Tháng Ba mùa nhót chín
Chao ôi, những chùm nhót đỏ tươi nấp sau tán lá xanh từng là món quà cho lũ trẻ con trong xóm xúm xít lại, chấm mút với thứ muối ớt thơm cay, nồng nàn hòa với nụ cười giòn tan,
Vô lo vô nghĩ, từng là thức quà quê mỗi khi hè về mẹ đem ra chợ bán, đổi lấy chút đồng quà tấm bánh cho con thơ, nơi bức tường bao ấy, năm nào tuổi thơ tôi đã có biết bao kỷ niệm….
Cây nhót ấy được mẹ tôi trồng từ khi nào tôi cũng không rõ nữa, chỉ biết rằng khi có ý thức, trước cửa đã sẵn giàn nhót sum sê, thay tường rào với nhà hàng xóm, cành nhót vươn lên bám vào những cây xung quanh, mùa nối mùa ra từng chùm quả chín. Từ khi trời vẫn còn mưa xuân lắc rắc, hoa nhót đã nhu nhú những chùm trắng li ti, mùa nhót bắt đầu bằng những cơn mưa phùn lất phất, bảng lảng khi xuân còn sót lại, vấn vương chưa chịu rời đi.
Giữa tháng Ba, trái nhót bắt đầu chuyển mình từ xanh đậm sang màu vàng da bò, rồi từ từ chín đỏ. Phủ bên ngoài lớp thịt nhót căng mọng là những hạt phấn trắng li ti. Chính vì đặc điểm này mà nhót khác với những trái cây khác. Những trái cây khác, chỉ cần gọt vỏ thậm chí để nguyên cả vỏ vẫn có thể ăn ngon lành. Nhưng muốn ăn nhót thì phải cực hơn chút xíu, cầm quả nhót chín đỏ trong tay, xoay tròn khắp thân quả, chùi lớp phấn trắng li ti bên ngoài vào áo hoặc quần mới có thể ăn. Lũ trẻ con chúng tôi ngày ấy, có lần háu ăn mà không kịp lau đi lớp phấn trắng nên hôm sau nhẹ thì ngứa họng, ăn nhiều sẽ bị ho. Nên một hai lần sau là thèm mấy cũng phải lau qua loa bớt lớp áo của trái nhót.
Video đang HOT
Vị của nhót cũng không ngọt ngào, đậm đà như nhiều trái cây khác, nhưng ai đã ăn, đã thích thì hễ trông thấy là khó cầm lòng. Trái nhót ngon là trái có màu đỏ au, chín đều màu, lớp áo ngoài căng mọng. Vị chua tê dại ban đầu nơi đầu lưỡi đúng là khiến người thưởng thức bất ngờ, rồi vị ngọt của nhót cứ thế lan dần nơi cuống họng, chấm muối ăn càng tăng thêm độ ngọt bùi.
Nhót được mùa, trái to nhất dễ bằng đầu ngón chân cái, không thì chỉ đều đều như quả trứng cút thôi. Nhưng một khi sai quả, cành lá có sum sê cỡ nào, cũng không lấn át được với màu đỏ của trái nhót.
Rời quê lên phố học tập rồi có gia đình riêng, giàn nhót quê nhà năm nào cũng bị chặt bỏ để xây tường bao cho hợp với những ngôi nhà cao tầng khang trang nối nhau mọc lên. Tôi tiếc lắm! Thương nhớ bao kỷ niệm xa xưa, thương lũ trẻ trong xóm không được trải nghiệm, quây quần, nô đùa với nhau bên giàn nhót ấy. Giữa lòng phố thị mùa này, cũng thấy những đôi quang gánh đủng đẳng món quà quê đỏ cả góc phố. Những bạn trẻ háo hức cầm trên tay những trái nhót đỏ au, căng mọng, vẫn tiếng cười vô lo vô nghĩ, tự nhiên lòng thấy vui đến lạ!
Theo Phapluatxahoi.vn
Hương vị quê hương: Mặn mà cá chép muối
Vùng đất phía nam tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa rừng và biển, phong cảnh vô cùng nên thơ. Nơi đây nhiều đầm nước, lắm ao hồ và sông suối nên nguồn thủy sản vô cùng phong phú.
Món cá chép muối độc đáo của người Quảng Ngãi.
Cư dân trong vùng đánh bắt cá nước ngọt mang về chế biến những món ngon, khi được nhiều thì muối mặn hay phơi khô dành để ăn dần. Món ăn từ cá đồng phơi khô mang vị phù sa hòa cùng hương nắng gió làng quê.
Cá chép mang về mổ ruột và móc bỏ mang rồi rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước. Sau đó, giã nhỏ muối hạt rồi xát trong bụng cá lẫn bên ngoài. Rắc muối vào đáy khạp sành và xếp cá lên trên rồi đến những lớp muối - cá tiếp nối.
Khi hết cá thì cho lớp muối sau cùng, dùng chiếc vỉ đan bằng nan tre chặn bên trên rồi đậy kín nắp. Hai ngày sau, mở nắp kiểm tra và pha nước muối đổ vào khạp đến ngập vỉ nếu cá muối khô nước, rồi đậy kín để ngăn ruồi nhặng vờn quanh. Sau hơn hai tháng, nhấc nắp ra khỏi khạp chợt dậy lên mùi thơm nức, đã đến lúc háo hức chờ đợi món kho hay cá chưng đậm đà.
Cách khử độ mặn trong cá chép muối của người dân quê quả là diệu kỳ. Họ gắp cá ra khỏi khạp và ngâm vào nước muối chừng dăm phút rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Vị mặn gắt thấm vào cá bao ngày bị nước muối "lôi" ra ngoài. Cho cá vào nồi với ít đường, ớt xắt mỏng, dầu phộng, rau nén (hành tăm) rửa sạch cắt ngắn cùng nước rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa.
Khi gia vị thấm đều thịt cá thì cho ít tiêu xay vào nồi rồi nhấc xuống khỏi bếp là đã có món kho đậm đà hương vị. Hay đơn giản và nhanh gọn với món cá chưng vào lúc bận rộn. Cho cá vào tô với gia vị cùng rau nén cắt ngắn ( ảnh), dầu phộng rồi đặt vào nồi, đậy kín nắp khi cơm vừa cạn nước. Hơi nóng giúp hương vị len qua lớp vảy thấm đều vào trong và làm chín cá.
Bên trong lớp vảy là thịt cá đỏ sẫm đầy gọi mời. Vị mặn mà từ cá muối quyện với gia vị cùng hương thơm nồng của rau nén khiến cho cơm gạo lúa mới dẻo thơm hơn thường ngày.
Theo Thanhnien
Về Phú Yên ăn cá... giấu đầu lòi đuôi Chình bọc là cách gọi quen thuộc của ngư dân vùng biển tỉnh Phú Yên. Ở các địa phương khác, loại cá này còn được gọi là cá ninja, cá... giấu đầu lòi đuôi. Chình bọc trên vỉ nướng Gọi cá ninja vì nó thoắt ẩn thoắt hiện trong dòng nước. Gọi cá giấu đầu lòi đuôi vì đầu và đuôi có hình...