hai thái giám nhà Minh. Hình ảnh: Kknews
Thời gian thấm thoát thoi đưa, từ những đứa trẻ lên 10 đến quá bán cuộc đời, họ cùng nhau trải qua những sóng gió thăng trầm giữa cung đình, chia sẻ những cô đơn buồn chán chốn hoàng gia và tình cảm giữa hai người ngày càng sâu đậm.
Vào năm 1515, hai người hơn 50 tuổi bắt đầu suy nghĩ về khoảng thời gian cuối đời. Cũng bởi họ luôn có tình cảm sâu sắc và ước nguyện được chôn cất cùng nhau nên đã hứa hẹn sẽ cùng an táng tại khu vực ngoại ô phía đông Thành Đô.
Sau khi Ngụy Ngọc chết, Nguyễn Anh đã chôn cất ông trong lăng mộ trước, và dặn dò người khác chôn cất mình vào trong cùng mộ huyệt đó khi mình qua đời. Chính vì thế họ đã quyết định khắc dòng chữ trên tấm văn bia "nguyện chôn cùng mộ, tình cảm trường cửu".
Bi kịch của thái giám thời phong kiến
Thái giám (hay còn gọi là hoạn quan) để chỉ vị trí của người chăm sóc, cận thần hầu hạ bên cạnh hoàng đế, vương gia và những phi tần hào môn. Ở thời phong kiến, thái giám có địa vị xã hội thấp, bị khinh thường và rất được thông cảm, nhìn chung chỉ những người có hoàn cảnh gia đình nghèo khó và liều lĩnh mới dấn thân vào con đường này.
Theo truyền thống cổ xưa, sau khi chết đi thái giám không được phép an táng trong lăng mộ tổ tiên của dòng tộc mình bởi điều đó sẽ khiến cả gia tộc xấu hổ nên họ bị gạt sang một bên, có khi chỉ còn là hồn ma cô đơn.
Ngôi mộ huyệt kép chôn chung. Hình ảnh: QQ
Họ bị người đời nhận định là một con người khiếm khuyết "không hoàn chỉnh", không thể có cuộc sống tình cảm như bao người khác nhưng họ cũng có khao khát về một gia đình hạnh phúc, khao khát được ở bên cạnh người mình yêu thương.
8 chữ khắc trên ngôi mộ không chỉ nói lên tình cảm chân thành, niềm mong ước được bên nhau mãi mãi của hai chủ nhân ngôi mộ mà còn là cuộc đời bi đát của các thái giám, cũng bởi gia đình nghèo khó mà phải tiến cung, không được hưởng hạnh phúc gia đình như một người bình thường, để rồi khi chết đi cũng không thể trở về cội nguồn.
Hoàng đế "không sợ trời, không sợ đất" nhưng khi xây dựng lăng mộ cho mình, sợ nhất là gặp phải thứ này Gặp phải thứ này thì mọi công sức và tiền bạc coi như "đổ xuống sông xuống bể". Trong suốt cuộc đời của mình, các vị Hoàng đế đều dốc sức xây dựng lăng mộ sang trọng và kín đáo, đồng thời "bài trí" nhiều cơ quan khác nhau để ngăn những kẻ trộm mộ. So với những kẻ trộm mộ, có một...