Thành công của Nepal từ chiến lược cân bằng lợi ích
Nepal đang nỗ lực duy trì độc lập kinh tế và chính trị trong bối cảnh áp lực địa chính trị ngày càng gia tăng.
Đoàn Nepal do Thủ tướng KP Sharma Oli dẫn đầu hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 3/12/2024 tại Bắc Kinh. Ảnh: FMPRC
Sự kiện mới nhất đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Nepal – Trung Quốc khi Thủ tướng KP Sharma Oli ký thỏa thuận khung hợp tác theo Sáng kiến Vành đai và Con đường ( BRI) trong chuyến thăm Bắc Kinh vào đầu tháng 12.
Mặc dù Nepal đã ký Biên bản ghi nhớ tham gia BRI từ năm 2017, nhưng quá trình tiến hành các dự án liên quan gặp nhiều trắc trở. Nguyên nhân chính được xác định là tranh cãi về hình thức tài trợ. Trung Quốc đề xuất cho vay, trong khi Nepal mong muốn nhận được tài trợ không hoàn lại.
Cuối cùng, hai bên đã đạt được thoả thuận nhấn mạnh tài trợ tài chính theo phương thức doanh nghiệp. Điều này cho phép sự linh hoạt trong việc tài trợ và vay ưu đãi, đảm bảo thỏa thuận không bị bỏ qua.
Theo Sudhir Sharma, cựu tổng biên tập tờ báo lớn nhất Nepal Kantipur, đây là bước ngoặt đáng kể trong chính sách đối ngoại của Nepal. Ông Sharma nhấn mạnh: “Đây là dấu hiệu Nepal đang có những quyết định khôn ngoan trong việc duy trì quan hệ cân bằng với Trung Quốc và Ấn Độ”.
Những dự án BRI đầy tiềm năng
Video đang HOT
Nepal đã đề xuất 10 dự án trong khuôn khổ BRI, trong đó quan trọng nhất bao gồm tuyến đường sắt Kerung-Kathmandu, hầm Tokha-Chhahare và đường dây truyền tải điện 220 kv Kerung-Rasuwagadhi.
Theo ông Milan Tuladhar, cựu Đại sứ Nepal tại Nga, những dự án này có thể biến Nepal thành trung tâm kết nối trong khu vực Himalaya. “Trung Quốc đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới giao thông đến biên giới Ấn Độ, một khi điều này thành hiện thực, Nepal sẽ được lợi ích rất lớn”, ông Tuladhar chia sẻ.
Ấn Độ cũng đang tìm kiếm kết nối Kathmandu bằng đường sắt Raxaul-Kathmandu. Theo ông Sharma, việc đầu tư vào hạ tầng là đặt lên hàng đầu trong chính sách phát triển của Nepal.
Thách thức từ Ấn Độ và Mỹ
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nepal bắt đầu từ năm 1960. Hiện nay, quan hệ hai nước không chỉ dừng lại ở cấp độ chính trị mà còn mở rộng sang giao lưu kinh tế, văn hóa và kết nối giữa người dân hai bên.
Nepal có chung đường biên giới dài 1.414 km với Trung Quốc, trong đó có 14 điểm giao thương quan trọng, tiêu biểu là các cửa khẩu tại Tatopani và Kerung.
Tuy nhiên, đầu tư của Trung Quốc vào Nepal đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều và thách thức. Sau năm 2017, các dự án trong khuôn khổ BRI gặp khó khăn, phần lớn do ảnh hưởng từ Ấn Độ và Mỹ.
Ông Pawan Adhikari, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Đổi mới xã hội và chính sách đối ngoại, nhận định rằng nguyên nhân chính khiến BRI chưa được triển khai hiệu quả là do áp lực địa chính trị.
Ấn Độ và Mỹ đều muốn hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nepal. Ông cũng lưu ý rằng trong khi củng cố quan hệ với Trung Quốc, Nepal cần cân nhắc lợi ích của các đối tác thân thiện khác.
Tuy vậy, ông Bishnu Rijal, thành viên Ủy ban Trung ương CPN-UML, không đồng tình với nhận định này. Ông cho rằng Nepal cần duy trì các lựa chọn hợp tác mở, bao gồm cả thương mại năng lượng với Trung Quốc, và cảnh báo rằng việc không hợp tác có thể khiến đất nước tụt hậu.
Sự can dự của Trung Quốc vào Nepal đang ngày càng rõ ràng. Nếu trước đây Bắc Kinh ít bình luận về tình hình nội bộ của Nepal, thì hiện nay họ đã công khai lên tiếng, đặc biệt khi phản ứng lại sự hiện diện của Mỹ tại đây.
Ví dụ, vào năm 2022, khi một trong những dự án của tổ chức Millennium Challenge Corporation (MCC) của Mỹ được trình lên Quốc hội Nepal, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt.
MCC trở thành vấn đề địa chính trị nóng bỏng, với các tuyên bố căng thẳng từ cả Bắc Kinh và Washington.
Cũng cần lưu ý rằng các chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Oli luôn được truyền thông Trung Quốc lẫn Ấn Độ quan tâm đặc biệt.
Nhà báo kỳ cựu Yubaraj Ghimire nhận xét rằng Nepal đang cố gắng xây dựng chính sách đối ngoại độc lập, với trọng tâm là duy trì sự cân bằng giữa các quốc gia lớn dựa trên nhu cầu và lợi ích quốc gia.
Ông Ghimire bình luận: “Điều này phản ánh khía cạnh tích cực của ngoại giao Nepal”. Ông nói thêm rằng các chuyến thăm của ông Oli đã thành công và chứng minh “cách tiếp cận thực dụng” của Nepal đối với quan hệ đối ngoại.
Nepal có Thủ tướng mới
Ngày 14/7, cựu Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli, hiện là Chủ tịch đảng đảng Cộng sản Nepal-Marxist Leninist thống nhất (CPN-UML), đã được bổ nhiệm đứng đầu chính phủ liên minh mới tại quốc gia Nam Á này.
Ông KP Sharma Oli. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo từ Văn phòng Tổng thống Nepal nêu rõ Tổng thống Ram Chandra Poudel đã bổ nhiệm Chủ tịch CPN-UML, ông Sharma Oli, làm thủ tướng theo Điều 76 (2) của Hiến pháp.
Theo cố vấn báo chí của Tổng thống Nepal, Kiran Pokharel, ông Sharma Oli và một số bộ trưởng sẽ nhậm chức vào sáng 15/7.
Những động thái trên diễn ra sau khi Thủ tướng Pushpa Kamal Dahal thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hạ viện hôm 12/7 vừa qua do không còn nhận được sự ủng hô của đảng CPN-UML trong liên minh cầm quyền. Tổng thống Poudel đã yêu cầu các chính đảng chiếm đa số trong Hạ viện thành lập liên minh cầm quyền mới trước tối 14/7 và ông Oli đã đề xuất thành lập liên minh mới giữa đảng CPN-UML với đảng Quốc đại Nepal.
Tại sao cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống Romania có thể làm rung chuyển NATO Ngày 4/12, tình hình chính trị Romania trở nên tâm điểm của sự chú ý quốc tế khi cuộc bầu cử tổng thống tại quốc gia này được dự đoán sẽ tạo ra những hệ lụy lớn đối với NATO. Hình ông Călin Georgescu. Ảnh: politico.eu Việc ứng cử viên hoài nghi NATO và thân Nga - ông Călin Georgescu, tham gia tranh...