Tháng 9, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm đột ngột
Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực đã ngay lập tức tác động đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Tháng 9, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm đột ngột
Số liệu cập nhật mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong tháng 9/2020, chỉ có 30 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp được diễn ra. Giá trị phát hành đạt 10.521 tỷ đồng.
Đây là con số rất thấp nếu so với mức trung bình 9 tháng.
Cụ thể, lũy kế 9 tháng, đã có tới 1.660 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với giá trị phát hành tổng cộng 303.802 tỷ đồng. Tính ra trung bình mỗi tháng, có 184 đợt phát hành trái phiếu diễn ra với giá trị phát hành trung bình 33.755 tỷ đồng.
Như vậy, số đợt phát hành tháng 9 chỉ bằng chưa đầy 1/6 mức trung bình 9 tháng; giá trị phát hành bằng chưa đầy 1/3.
Nếu so với số liệu của tháng trước, mức sụt giảm của tháng 9 còn đột ngột hơn. Ước tính riêng trong tháng 8, đã có tới trên 80.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công.
Con số 30 đợt phát hành và 10.521 tỷ đồng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp của tháng 9 vẫn chưa phải là con số cuối cùng, bởi theo quy định tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP và Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP thì chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành phải công bố thông tin về kết quả phát hành cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Tuy nhiên, việc công bố thông tin về kết quả phát hành của các doanh nghiệp còn chậm trễ nên HNX thường xuyên phải điều chỉnh, cập nhật số liệu.
Dù vậy, nhiều khả năng kể cả sau khi điều chỉnh, cập nhật đầy đủ số liệu, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 9 vẫn sụt giảm mạnh so với mức trung bình từ đầu năm, bởi từ ngày 1/9/2020, Nghị định 81/2020/NĐ-CP (“Nghị định”) có hiệu lực đã siết chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (đây là nguyên do khiến giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 8 cao đột biến để “chạy nước rút” trước khi nghị định mới có hiệu lực).
Video đang HOT
Đầu tiên, ngay chính yêu cầu công bố và tổng hợp thông tin thị trường cũng bị siết chặt hơn với các quy định rõ ràng hơn.
Cụ thể, Nghị định yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các tổ chức tư vấn phát hành báo cáo định kỳ về tình hình tư vấn phát hành và Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm tổng hợp các thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thứ hai, Nghị định giới hạn quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phù hợp với quy mô vốn của doanh nghiệp.
Cụ thể, Nghị định đã đưa thêm các quy định yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Đặc biệt là quy định khối lượng trái phiếu được phát hành của tổ chức phát hành phải đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt qua 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất. Đồng thời, dư nợ trái phiếu (tính thêm cả khối lượng dự kiến phát hành) và yêu cầu dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu (riêng các tổ chức tín dụng không áp dụng quy định này).
Thứ ba, hạn chế tình trạng doanh nghiệp chia nhỏ đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo nhóm, đợt khác nhau để tăng huy động từ các nhà đầu tư cá nhân.
Theo đó, Nghị định đã giảm số lần phát hành trái phiếu của doanh nghiệp khi quy định các đợt phát hành phải cách nhau tối thiểu 6 tháng. Dù doanh nghiệp có thể tách nhiều lần phát hành trong mỗi đợt, nhưng quy định mới cũng yêu cầu mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin.
Thứ tư, xác định rõ mục đích sử dụng vốn trong hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Nghị định đã bổ sung quy định doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành trái phiếu trong hồ sơ phát hành. Đối với tổ chức tín dụng, cần nêu cụ thể mục đích phát hành để tăng vốn cấp 2 và/hoặc sử dụng để cho vay, đầu tư hoặc sử dụng cho mục đích khác. Các thông tin này phải được công bố rõ ràng thể hiện qua cam kết của nhà đầu tư về việc đã tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin trước khi phát hành và hiểu rõ các rủi ro khi mua trái phiếu. Đồng thời, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của thị trường, thời gian công bố thông tin trước đợt phát hành được rút ngắn từ tối thiểu 10 ngày làm việc xuống tối thiểu 3 ngày làm việc.
Thứ năm, tăng cường tính chuyên nghiệp và khả năng giám sát đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp.
Nghị định quy định bắt buộc tổ chức phát hành ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu. Theo đó, tổ chức tư vấn phát hành phải có trách nhiệm rà soát việc đáp ứng các quy định về điều kiện phát hành và hồ sơ phát hành trái phiếu quy định tại Nghị định 81 cũng như các quy định pháp luật liên quan.
Trở lại với số liệu phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 9/2020, phần lớn đối tượng phát hành là tổ chức tín dụng với giá trị phát hành lên tới 9.490 tỷ đồng, chiếm hơn 90% tổng lượng phát hành. Nhóm doanh nghiệp bất động sản chỉ phát hành vỏn vẹn 150 tỷ đồng.
Như đã đề cập, 9 tháng năm 2020, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (theo số liệu HNX công bố ngày 13/10/2020) là 303.802 tỷ đồng, tương đương 13 tỷ USD.
So với số liệu 9 tháng năm 2019 (HNX công bố ngày 8/10/2019), tổng giá trị phát hành 9 tháng năm 2020 tăng tới 70%; thậm chí còn vượt mức đạt được của cả năm 2019 (296.712 tỷ đồng). Điều này phản ánh tăng trưởng khá nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh nguyên nhân đến từ nội tại sự phát triển của thị trường trái phiếu, dịch Covid-19 đã tạo ra “tác động kép”: một mặt khiến tương lai của các doanh nghiệp trở nên rủi ro hơn, khó vay vốn ngân hàng hơn nên họ quay sang vay qua kênh trái phiếu; mặt khác lãi suất tiết kiệm quá thấp cũng đẩy nhà đầu tư sang kênh trái phiếu với lãi suất cao hơn đáng kể.
Trước thực trạng này, Bộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, bởi lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu, về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được các rủi ro gặp phải, nhà đầu tư mới nên thu gom trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
“Nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn, nhà đầu tư có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu, bao gồm cả gốc và lãi”, Bộ Tài chính cảnh báo.
Đầu tư Quang Thuận huy động 6.000 tỷ đồng trái phiếu ngay trước ngày Nghị định 81 có hiệu lực
Cơ cấu cổ đông của công ty này xuất hiện một loạt cái tên đều mang họ Trương có liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận vừa thông báo đã phát hành 60 lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm với tổng giá trị huy động thành công đạt 6.000 tỷ đồng.
Theo đó, doanh nghiệp này phát hành lô trái phiếu vào ngày 31/8, ngay trước khi Nghị định 81 - nghị định mới về phát hành trái phiếu với những ràng buộc chặt chẽ hơn có hiệu lực từ ngày 1/9. Bản công bố thông tin của doanh nghiệp không cho biết về lãi suất hay tài sản đảm bảo cho trái phiếu, cũng như không rõ các bên thu xếp và trái chủ là ai.
Đầu tư Quang Thuận được thành lập năm 2001, hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản và có trụ sở tại TP.HCM.
Năm 2014, Đầu tư Quang Thuận bất ngờ tăng vốn mạnh từ 150 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng.
Từ đó đến nay nay, Đầu tư Quang Thuận đã trải qua nhiều đợt tăng vốn. Vừa qua trong tháng 8/2020, doanh nghiệp công bố đã tăng vốn điều lệ từ 2.610 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng và không có điều chỉnh danh sách cổ đông kèm theo.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Đầu tư Quang Thuận hiện tại là ông Huỳnh Ngọc Phát, sinh năm 1984.
Đây không phải là lần đầu Đầu tư Quang Thuận huy động hàng nghìn tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu.
Trước đó, tháng 12/2018, Đầu tư Quang Thuận huy động 3.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 1.500 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm. Năm 2019, đơn vị đã chi 449 tỷ đồng để trả lãi trái phiếu, tương đương lãi suất từ 9-10%/năm.
Thông tin chi tiết về các đợt phát hành trên đều không được tiết lộ, chỉ đến khi doanh nghiệp mua lại 3.000 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 21/10/2019, trái chủ của lô trái phiếu này mới được hé lộ là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Như vậy, với 6.000 tỷ đồng trái phiếu vừa phát hành, tính đến nay, Đầu tư Quang Thuận đang có khoản nợ trái phiếu 7.500 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, kết quả mà Đầu tư Quang Thuận đạt được khá yếu kém, không mấy nổi bật với những con số nghìn tỷ ở trên. Nửa đầu năm, doanh nghiệp báo lãi sau thuế chỉ đạt 1,5 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 30/6 là 2.632 tỷ đồng, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu 0,57.
Biến động chục ngàn tỷ: Rút tiết kiệm đổ vào 'vòng xoáy' lãi cao Mức độ quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân đến trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất lớn vì lãi suất cao. Tuy nhiên, mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì thấy ngân hàng đứng ra phát hành có thể sẽ chịu rủi ro cao. Tham lãi cao Báo cáo của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây cho...