Thánh địa của trà
Hầu như mọi dân tộc, mọi xứ sở trên trái đất đều biết uống trà. Theo ước tính, đây là loại đồ uống phổ biến nhất sau nước và mỗi ngày thế giới tiêu thụ không dưới một tỉ tách trà đủ các loại.
Theo sách vở ghi lại thì tục uống trà của nhân loại bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo cuốn Trà kinh, của Lục Vũ viết năm 780 thì tục uống trà bắt đầu từ thời Thần Nông, truyền sang Chu Công nước Lỗ, khoảng năm 3300 – 3100 trước Công nguyên. Qua các thời đại Trung Quốc, tục uống trà và tác dụng của cây trà ngày được nâng cao và khai thác triệt để.
Mặc dù tiếp xúc với nền văn hóa Tây phương từ rất sớm, và nhanh chóng trở thành một hòn đảo hiện đại phát triển chóng mặt, Hồng Kông vẫn lưu giữ nhiều phong tục, thói quen truyền thống. Đối với một số người Hồng Kông sành điệu, thì việc pha trà và uống trà là cả một nghệ thuật hay nói đúng hơn đó là thứ đam mê của cả đời người.
Có lẽ bởi vì sự yêu thích đặc biệt đối với trà như vậy, người ta nói rằng “thánh địa” của trà đang dịch chuyển dần từ Trung Hoa về Hồng Kông. Thêm nữa, hòn đảo xinh đẹp này là nơi hội tụ các đặc sản từ mọi miền trên đất nước Trung Hoa, là nơi giao thoa văn hóa Đông – Tây, và do đó gần như những gì quý hiếm nhất trên thế giới đều có thể tìm thấy ở đây. Điều này bao gồm cả những chiếc ấm Nghi Hưng cổ mấy ngàn năm, những chiếc muỗng bằng vàng để khuấy trà, hay là “Thập đại danh trà” nổi tiếng.
Nếu có dịp đến với Hồng Kông, sau những cuộc dạo chơi huyên náo, hãy dành một khoảnh khắc bình thản để ngồi bên tách trà xanh ở quán trà Lock Cha trong công viên Hồng Kông. Chủ quán là người rất đam mê trà, ông Ip không chỉ nói với bạn về “Thập đại danh trà” mà còn giới thiệu tới rất nhiều nghi lễ khi uống trà của người Hồng Kông.
Theo ông Ip, trong số 10 loại trà được mệnh danh là Thập đại danh trà, người Hồng Kông đặc biệt yêu thích trà Bích Lộc Xuân, trà Nhân sâm Ô long và trà Thiết Quan Âm. Trà Bích Lộc Xuân nước màu xanh biếc, rất thơm có vị đắng nhưng hậu ngọt. Trà Ô Long không sử dụng bất kì hương hay phụ gia nào trong quá trình chế biến, mà đó là mùi hương đặc trưng sẵn có của trà Ô Long. Khi còn là trà khô, trà Ô Long có thể có từ màu xanh vàng đến ngả hẳn sang vàng, mùi thơm dịu, các viên phải có độ lớn nhỏ bằng nhau. Khi đã pha, về sắc trà Ô Long phải có màu vàng sóng sánh, về hương thì mùi đặc trưng của trà Ô Long phải được lan ra ở độ đậm nhất, về vị thì không đắng lắm, không chát, phải có vị đặc trưng và sau khi uống phải có hậu ngọt.
Video đang HOT
Còn Thiết Quan Âm – loại trà cực phẩm – thì phải được thu hái lúc còn non, lá trà mới phát triển, ra 2 đến 3 lá. Hái trà phải “5 không” tức là không gãy lá, không nát lá, không gãy ngọn, không lấy búp 1 lá, búp không mang lá và cành già. Phẩm chất đặc trưng của trà là sợi trà cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục trạch sa, hình thể tựa như loa ốc. Sau khi pha, trà màu vàng tươi đậm, đẹp tựa hổ phách, có mùi thơm tự nhiên ngào ngạt của hoa lan, vị trà đậm đà dịu ngọt lâu tan, có thể nói “bảy nước còn dư hương”…
Với Long Đình, nhiều người nói rằng bạn “hoàn toàn có thể tìm thấy một Hồng Kông thu nhỏ trong lòng Hà Nội”. Không chỉ bởi Long Đình là một trong những nhà hàng đầu tiên chuyên phục vụ những món ăn mang hương vị Hồng Kông đích thực, mà còn bởi ở Long Đình có đầy đủ dấu ấn văn hóa Hồng Kông, phong cách phục vụ Hồng Kông.
Trong không gian dịu dàng sắc vàng mơ, với những chùm đèn chạm trổ và các bức thư họa treo tường, chiêm ngưỡng cách phục vụ một trong các danh trà theo phong cách Hồng Kông đích thực. Cô gái vận áo xường-sám ước lượng thời gian đã đủ cho trà ngấm, bắt đầu rót nươc ra chén, động tác nhanh và uyển chuyển như sợ chậm thêm phút nào sẽ làm hao phí làn hương ấm áp và thơm tho đang hối hả vươn lên tư lòng những chiếc chén con. Trong phút chốc, thả cho tâm hồn hòa cùng chén trà cực phẩm, bạn sẽ nghĩ mình đang lạc giữa thánh địa của trà, bay bổng và hư không…
Địa chỉ cho bạn: Nhà hàng Long Đình – 64B Quán Sứ, Hà Nội
Tel: 04. 3942 9168
Website: www.longdinh.vn
Hotline: 0902 286 286
Theo DT
Tết đến, nhớ món cơm rượu
Ông ngoại tôi lúc còn sống rất thích cơm rượu. Vì thế, trong dịp lễ Tết, dù gia đình bận rộn đến đâu cũng phải làm cho được món cơm rượu.
Nhìn chén cơm rượu trắng phau, mùi thơm hấp dẫn, tôi nhớ về hình ảnh ông mỗi khi ăn cơm xong có thói quen tráng miệng bằng chén cơm rượu, và sau đó khoan thai ngồi vào bàn uống một tách trà thật sảng khoái.
Ngày ấy, nhà ngoại rất xa chợ huyện, cả tháng bà ngoại mới đi chợ một lần. Muốn làm món cơm rượu, bà phải đi chợ thật sớm mua những nguyên liệu cần thiết. Theo ngoại, có 2 món cơ bản quyết định chất lượng cơm rượu, đó là nếp và men. Nếp phải là nếp rặt (không lẫn gạo hay tạp chất khác), thường là nếp mù u hạt nhỏ, đều rất ngon; còn men là loại men ngọt (men viên nhỏ, chỉ dùng cho cơm rượu) vàtìm đúng địa chỉ nơi quen biết từ trước để làm cơm rượu không bị hư.
Sau khi có đầy đủ nguyên liệu, ngoại chuẩn bị sẵn các thứ như: men cà nhuyễn để ra chén (nhiều hay ít tùy số lượng nếp), lá chuối xé thành từng miếng nhỏ (kích cỡ bằng viên cơm rượu định làm), nước muối thật mặn (độ mặn khi bỏ hạt cơm nguội phải nổi lên), vôi cục (cỡ ngón tay cái) nướng chín bỏ vào nước muối chờ hòa tan, gạn lấy nước trong.
Trước tiên, ngoại cho khoảng 1 lít nếp (800 gram nếp, tương đương 3 lon sữa bò) vào thau ngâm với hỗn hợp nước muối vôi khoảng 6 tiếng (2/3 chén nước muối, vôi). Kế đến, ngoại vớt nếp ra để ráo, và đổ nếp vào nồi xôi (2 lần). Và ngoại nói rõ bí quyết nấu xôi như sau: Xôi lần thứ1, nếp vừa chín tới đem ra xả nước lạnh, rồi mới xôi tiếp lần thứ 2 cho chín hẳn.
Tiếp theo, ngoại đổ nếp ra mâm san phẳng (hay vào khuôn cũng được). Chờ nếp hơi nguội, rắc đều men lên bề mặt nếp, cho tay thấm vào nước muối vò viên (hay cắt thành từng cục lớn, nhỏ tùy ý). Và ngoại dùng tay lấy từng viên nếp quấn với lá chuối xếp khít vào thau (chừa một lỗ ở giữa thau như cù lao để lấy nước cơm rượu), dùng nắp đậy lại, bỏ vào thùng giấy ủ kín 2 đêm. Sau 2 đêm, ngoại dỡ ra thăm, và đây là giây phút hồi hộp nhất để khẳng định thành quả của chính mình.
Nhìn nét mặt vui mừng rạng rỡ của ngoại khi thấy thau cơm rượu ngập xâm xấp nước, viên cơm rượu trắng phau, mùi cơm rượu thơm lừng xộc vào mũi, làm tôi càng vui lây. Thế là, ngoại dùng vá múc bớt nước cơm rượu ra đổ vào "chai xị". Thấy tôi ngạc nhiên, ngoại cho biết lấy bớt nước cơm rượu ra để dành trong nhà phòng khi ăn không tiêu, đau bụng uống rất hay, hoặc cho vào ly uống với nước đá rất tuyệt! Cuối cùng, ngoại gỡ lá chuối, cho những viên cơm rượu vào thố (hay keo), để ngày hôm sau dùng. Và, ngoại còn nói thêm: "Cơm rượu muốn để được lâu không bị chua, nên cho vào ngăn lạnh. Món này ăn kèm với xôi vò rất ngon!"...
Dùng muỗng múc một viên cơm rượu đưa vào miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt mềm, béo của nếp hòa lẫn mùi thơm nồng đặc trưng của men rượu xông lên tận mũi khiến ta có cảm giác lâng lâng, thật khó tả...
Theo LĐO
6 loại trà tốt nhất cho sức khỏe Không phải loại chè nào cũng tốt, 6 loại chè hàng đầu dưới đây chứa đựng nhiều giá trị lợi ích nhất cho sức khỏe của bạn và cả gia đình. Trà là thức uống phổ biến nhất trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng với những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải loại trà...