Tháng 5, Bộ Tài chính sẽ giám sát chặt chẽ các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường
Theo chương trình, tháng 5/2019, Bộ Tài chính có trách nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 5 đề án và ban hành 25 Thông tư
Thông báo của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 4/2019 và triển khai chương trình công tác tháng 5 cho thấy Bộ sẽ tiếp tục tăng cường quản lý giá, bình ổn thị trường.
Đối với công tác quản lý thị trường tài chính, một số nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 của Bộ Tài chính bao gồm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi) theo kế hoạch; Thực hiện thẩm định hồ sơ chào bán, phát hành theo quy định, giám sát chặt chẽ hoạt động sau chào bán bảo đảm tuân thủ theo quy định; giám sát chặt trường hợp tăng vốn nhanh, phát hành riêng lẻ nhưng đồng thời tạo thuận lợi, phục vụ cho doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Bộ sẽ thực hiện giám sát chặt chẽ các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; kịp thời phối hợp với 02 Sở giao dịch chứng khoán có đánh giá, phân tích, tiến hành kiểm tra giao dịch đối với các giao dịch có dấu hiệu vi phạm quy định; hướng dẫn, nhắc nhở, yêu cầu các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK theo quy định.
Video đang HOT
Thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất các công ty đại chúng, giám sát việc duy trì, kiểm tra định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
Với công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN, trong tháng 5 Bộ sẽ trình các cấp có thẩm quyền một số đề án và chính sách về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; Dự thảo Thông tư hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH của DN chuyển đổi thành CTCP; Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển DNNN và công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn; Nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong tháng 5, Bộ Tài chính sẽ trình các cấp có thẩm quyền Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 06/2015/NĐ-CP ngày 13/1/2015 của Chính phủ về quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN); Nghị định về chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
Phương Anh
Theo Trí thức trẻ
Tiếp tục nghiên cứu việc phân cấp xử lý xoá nợ đối với doanh nghiệp
Sau khi dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến vào ngày 15/11 vừa qua, nhiều vấn đề tại dự thảo đã nhận được sự góp ý của các Đại biểu quốc hội, nhất là vấn đề liên quan đến nợ thuế. Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, ban soạn thảo luật đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến các đại biểu.
Ban soạn thảo Luật đã ghi nhận và tiếp tục nghiên cứu để báo cáo Quốc hội về việc phân cấp xử lý xoá nợ đối với doanh nghiệp.
Ảnh TL.
Theo ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế, đối với vấn đề xoá nợ thuế còn tồn đọng, Nghị quyết 55 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV đã giao Chính phủ báo cáo Quốc hội tổng thể các khoản nợ đọng thuế và phương án xử lý.
Đến nay, Tổng cục Thuế đã dự thảo Nghị quyết xử lý các khoản nợ không có khả năng nộp ngân sách nhà nước. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua Nghị quyết xử lý các khoản nợ không có khả năng nộp ngân sách nhà nước vào kỳ họp tháng 5/2019.
Riêng với vấn đề khoán nợ thuế, dự thảo Luật quản lý thuế sửa đổi đã bổ sung quy định về khoanh nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu tiếp tục tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp này thì sẽ phát sinh thêm số nợ ảo là tiền chậm nộp mà thực tế không có khả năng thu hồi.
Đồng thời, cơ quan quản lý thuế vẫn tiếp tục theo dõi các khoản tiền thuế nợ được khoanh và phối hợp với các cơ quan liên quan để thu hồi tiền thuế nợ, tính tiền chậm nộp đầy đủ để thu vào ngân sách nhà nước khi người nộp thuế có khả năng nộp thuế.
Riêng đối với quy định về thẩm quyền xoá nợ, ông Lưu Đức Huy thông tin, Luật Quản lý thuế hiện hành chỉ quy định các trường hợp được xóa nợ thuế là người nộp thuế đã chết, mất tích; doanh nghiệp phá sản hoặc đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các khoản nợ này đã quá 10 năm. Đồng thời, quy định thẩm quyền xoá nợ đối với trường hợp người nộp thuế đã chết, mất tích, doanh nghiệp đã phá sản, hộ gia đình, cá nhân đã bị thu hồi giấy phép và khoản nợ đã quá 10 năm là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế quá 10 năm và đã bị thu hồi giấy phép thì thẩm quyền xóa nợ là Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Do đó, dự thảo Luật sửa đổi lần này chỉ tập trung phân cấp thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính và Cục trưởng Cục thuế địa phương để giảm bớt các trường hợp sự vụ lên Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, qua thảo luận tại Quốc hội, có ý kiến đề nghị giao chính quyền địa phương xóa nợ thuế để đảm bảo khách quan và phân cấp tối đa cho chính quyền địa phương. Theo ông Lưu Đức Huy, ban soạn thảo Luật đã ghi nhận và tiếp tục nghiên cứu để báo cáo Quốc hội về việc phân cấp xử lý xoá nợ đối với doanh nghiệp.
Thuỳ Linh
Theo baohaiquan.vn
Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi): Tăng quyền cho thanh tra chứng khoán để điều tra, xử lý vi phạm Mới đây tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã tổ chức hội thảo khu vực phía Bắc đóng góp ý kiến dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo là quy định về phối hợp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán....