Thắng cảnh cổng Tò Vò nghìn năm tuổi ở Lý Sơn trước nguy cơ đổ sập
Thắng cảnh nham thạch cổng Tò Vò ở huyện đảo Lý Sơn có niên đại khoảng 3.000-4.000 năm tuổi, là điểm đến của hàng triệu du khách.
Cổng đá này đang đứng trước nguy cơ đổ sập khi thời gian qua rất nhiều đoàn du khách thiếu ý thức đã leo lên để chụp ảnh. Trong khi đó, chính quyền sở tại chỉ biết… khuyến cáo mà chưa có giải pháp quyết liệt nào khác để bảo vệ tài sản của đảo.
Chỉ treo biển cấm – không đủ hiệu lực
Để bảo vệ các di tích, thắng cảnh trên huyện đảo Lý Sơn, nhiều năm qua ngoài việc trùng tu, tăng cường bảo vệ thì chính quyền địa phương còn dựng các tấm biển cấm để du khách không xâm hại. Trong đó, tại danh thắng cổng Tò Vò, được các nhà khoa học đánh giá có niên đại từ 3.000-4.000 năm tuổi, là một trong những điểm đến mà bất kỳ du khách nào tham quan đảo Lý Sơn cũng đều ghé thăm. Từ năm 2017, huyện Lý Sơn đã dựng tấm biển cảnh báo hạn chế leo trèo lên cổng để tránh làm sập.
Dù vậy, thời gian qua các đoàn du khách đến đảo Lý Sơn vẫn thản nhiên trèo lên phía bên trên “dẵm đạp” thắng cảnh. Mới đây, vào dịp lễ 30/4 và 1/5, một đoàn du khách là các y, bác sĩ, kỹ thuật viên y tế… đến du lịch, đã leo lên cổng Tò Vò chụp ảnh rồi đăng lên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”.
Bảng khuyến cáo của chính quyền địa phương về nguy cơ đối với cổng Tò Vò khi du khách đến tham quan, chụp ảnh. Ảnh: F.B.
Hình ảnh đoàn du khách có đến hơn 70 người đứng chụp ảnh lưu niệm tại cổng Tò Vò, trong đó có không dưới 20 người cùng lúc trèo lên bên trên cổng đá nghìn năm tuổi một cách… tự nhiên. Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty TNHH TM&DV du lịch Alo Travel, có địa chỉ tại TP Đà Nẵng là đơn vị dẫn tour.
Bức xúc trước hành vi thiếu ý thức của đoàn du khách, nhiều người dân cho rằng, cách ứng xử của đoàn du khách đều là tri thức nhưng lại thiếu ý thức bỏ qua các bảng thông báo, khuyến cáo. Trong khi đó, công ty lữ hành dẫn khách tham quan Lý Sơn và kiếm tiền từ dịch vụ cũng bỏ mặc khuyến cáo của chính quyền để du khách vô tư xâm hại Cổng Tò Vò.
Video đang HOT
“Chúng tôi là người dân địa phương, mỗi mùa mưa bão đến là phập phồng lo lắng sợ sóng đánh sập danh thắng quê nhà. Vậy mà các đoàn khách phương xa đến lại cố kéo lên cả chục người cùng lúc để chụp bức ảnh. Chúng ta đứng bên dưới chụp thì vẫn đẹp đấy thôi, sao phải leo lên trên làm gì” – chị Thu, nhà gần cổng Tò Vò chỉ trích.
Không chỉ đoàn khách trên mà trong thời gian qua tình trạng các đoàn du khách khi đến huyện đảo Lý Sơn tham quan và có hành vi xâm hại thắng cảnh Cổng Tò Vò diễn ra khá phổ biến. Thậm chí, có đoàn du khách 40 người cùng trèo lên cổng Tò Vò cùng lúc vào tháng 4/2021, đã làm cộng đồng mạng bất bình.
Sẽ có giải pháp xử lý
Theo UBND huyện Lý Sơn, cổng Tò Vò dài khoảng 20 m, đỉnh cổng cao hơn bề mặt mài mòn biển khoảng 5 m, điểm hẹp nhất rộng khoảng 2 m, là cổng đá trầm tích núi lửa tự nhiên được hình thành từ trầm tích núi lửa cách đây hàng triệu năm. Hiện, có nhiều khe nứt, là vị trí xung yếu dễ bị sóng biển phá hủy. Đồng thời, đến giờ, vẫn chưa có ai đưa ra con số chính xác là cổng này sẽ chịu một lực như thế nào thì đổ, bao nhiêu người leo lên vòm cổng thì không bị sập. Nhìn bằng mắt thường thì thấy rằng, nó rất mỏng manh nên mọi sự tác động quá lớn sẽ gây nên hậu quả khôn lường cho danh thắng.
Theo thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia khảo cổ học, cổng Tò Vò hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa và đông cứng lại khi gặp nước biển. Danh thắng này đang “yếu” dần đi theo thời gian. Nếu không có giải pháp cấp bách bảo vệ, gìn giữ, di sản địa chất quý giá này có nguy cơ sụp đổ.
Để bảo vệ danh thắng, năm 2017, UBND huyện Lý Sơn đã cắm biển cảnh báo không quá 7 người đi lên cổng Tò Vò cùng lúc.
Tuy nhiên, nhiều đoàn khách đông người vẫn cố tình leo lên cổng Tò Vò chụp ảnh, gây ảnh hưởng xấu đến vòm đá này. Để cổng Tò Vò tránh bị đổ sập, ngày 12/5, chính quyền huyện Lý Sơn đã cắm biển báo gần đấy với dòng chữ: “Cấm khách tham quan du lịch và nhân dân đứng trên cổng Tò Vò”.
Ông Trần Khôi, cán bộ phụ trách quản lý nhân sự Cty TNHH TM&DV Du lịch Alo Travel cho biết, sau sự việc xảy ra công ty có nhận thấy sai sót trong quá trình tổ chức tour và có công văn gửi UBND huyện Lý Sơn trình bày sự việc. Đối với công ty, việc khai thác tuyến ở Lý Sơn rất ít và vô tình để xảy ra sự cố là điều đáng buồn.
Trong đó, lỗi một phần của nhân viên dẫn tour khi không chú ý quan sát và không nhắc nhở đoàn trong quá trình tham quan. Công ty cũng đã kỷ luật các nhân viên tham gia dẫn tour vừa rồi tạo dư luận không tốt. Tới đây, việc này sẽ được công ty chú trọng và không để xảy ra điều đáng tiếc như trên khi đưa khách tham quan.
Theo Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương, ngoài cắm biển cấm, khuyến cáo du khách, người dân cùng chung tay bảo vệ cổng Tò Vò thì tới đây huyện sẽ nghiên cứu xây dựng quy định trong việc bảo vệ danh thắng cũng như các hình thức xử phạt khi người dân và du khách có hành vi xâm hại không chỉ cổng Tò Vò mà còn nhiều danh thắng, di tích khác trên đảo.
Trưng bày hai bộ xương cá voi hơn 300 năm ở đảo Lý Sơn
Các chuyên gia phục dựng thành công hai bộ xương cá voi có niên đại hơn 300 năm ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đưa vào trưng bày, giới thiệu đến du khách trong nước, quốc tế.
Sau hơn một năm xây dựng, nhà trưng bày bộ xương cá voi tại di tích lăng Tân, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã hoàn thành, đưa vào giới thiệu du khách trước dịp lễ 30/4 và 1/5. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng.
Huyện đảo Lý Sơn có hàng chục lăng, vạn thờ tự loài cá voi theo nghi thức tín ngưỡng dân gian, mang đậm nét văn hóa miền biển đảo. Trong ảnh là Lăng Tân (còn gọi là Sở Đại dương) ở huyện đảo này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là nơi lưu giữ nhiều bộ xương cá voi lâu đời, có kích cỡ lớn nhất.
Ông Phù Ngã, chủ Vạn lăng Tân, cho hay ngư dân địa phương thường tín ngưỡng gọi cá voi là "ngài cá Ông". Hiện lăng Tân đang lưu giữ ba bộ hài cốt cá voi với tước vị: Đồng đình Đại vương và Đức Ngư nhị vị tôn thần.
Hai bộ xương cá voi "khủng" lần lượt dài 22 m và 28 m, cao gần 4 m. Hai bộ xương cá voi này có niên đại khoảng 300 năm, thuộc loài cá voi lớn nhất Việt Nam
Mỗi bộ có 50 đốt xương sống, 28 xương sườn, mỗi xương sườn dài gần 10m. Ông Nguyễn Thành (ngụ huyện Lý Sơn) cho biết thuở nhỏ nghe ông bà kể lại, 300 năm trước, cá voi "khổng lồ" này gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa, sau đó được ngư dân địa phương đưa về Lý Sơn rồi "lụy" trước làng chài. Do cá voi nặng khoảng 17 tấn không thể khiêng nổi lên bờ nên hàng trăm dân làng đào hố sâu chôn trên bãi biển. Sau ba năm, các tộc họ khai quật, đưa bộ xương vào lăng thờ tự.
Xương sườn cá voi dài hơn 3 m, ngả màu trắng vàng cong vút trông giống ngà voi.
Mỗi đốt sống xương cá voi dài bằng sải tay.
Không gian trưng bày còn có rạn san hô rực rỡ sắc màu, tái hiện môi trường sống của loài cá voi vùng vẫy trong lòng đại dương. Tri ân công đức loài cá cứu nhiều người, trải qua bao đời, đến nay ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn còn truyền tụng câu ca: "Lăng Ông thánh độ vững như sơn. Yếu điểm trung tâm nghĩa với nhơn (nhân). Một dạ tu bồi hằng giữ pháp. Hai tay đắp lũy để đền ơn".
Di sản thiên nhiên Hang Câu triệu năm ở Lý Sơn Trải qua hàng triệu năm hoạt động kiến tạo địa chất, di sản thiên nhiên Hang Câu được hình thành, hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế. . Thắng cảnh Hang Câu, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nằm dưới chân miệng núi lửa cổ Thới Lới. Miệng núi lửa này phun nổ cách nay một triệu năm, có đường kính 0,35...