Thành công và rào cản trong cuộc đua tự chủ công nghệ của Trung Quốc
Dù đã đổ hàng trăm tỷ USD vào chiến lược “ Made in China 2025″, Bắc Kinh vẫn chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu chip nội địa và phải chi gần 400 tỷ USD nhập khẩu bán dẫn mỗi năm.
Liệu tham vọng thoát khỏi sự phụ thuộc vào phương Tây có thể thành hiện thực?
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Wall Street Journal, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến lược tự chủ về công nghệ và sản xuất, nhằm giảm phụ thuộc vào thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, nỗ lực này đang đòi hỏi một cái giá không hề nhỏ.
Từ năm 2015, thông qua sáng kiến “Made in China 2025″, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức hóa tham vọng biến nước này trở nên tự chủ hơn. Bắc Kinh đã rót hàng trăm tỷ USD vào các ngành trọng điểm, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất cao cấp. Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), chi tiêu hàng năm của Trung Quốc cho chính sách trong các ngành đã lên tới khoảng 250 tỷ USD tính đến năm 2019.
Những thành công đáng kể
Chiến lược này đã đạt được nhiều thành công ấn tượng trong một số lĩnh vực. Điển hình là ngành xe điện khi đầu tư vào ngành này đã tăng từ 15 tỷ USD năm 2019 lên hơn 45 tỷ USD năm 2023. Kết quả là xe điện và xe hybrid (lai) đã chiếm 48% doanh số bán xe du lịch tại Trung Quốc năm ngoái, với gần 11 triệu xe được bán ra. BYD, một thương hiệu nội địa, thậm chí đã vượt qua tập đoàn Volkswagen (Đức) để trở thành nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất Trung Quốc.
Trong lĩnh vực đóng tàu, sau khi đầu tư 132 tỷ USD từ 2010 đến 2018, Trung Quốc đã kiểm soát hơn 50% sản lượng toàn cầu, tăng mạnh so với mức 5% năm 1999. Ngành hóa chất cũng chuyển từ thâm hụt 40 tỷ USD năm 2020 sang thặng dư xuất khẩu 34 tỷ USD năm 2024.
Video đang HOT
Thách thức và rào cản
Tuy nhiên, chiến lược tự chủ của Trung Quốc vẫn đang đối mặt với nhiều trở ngại đáng kể. Trong ngành bán dẫn, mặc dù đã có những nỗ lực lớn, sản xuất trong nước vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu chip của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 70% đề ra cho năm 2025. Năm ngoái, nước này vẫn phải chi gần 400 tỷ USD để nhập khẩu chip.
Máy bay phản lực C919, dù được ca ngợi là một bước tiến lớn trong ngành hàng không vũ trụ, vẫn phải phụ thuộc nhiều vào linh kiện nước ngoài, từ bánh đáp của Đức đến động cơ của Mỹ và Pháp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2024, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu tới 105 triệu tấn đậu nành, tăng 21% so với năm 2019.
Theo Alfredo Montufar-Helu, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc tại nhóm nghiên cứu Hội đồng quản trị ở Bắc Kinh, cái giá phải trả cho nỗ lực này là ngốn rất nhiều vốn. Nhiều nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc nên tập trung vào việc xây dựng mạng lưới an sinh xã hội để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, thay vì tiếp tục đổ tiền vào cơ sở công nghiệp và tích lũy thêm nợ.
Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đã quyết tâm theo đuổi con đường này, coi đó là vấn đề an ninh quốc gia. Như một phát thanh viên của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã nhấn mạnh: “Tự lực cánh sinh trong khoa học và công nghệ là nền tảng cho sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia chúng ta, và cần thiết cho an ninh của chúng ta”.
Trong khi những thành công trong một số lĩnh vực đã chứng minh hiệu quả của chiến lược này, chi phí và rủi ro đi kèm cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho tương lai phát triển của kinh tế Trung Quốc.
DeepSeek thay đổi lĩnh vực AI Trung Quốc như thế nào?
Sự xuất hiện của DeepSeek không chỉ làm xáo trộn các thị trường chứng khoán và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu, mà còn tác động mạnh tới lĩnh vực AI tại Trung Quốc.
DeepSeek đã gây ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực AI tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 10/2, hiện nay, ảnh hưởng của DeepSeek đang lan rộng nhanh chóng tại Trung Quốc, khi một số công ty công nghệ lớn nhất nước này đang chạy đua để tích hợp mô hình mã nguồn mở này vào các dịch vụ của chính mình, cho dù nhiều công ty trong số đó trước đây đã phát triển chatbot riêng.
Vào đầu tháng 2, tập đoàn viễn thông Huawei cho biết họ sẽ vận hành DeepSeek trên phần cứng máy tính có chip Ascend được sản xuất trong nước.
DeepSeek nổi tiếng đến mức các nhà sản xuất chip AI hàng đầu của Trung Quốc như Moore Threads, Enflame, Kunlunxin của Baidu và Hygon Information Technology cũng đã tuyên bố hỗ trợ công ty này khi vận hành mô hình AI của DeepSeek trên các chip máy tính riêng.
Ngoài các nhà sản xuất chip, các bộ phận đám mây của các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc cũng đã nhanh chóng tích hợp công nghệ DeepSeek vào các dịch vụ. Alibaba, Tencent, Baidu và công ty mẹ của TikTok là Bytedance thông báo đã cung cấp dịch vụ DeepSeek qua các nền tảng đám mây. Ba nhà mạng viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, cùng với nhà sản xuất điện tử Lenovo và thương hiệu ô tô Geely, đã tích hợp DeepSeek vào các nền tảng đám mây và sản phẩm.
Ông Lian Jye Su, Giám đốc phân tích tại công ty nghiên cứu công nghệ Omdia, nhận định: "Đây là sự công nhận đối với các công ty mô hình AI lớn mã nguồn mở. Nếu mô hình đủ tốt, các tập đoàn AI lớn sẽ tích hợp vào các nền tảng của họ".
Đã thống trị thị trường internet của Trung Quốc hơn một thập kỷ qua, những công ty công nghệ lớn này đã bắt đầu ra mắt các mô hình ngôn ngữ lớn riêng trong hai năm qua kể từ khi ChatGPT ra mắt vào cuối năm 2022. Mặc dù có các sản phẩm cạnh tranh, họ vẫn chào đón DeepSeek. Ông Lian Jye Su cho biết lý do chính khiến họ chấp nhận DeepSeek là để thu hút thêm người dùng và doanh nghiệp đến với các nền tảng của mình.
Ông nói: "Trên thực tế, kiếm tiền trực tiếp từ các mô hình lớn là khó khăn đối với các tập đoàn AI lớn, trừ khi được hỗ trợ bởi các ứng dụng dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp đã được phát triển đầy đủ".
Một số chuyên gia AI đã ca ngợi DeepSeek là một bước ngoặt, vì chứng minh rằng một mô hình có hiệu suất cao như DeepSeek không còn cần đến các chip mạnh mẽ nhất của Nvidia mới vận hành được.
Các nhà phân tích tại công ty Bernstein nhận định: "Quan hệ đối tác kể trên đã thách thức các lệnh trừng phạt của Mỹ khi chứng minh rằng Trung Quốc có thể cung cấp hiệu suất AI cạnh tranh toàn cầu bằng phần cứng và phần mềm AI phát triển trong nước, thay thế các chip Nvidia bằng các chip Ascend".
Những động thái này còn phản ánh một xu hướng rộng hơn. Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Nvidia, Microsoft và Amazon cũng đã chấp nhận DeepSeek.
DeepSeek, công ty khởi nghiệp tại Hàng Châu, được thành lập vào năm 2023, đã gây sóng gió trên toàn cầu vào tháng trước khi ra mắt mô hình AI mới nhất. Ứng dụng của công ty này nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống toàn cầu, vượt qua ChatGPT vào cuối tháng 1. Trong vòng 20 ngày sau khi ra mắt, số người dùng hoạt động hàng ngày của DeepSeek đã vượt 22 triệu.
Thành công của DeepSeek đã khiến người sáng lập, ông Lương Văn Phong, trở thành "anh hùng" trong lĩnh vực AI. Mặc dù lạc quan, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng vẫn còn các nút thắt trong sự phát triển chip AI của Trung Quốc do các hạn chế xuất khẩu của Mỹ.
Ông Linghao Bao, nhà phân tích cấp cao tại công ty Trivium China, cho biết: "Việc chuyển các mô hình DeepSeek sang các kiến trúc chip khác nhau là một công việc phần mềm cấp thấp và rất tuyệt khi họ có thể làm điều đó nhanh chóng, nhưng không giải quyết được vấn đề thiếu hụt chip".
Trung Quốc tiếp tục bị cản trở khi muốn gia tăng sản xuất chip tiên tiến do thiếu thiết bị chế tạo vì bị Mỹ cấm xuất khẩu.
Bắt đầu từ cuối năm 2022, chính quyền Mỹ đã áp dụng nhiều vòng kiểm soát xuất khẩu đối với Trung Quốc trong nỗ lực tước đoạt công nghệ mà Washington lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng để phát triển các thế hệ vũ khí và hệ thống AI tiếp theo. Tuy nhiên, thành công của mô hình R1 mới nhất của DeepSeek, được cho là được huấn luyện với chi phí thấp hơn nhiều so với các đối thủ lớn như ChatGPT, đã thách thức giả định rằng việc cắt đứt quyền tiếp cận các chip tiên tiến có thể ngăn chặn Trung Quốc tiến bộ trong lĩnh vực này.
Lo ngại thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc mở rộng xuất khẩu ô tô điện sang châu Phi Các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc tìm cách mở rộng thị trường châu Phi nhằm né tránh thuế quan cũng như các hạn chế nhập khẩu khác do Mỹ và châu Âu áp đặt. Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Các nhà sản xuất xe điện (EV)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Sao nữ từng khiến Quyền Linh sẵn sàng đóng quần chúng không công chỉ để xin chữ ký: Hiện là mẹ 4 con, sống kín tiếng
Sao việt
14:36:44 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025