Thanh bình bức tranh biển đảo Lý Sơn
Du lịch Lý Sơn có lẽ đã quá thân thuộc với nhiều người. Tuy nhiên qua góc ảnh của mỗi du khách, bức tranh thiên nhiên Lý Sơn lại hiện lên khác lạ, thanh bình và khá hoang sơ.
Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có 3 đảo là xã đảo An Bình, đảo Cù Lao Ré và hòn Mù Cu. Nơi đây tuy nhỏ nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ, chi phí du lịch lại tiết kiệm nên luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.
Lý Sơn là huyện đảo có diện tích nhỏ nhưng vẫn giữ được nét khá hoang sơ. Ảnh: Hằng Bắp
Lý Sơn có hai mùa mưa, nắng rõ rệt, trong đó thời điểm đẹp nhất với trời xanh mây trắng, phù hợp vi vu là từ tháng 4 đến tháng 8. Tháng 9 đến tháng 12 trời mưa, biển động, du khách nên cân nhắc khi đến tham quan đảo.
Nơi đây có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Ảnh: Hằng Bắp
Để đến Lý Sơn, phương tiện di chuyển chính là tàu thủy từ cảng Sa Kỳ với giá vé 300.000 đồng đến 340.000 đồng/vé khứ hồi. Thời gian di chuyển khoảng 35 phút.
Du khách nên kiểm tra kĩ thời gian đi để tránh lúc biển động. Ảnh: Hằng Bắp
Ngoài ra, nếu từ TPHCM hoặc Hà Nội, du khách có thể đặt vé một chiều tới sân bay Chu Lai với mức giá dao động từ 1,2 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng. Thời gian bay khoảng 1,5 giờ. Sau khi tới sân bay Sa Kỳ, du khách có hai lựa chọn là đi xe buýt hoặc taxi đến cảng Sa Kỳ, cách đó khoảng 42km.
Mọi người di chuyển ra đảo chủ yếu bằng tàu ở cảng Sa Kỳ. Ảnh: Hằng Bắp
Chỗ ở tại huyện đảo Lý Sơn không quá đắt, dao động từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng/đêm với khách sạn, nhà nghỉ, homestay. Nếu du khách thích phong cách trẻ trung có thể chọn một số homestay khá độc đáo như Bep’s House, Bé Ecolodge…
Ảnh: Hằng Bắp
Để trải nghiệm thêm thú vị và gần gũi với thiên nhiên, du khách có thể trải nghiệm tại homestay Alabin hay Ly Son Bungalow đặc trưng bởi nhiều nhà gỗ nhiều màu sắc.
Video đang HOT
Nơi ở tại đảo có chi phí khá rẻ, tùy mục đích bạn có thể lựa chọn các homestay hay khách saạ. Ảnh: Hằng Bắp
Chị Hằng Bắp, du khách đến từ Hà Nội, vừa khám phá Lý Sơn trong tháng 7 vừa qua, cho biết “Nơi đây tựa như thiên đường giữa biển khơi, đáng để đi ít nhất một lần trong đời. Cảnh sắc tuyệt đẹp và con người thân thiện, dễ mến là điều khiến Lý Sơn có được nhiều tình cảm từ du khách”.
Con người nơi đây cực kì thân thiện và dễ mến. Ảnh: Hằng Bắp
Theo chị Hằng Bắp, một số địa điểm mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới Lý Sơn như chùa Hang, cổng Tò Vò, đỉnh Thới Lới, hang Câu, hòn Mù Cu, hải đăng Lý Sơn, Đảo Bé…
Đảo Lý Sơn khá nhỏ nên chỉ cần 2 ngày đã có thể đi hết toàn bộ Ảnh: Hằng Bắp
Chị Hằng đã có những trải nghiệm đáng nhớ khi ở Lý Sơn trong 4 ngày 3 đêm
Sau trải nghiệm đáng nhớ trên đảo, chị rút ra kinh nghiệm “Nơi đây nổi tiếng với hải sản, rong biển tươi và xu xoa. Tuy nhiên, du khách cần hỏi giá trước khi ăn để tìm được quán rẻ. Lý Sơn là đảo nhỏ nên chỉ cần sắp xếp thời gian vi vu hai ngày là đã đi hết các điểm”.
Ảnh: Hằng Bắp
“Với khoảng thời gian bốn ngày ở đảo, ngày đầu tiên mình đi Đảo Bé và ở lại qua đêm. Sang ngày thứ hai, mình chơi đảo Lớn và ngày cuối di chuyển về Hà Nội”, chị Hằng nói.
Tổng chuyến đi của chị Hằng Bắp cho bốn ngày ba đêm là 5 triệu đồng. Trong đó có 2 triệu tiền vé máy bay và hơn 3 triệu cho chi phí ăn uống, homestay và di chuyển.
Hoàng hôn trên đảo. Ảnh: Hằng Bắp
Ảnh: Hằng Bắp
6 tháng đầu năm 2022, có gần 40.000 lượt du khách ra với Lý Sơn. Trong tháng 7, số khách tăng đột biến, với gần 10.000 lượt người. Đảo xa nhưng lượng khách đến với Lý Sơn cho thấy nơi này luôn là điểm đến hấp dẫn khi du lịch miền Trung. Theo UBND huyện Lý Sơn, đến đầu tháng 8-2022, toàn huyện có 135 cơ sở lưu trú (17 khách sạn, 53 nhà nghỉ, 60 homestay, 5 nhà trọ) với 1.095 phòng nghỉ, từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách, tạo việc làm cho khoảng 1.868 lao động trực tiếp và hơn 5.000 lao động gián tiếp.
Cảnh thanh bình ở di sản Thành nhà Hồ
Đến với di sản thế giới Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa, ngoài ngắm công trình bằng đá đồ sộ 'có một không hai', du khách còn được hòa mình trong khung cảnh thanh bình vừa lạ lẫm, vừa thân thuộc ngay giữa lòng di sản.
Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Ảnh: Tuấn Minh
Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ. Ảnh: Hoàng Đông
Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, ngày 27.6.2011, Thành nhà Hồ chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, Thành nhà Hồ được xem là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Đông
Đây là tòa thành đá rất đặc biệt, được xây dựng ở một vị trí bằng phẳng, xung quanh 4 hướng là những khu dân cư đông đúc. Người dân địa phương vẫn qua lại, làm việc, vui chơi ở Thành nhà Hồ, tạo cho di sản thế giới này những khung cảnh rất bình dị, đời thường. Ảnh: Tuấn Minh
Nông dân địa phương chở lúa về nhà trong những ngày mùa. Ảnh: Thành nhà Hồ
Một người phụ nữ gánh cỏ về cho trâu, bò đi qua cổng thành. Ảnh: Thành nhà Hồ
Một khách du lịch nước ngoài tham gia tưới nước cho ngô cùng người dân địa phương. Ảnh: Thành nhà Hồ
Thu hoạch đài sen. Ảnh: Thành nhà Hồ
Trâu bò thong dong gặm cỏ bên tường thành phía cổng Bắc. Ảnh: Thành nhà Hồ
Những người phụ nữ chăn thả trâu, bò thường ngày ở Thành nhà Hồ.
Trẻ em nô đùa bên những chú trâu. Ảnh: Thành nhà Hồ
Những đầm sen đẹp hút tầm mắt ở Thành nhà Hồ.Ảnh: Tuấn Minh
Trẻ em thả diều...
...vui đùa trên những đồng cỏ xanh mướt. Ảnh: Tuấn Minh
Ảnh đời thường hiếm có ở Nha Trang năm 1988 Trải nghiệm cuộc sống mộc mạc và thanh bình ở Nha Trang năm 1988 qua những hình ảnh do một du khách quốc tế ghi lại. Trong khuôn viên tháp Bà Ponagar ở Nha Trang năm 1988. Ảnh: Diligam_te Flickr. Bàn thờ trong tháp Bà Ponagar. Trẻ em Nha Trang bên chiếc xe chở khách du lịch quốc tế. Trên đường quốc lộ...