Thánh địa Mỹ Sơn: Dấu ấn của một Chăm Pa rực rỡ nghìn năm
1. Đôi nét về Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những di tích lịch sử có giá trị về mặt văn hóa đối với Việt Nam nói chung và xứ Quảng nói riêng. Theo ghi chép, thánh địa này được xây dựng vào thế kỷ IV với kiến trúc là những ngọn tháp lớn nhỏ theo văn hóa người Chămpa. Nơi đây vốn là chỗ tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa trước kia, nằm trọn trong thung lũng và bao quanh bởi núi đồi tạo một một địa thế cực kì thuận lợi. Đây cũng được coi là trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo, di tích duy nhất tại Việt Nam cho tới hiện nay về tôn giáo này.
Thánh địa có nghĩa là đất thánh, là nơi cực kì linh thiêng thể hiện cho một tư tưởng tôn giáo. Thường Mỹ Sơn được mang ra so sánh với một số Thánh địa khác ở Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan nhưng đây vẫn là nơi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Minh chứng cho điều này vào năm 1999, UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản thế giới tân thời và hiện đại, là bằng chứng duy nhất của nền văn minh Châu Á đã từng xuất hiện. Trong nước, Thánh địa là một trong những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng cần được bảo tồn và phát triển.
2. Kinh nghiệm du lịch Khu di tích Mỹ Sơn
Ngoài việc tìm hiểu về Thánh địa thì những kinh nghiệm du lịch được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị có và một chuyến đi trọn vẹn nhất
Nên đi vào thời gian nào?
Quảng Nam có thời tiết ôn hòa, chủ yếu có hai mùa khô (tháng 2 – 8) và mùa mưa (tháng 9 tháng 1 năm sau). Thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 2 đến tháng 4, lúc sau Tết thời tiết cực kì mát mẹ, nắng nhẹ và ít có mưa. Trời lúc nào cũng trong xanh, núi rừng xung quanh Thánh địa cũng đâm chồi nảy lộc tạo nên khung cảnh cực kì bắt mắt. Còn nếu bạn đi vào hè thì chú ý thời tiết tại đây khá gắt, sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và quá trình tham quan ngoài trời.
Cách di chuyển
Các tỉnh lân cận: Nếu bạn đi từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam… thì có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe cá nhân đến thẳng Khu du lịch. Đặc biệt là ở Đà Nẵng, chỉ cách điểm khoảng 70km, du khách có thể đi bằng xe máy, taxi, xe bus, ô tô cá nhân.
Các tỉnh xa: Du khách có thể đi bằng xe khách hoặc máy bay đến sân bay Chu Lai, điểm này cách Khu du lịch hơn 90km. Ở đây có thể đi bằng xe du lịch hoặc thuê xe khách đi theo đường Quốc lộ 1A, Google Map chỉ đường rất rõ nên có thể đi một cách dễ dàng.
3. Kiến trúc độc đáo của Thánh địa Mỹ Sơn
Quần thể Thánh địa hiện nay có đến hơn 70 ngôi đền được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước. Có một thời gian nơi đây đã bị lãng quên, đến thời Thực dân thì được người Pháp phát hiện khu di tích nằm ẩn mình trong núi. Được biết vào nhiều thế kỉ trước, đây vốn là nơi chôn cất các vị vua hay thầy tu quyền lực thời Chămpa. Người ta đã ghi nhận những kỉ vật thời đại vua Bhadravaman (381 – 431). Nơi đây còn thể hiện dấu ấn của kiến trúc Ấn Độ cổ với các đền tháp chìm, những dòng bia ghi tiếng Phạn cổ.
Video đang HOT
Các ngôi đền ở đây được làm từ gạch nung, xếp chồng kéo lên nhau tạo nên độ kết dính và vững chắc theo thời gian. Trải qua nhiều thế kỷ, có nhiều lần tu sửa và xây mới nhưng cho đến ngày nay những kiến trúc này vẫn không hề bị phong hóa, thậm chí vẫn vững chắc dù có nhiều tác động từ thời tiết. Các ngôi tháp có đủ hình dạng khác nhau nhưng điểm chung đều là hình chóp, biểu tượng của Meru thần Thánh. Cổng tháp sẽ quay về hướng mặt trời. Bên trong sẽ có các vị thần được điêu khắc tỉ mỉ, nhiều hoa văn. Tất cả thể hiện cho một thời hoàng kim của văn hóa Chămpa huyền thoại.
4. Những hoạt động hấp dẫn tại Thánh địa
Đến Thánh địa Mỹ Sơn bạn sẽ bắt đầu với trải nghiệm tham quan từng cụm tháp, checkin và tìm hiểu văn hóa, tham gia các hoạt động lễ hội. Mỗi một hoạt động sẽ mang tới cho bạn những kiến thức thú vị khác nhau. Đừng bỏ lỡ cơ hội có thể đến đây và học hỏi nhé!
Khám phá những “bí ẩn” chôn dấu nghìn năm
Đền đá: Tại Mỹ Sơn có một đền được xây dựng bằng đá và là kiến trúc đá duy nhật tại khu di tích này. Theo nghiên cứu, đền được xây dựng vào thế kỷ IV nhưng đã có nhiều vết tích cho thấy tác động từ chiến tranh và lần trung tu cuối cùng là năm 1234. Mặc dù đã bị hư hại khá nhiều nhưng đây vẫn là một nét độc đáo cho giá trị lịch sử lâu đời của người Chămpa và Việt Nam nói chung.
Con đường cổ nghìn năm: Con đường này được phát hiện bởi một chuyên gia Ấn Độ trong quá trình khai quật tháp K. Đường rộng 8m, hai bên có hai bờ tường từng bị chôn vùi dưới lòng đất. Tài liệu cho rằng đây là đường đi vào của các vua chúa, thành viên hoàng tốc xưa kia. Cùng là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội cúng tế hành lễ. So với hành nghìn năm về trước thì đây thực sự là quần thể hoành tráng và được thực hiện vô cùng khéo léo, tỉ mỉ.
Check in các cụm tháp Thánh địa
Khu vực thánh địa có đường kính rộng khoảng 2km nên mọi người thường đi trong một buổi. Ngoài việc tham quan những dấu tích xưa cũ, nhìn ngắm cảnh vật núi non Quảng Ngãi thì nhiều người đến đây rất thích checkin. Với kiến trúc mới lạ, màu sắc hoài cổ, các cụm thác sẽ là background cực xịn cho mọi người thoải mái chụp hình. Concept thường được chọn chính là những bộ trang phục theo văn hóa Chăm, những bộ quần áo truyền thống và màu sắc nổi bật.
Các hoạt động lễ hội
Lễ hội Kate: Đây là một trong những ngày lễ lớn của người Chăm diễn ra vào tháng 7 hàng năm với mục đích tưởng nhớ các vị thần linh, tổ tiên đã giúp đỡ cho một năm mưa thuận gió hòa. Tại đây, mọi người sẽ cùng nhau dâng lễ, cùng nhau nhảy múa và chia nhau những thức quà của năm.
Thưởng thức điệu múa Apsara: Chương trình biểu diễn này cũng là một trong những nét đặc sắc của người Chăm. Mọi người sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc, hòa mình vào vũ điệu huyền bí giữa núi rừng.
5. Một số những lưu ý khi du lịch Thánh địa Mỹ Sơn
Ngoài những thông tin và kinh nghiệm du lịch nói trên, khi đến với Thánh địa Mỹ Sơn bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Giá vé vào khu du lịch đã bao gồm vé xe điện đưa đón tới các khu và xem các chương trình biểu diễn
Gần điểm có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn nên không cần phải quá lo lắng về vấn đề ăn ở hay lưu trú khi đến đây. Vào các dịp cao điểm bạn nên tìm hiểu và đặt phòng trước tránh gặp tình trạng quá tải.
Trong khu chỉ có một đơn vị được kinh doanh nên bạn có thể mua trước đồ cần thiết để tránh bị độn giá.
Dù là chốn linh thiêng nhưng ở đây không ủng hộ các hành động thắp hương hay cúng bái quá nhiều.
Tuyệt đối không làm mất mĩ quan khu du lịch và các di tích văn hóa, các hành động leo trèo đều không được chấp nhận.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa
Thị xã Đức Phổ là nơi hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa độc đáo và bề dày truyền thống lịch sử.
Với lợi thế này, TX.Đức Phổ đang tập trung bảo tồn, giữ gìn và đầu tư, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch.
Nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử
Nói đến du lịch của TX.Đức Phổ không thể không nhắc đến làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh. Du khách đến đây không chỉ để khám phá thiên nhiên, mà còn được thưởng thức không gian văn hóa, lịch sử có từ hàng nghìn năm trước.
Làng Gò Cỏ là ngôi làng từng có lớp cư dân cổ là chủ nhân nền văn hóa Sa Huỳnh. Đến đây, du khách dễ dàng bắt gặp những giếng đá, cầu đá, nhà lợp mái tranh... đặc trưng tiêu biểu của người Chăm Pa mà cư dân làng chài này đã gìn giữ.
Các đền thờ, miếu mạo từ thời vương quốc Chăm Pa cũng được tìm thấy ở đây. Trong làng hiện có rất nhiều con đường, tường rào bằng đá xếp chồng lên nhau một cách tỉ mỉ, tạo thành đường đi, cầu thang, tường rào, bờ ruộng, bờ suối, nhà đá và đền miếu. Trong làng có 12 giếng đá cổ là sản phẩm mà người Chăm Pa để lại khi cư ngụ tại đây. Hệ thống giếng cổ đã và đang là mạch sống, nuôi dưỡng nhiều thế hệ người dân nơi đây.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, du khách đến từ Quảng Nam chia sẻ, cảnh quan ở làng Gò Cỏ nguyên sơ, mộc mạc, cuộc sống của người dân nơi đây êm ả, bình dị. "Trong 2 ngày ở đây, tôi được hòa mình vào không khí làng quê Việt Nam và được tìm hiểu thêm nhiều điều về văn hóa, lịch sử của nơi đây", chị Tuyền bày tỏ.
Khách du lịch tham quan Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh.
Không chỉ phát huy giá trị của riêng mình, làng Gò Cỏ còn là nơi kết nối những điểm đến ấn tượng khác của du lịch Đức Phổ như Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh. Nơi đây lưu giữ các cổ vật được khai quật từ di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm Pa, trưng bày các hiện vật có niên đại sơ kỳ sắt cách ngày nay khoảng 2.000 - 2.500 năm.
Hay Di tích khảo cổ Long Thạnh là nơi khai quật phát hiện hai khu cư trú và mộ táng nằm gần nhau cùng các di vật đặc trưng như vòng tay bốn mấu, đồ gốm... niên đại cách ngày nay trên 3.000 năm thuộc sơ kỳ đồng thau, giai đoạn tiền Sa Huỳnh.
Thị xã Đức Phổ còn có đầm An Khê, một di sản thiên nhiên- khảo cổ đặc biệt giá trị. Theo các nhà địa chất, đầm An Khê trở thành đầm nước ngọt cách đây khoảng 3.000 - 4.000 năm. Địa phương cực nam của tỉnh còn có nhiều di tích của người Chăm Pa vẫn còn nguyên vẹn với quy mô lớn như giếng Chăm, hệ thống thủy lợi được xếp bằng đá...
Ngoài ra, các điểm đến khác như đồng muối Sa Huỳnh, di tích Bia Ký Chăm, ở phường Phổ Thạnh; làng gốm Vĩnh An, tại xã Phổ Khánh... cũng giúp du khách có thêm những trải nghiệm thú vị.
Triển vọng cho du lịch
Tháng 12/2020, du lịch cộng đồng Làng Gò Cỏ được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của tỉnh đạt hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây cũng chính là sự khẳng định về giá trị của một ngôi làng còn giữ lại không gian văn hóa cổ của người xưa, mở ra một cột mốc mới cho tỉnh Quảng Ngãi cũng như TX.Đức Phổ về tiềm năng du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các di sản văn hóa.
Sau khi được công nhận là sản phẩm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, khách du lịch trong và ngoài tỉnh biết đến và tham quan Gò Cỏ nhiều hơn. Người dân Làng Gò Cỏ đã và đang không ngừng nâng cao năng lực trong việc tổ chức kinh doanh du lịch dưới sự điều phối của Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Làng Gò Cỏ.
Khách du lịch tham quan trên đầm An Khê.
Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, hợp tác xã đã hình thành các tổ dịch vụ như: Tham quan, trải nghiệm bằng thuyền nan; dịch vụ homestay với tổng sức chứa khoảng 50 khách/đêm; tổ thuyết minh viên về làng Gò Cỏ; tổ nhà hàng cộng đồng; tổ dịch vụ trải nghiệm làm nông dân; tổ dịch vụ trải nghiệm nấu ăn; tổ dịch vụ trải nghiệm trò chơi dân gian... Ngoài ra, hợp tác xã cũng đã chủ động liên kết với các ngôi làng lân cận nhằm đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ du lịch.
"Với sự giúp đỡ, động viên từ chính quyền, cùng với nhận thức của người dân trong làng về việc tham gia làm du lịch, Gò Cỏ đang dần phát triển thành làng du lịch cộng đồng rất tiềm năng của TX.Đức Phổ", Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Làng Gò Cỏ Nguyễn Thị Diễm Kiều cho hay.
Chủ tịch UBND TX.Đức Phổ Đỗ Tâm Hiển cho biết, thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Đề án phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng năm 2030, TX.Đức Phổ đã và đang tiếp tục rà soát, chủ động phối hợp với các sở, ngành để đề nghị xếp hạng, công nhận các tài nguyên vật thể, phi vật thể có tiềm năng, định hướng phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, thị xã sẽ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án đầu tư, khai thác tại các địa điểm có tiềm năng để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa.
Bảo tồn, lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch là hướng đi phù hợp với xu thế hiện nay. Bởi nhu cầu khám phá của du khách tìm hiểu về văn hóa vùng miền ngày càng nhiều. Đây cũng là hướng đi mang tính bền vững cho việc khai thác sâu tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch, dịch vụ; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và góp phần phát triển kinh tế bền vững cho người dân.
Check-in những di tích Chămpa cổ đẹp nhất miền Trung Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832, các tỉnh ven biển dọc miền Trung từ Quảng Bình - Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên thuộc địa bàn của lãnh thổ văn hóa Chăm pa thời xưa. Chính vì vậy mà ngày nay, nhiều di tích...