Tháng 3, thiên đường ở Tây Tạng được ví như “Thụy Sĩ phương Đông”
Những ngày cuối tháng 3, vùng đất này ở Tây Tạng là một “bữa tiệc thị giác hoa đào”, thu hút mọi người từ khắp nơi kéo đến.
Hồ Pagsum, Nyingchi, Tây Tạng, Trung Quốc được mọi người đặt cho nhiều biệt danh như “ thiên đường ngoài trời”, “Thụy Sĩ Phương Đông”, là danh lam thắng cảnh cấp 5A đầu tiên ở Tây Tạng.
Hầu hết du khách đến đây đều trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của hồ Pagsum. Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất là hòn đảo nhỏ nằm giữa hồ, được bao quảnh bởi màu nước xanh ngọc lục bảo và khu rừng rậm rạp.
Nước ở hồ Pagsum trong như pha lê, phản chiếu ngọn núi tuyết phủ gần đó. Mòng cát và sếu trắng đậu trên mặt hồ, có thể nhìn thấy rõ đàn cá bơi lội bên dưới. Vào mùa xuân, hoa xung quanh hồ đua nhau khoe sắc, khung cảnh vô cùng dễ chịu. Mùa thu, núi non đỏ rực, rừng cây nhuộm vàng, bầu trời xanh như gột rửa, những chiếc lá phong đỏ rực phản chiếu ánh nắng rực rỡ, soi bóng xuống mặt hồ xanh biếc, cảnh đẹp đến nao lòng.
Cách bờ chừng trăm mét có một hòn đảo nhỏ tên là Tashi. Tương truyền rằng, hòn đảo này là một “hòn đảo rỗng”, tức là hòn đảo không thông với đáy hồ mà nổi trên mặt hồ. Mặc dù nó chỉ là một truyền thuyết, nhưng khiến mọi người cảm thấy giống như phép thuật. Bạn cũng có thể thử dậm chân của bạn ở một số nơi nhất định trên đảo xem có cảm thấy rỗng không.
Trên đảo có một ngôi đền Hồng Môn, phái Ningma nổi tiếng ở Tây Tạng, được xây dựng vào năm cuối của triều đại nhà Đường và có lịch sử hơn 1.500 năm. Đền này là một công trình kiến trúc có 2 tầng, chính điện đài sen, có tượng Quán Thế Âm nghìn tay, có cây đào và cây thông nối liền nhau ở phía nam của đền. Mùa xuân, hoa đào và thông xanh tựa vào nhau rất đẹp.
Video đang HOT
Ngoài ra, có một cây thông cổ thụ ôm lấy cây đào, hiện tượng này rất kỳ lạ, nên người ta tin rằng, nếu chạm vào có thể kéo dài tuổi thọ. Trên đảo còn có rất nhiều cây cổ thụ có tuổi đời 1.500 năm và các loại cây kỳ dị rất đáng để chiêm ngưỡng.
Ở phía bên phải của hòn đảo ở hồ Pagsum, có cây sồi khoảng 1.300 năm tuổi. Theo lời kể của người thắp hương trong đền: “Cây này mọc ra từ sợi tóc rụng ra từ đá, khi người dakini đến đây để gội đầu và chải đầu.”
Đặc biệt, cây sồi nghìn năm tuổi ở đây, lá có hình chữ Tây Tạng và hình động vật. Người dân tin rằng, nếu tìm thấy được bảng chữ cái Tây Tạng, người đó sẽ có được bình an và thành công trong cuộc sống.
Có hai bức tượng nam và nữ bên ngoài đền Tso Zong Gongba, bộ phận sinh dục được phóng đại, có lẽ chúng là hình tượng vật tổ độc đáo, hoặc một số ý nghĩa khác? Người ta cho rằng, các tôn giáo nguyên thủy Tây Tạng sùng bái sự tự nhiên. Vì thế, người dân nơi đây bày tỏ sự ngưỡng mộ về khả năng sinh sản mà không hề né tránh.
Mặc dù vị trí của hồ Pagsum tương đối xa, nhưng vẫn rất thuận tiện để tham quan vì nó đã phát triển thành một khu du lịch và nghỉ dưỡng trong những năm gần đây.
Bạn có thể chọn đi xe buýt đưa đón từ Trung tâm vận tải hành khách thành phố Nyingchi đến Khu thắng cảnh hồ Pagsum, thời gian khoảng 2-2,5 giờ, hoặc có thể chọn đi ô tô.
Thiên đường mới dưới chân Núi Cấm
Những ngày cuối tuần, Thiên Cấm Sơn (An Giang) thu hút hàng vạn lượt người đến tham quan, hành hương, cúng viếng.
Ngoài những danh thắng nổi tiếng từ lâu thì mới đây, du khách lại kháo nhau về một góc ảnh đẹp mê ly của 'Áp xanh' được ngắm nhìn từ ở độ cao lưng chừng núi.
Chúng tôi lên vùng Bảy Núi (An Giang) đang vào mùa đổ nắng. Cái nắng biên thùy tuy có gắt nhưng không quá khô hanh. Cây cối vẫn xanh tươi, mượt mà khoe sắc. Đấy là lý do vì sao đã có nhà đầu tư chọn nơi này để xây dựng Nhà máy điện mặt trời hoành tráng.
Những ngày cuối tuần, Thiên Cấm Sơn thu hút hàng vạn lượt người đến tham quan, hành hương, cúng viếng. Ngoài những danh thắng nổi tiếng từ lâu thì mới đây, du khách lại kháo nhau về một góc ảnh đẹp mê ly của "Áp xanh" được ngắm nhìn từ ở độ cao lưng chừng núi.
Góc ảnh đẹp mê ly của "Áp xanh" được ngắm nhìn từ ở độ cao lưng chừng núi.
Cám ơn những ánh mặt trời
Khi những tia nắng đầu tiên rọi xuống xuyên qua những tán cây xanh rậm rì làm bừng lên sắc hồng từ những bông hoa dại, ngày mới chính thức bắt đầu.
Càng về trưa, nắng càng vàng như ướp mật. Thành phố hoa pin năng lượng tái tạo như khoác lên mình vẻ óng ả đặc trưng của nông trại trên vùng bán sơn địa, khoe vẻ lấp lánh bạc: đẹp và lạ lùng khó tả.
Hoa pin là một thành phố khác biệt. Một người từng nói với tôi rằng, nơi này là độc nhất. Tại đây, dòng chảy vô tình của thời gian như chẳng thể vùi lấp cái không khí bảng lảng của hàng trăm ngàn cánh hoa pin. Ngắm nhìn chúng, người ta dường như sống chậm. Sự "lạnh lùng" của nó khiến người ta phải say đắm, đi về quên lối. Thế nên, chẳng ít người mới một lần đến đã "phải lòng".
Kết hợp làm du lịch sẽ đem đến luồng năng lượng mới cho công nghiệp xanh
Đứng giữa lưng chừng con đường công binh dẫn lên Núi Cấm để vọng cảnh non nước yên bình, từ xa, Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai như tấm gương khổng lồ, ánh lên màu xanh bàng bạc sáng lấp lánh trải dài thênh thang dưới chân núi, soi bóng mây trời.
Trang trại pin ấy thật ra đã góp phần rất lớn vào cung cấp nguồn điện sạch cho quốc gia, kéo lùi thực trạng biến đổi khí hậu và ghi điểm vào bản đồ năng lượng tái tạo của Việt Nam. Nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ khi Sao Mai Solar dang tay gìn giữ vẻ đẹp nguyên sơ thân thiện và hồn nhiên của miền sơn cước, đồng thời làm bật tăng giá trị của mảnh đất uy linh và đưa đời sống người dân sang trang mới.
Đã từ lâu, sự cách trở giữa An Giang với các đô thị lớn là một rào cản cho sự phát triển kinh tế thì nỗi lo lắng về sự mất mát các giá trị truyền thống, vẻ đẹp thiên nhiên không phải không có căn cứ khi sự cách trở được xóa bỏ và du khách ùn ùn kéo đến. Tuy nhiên, nhờ có sự chung tay vào cuộc, nhà đầu tư đã biết cách chọn lấy những giá trị cốt lõi để bảo tồn, biến nơi đây xứng đáng trở thành thiên đường có thật chứ không thể là thiên đường bị lãng quên.
Những bông hoa thắp sáng cho đời.
Cách đều mặt đất 1,8 m, hàng triệu cánh hoa pin hào hứng, tích cực tận thu ánh nắng rực rỡ để chuyển thành dòng điện sạch.
Dưới mái che khổng lồ ấy là thảm cỏ xanh mướt mát như kho thức ăn "Thạch Sanh" tươi non cho những loài động vật đặc trưng được chăn thả tự nhiên: Đà điểu, dê, cừu, ngựa, gà lôi, ngỗng, thỏ.
Khu du lịch Điện mặt trời An Hảo độc đáo với nhiều động vật chăn thả tự nhiên
Cũng dưới tầng pin ấy là những tốp công nhân người dân tộc bản địa chăm chỉ làm việc. Dường như được mặc định trong phân công nên ở họ chỉ có sự cần mẫn và nghiêm túc. "Thông điệp của thái độ chăm công tiếc việc thể hiện cho tình yêu của "người & đất ". Anh Chau Soc Chon - một cư dân xứ núi nay đã trở thành công nhân Nhà máy điện đã nói.
Người dưới tầng hoa pin thật bình dị. Ở đâu cũng vậy, con người chính là phần hồn của vùng đất. Tiếng nói, cười, chào nhau nhẹ nhàng, từ tốn trong không gian của nông trại pin thoáng xanh bàng bạc lấp lánh đã minh chứng cho tất cả. Chất phác, thân thiện và hiếu khách. Ai đến, họ cũng tiếp đón nồng hậu.
Thay đổi tư duy làm du lịch
Có lẽ ở Việt Nam, không có khu du lịch sinh thái công nghệ cao nào hấp dẫn du khách thập phương hơn khi có khá nhiều đoàn đến đây để tận mắt thấy vóc dáng của kinh đô ánh sáng lung linh dưới chân Núi Cấm dần định hình bởi một sự cuốn hút lạ kỳ, khó lý giải.
Kinh đô ánh sáng khi về đêm
Đi qua bao thăng trầm của thời gian, vùng đất uy linh Thất Sơn dường như luôn mang một chút gì đó hoài niệm. Sự trầm mặc, những ngôi chùa pha nét cổ kính thấp thoáng trong rừng cây xanh cổ thụ, con đường mòn khúc khuỷu quanh co, hoa trái rừng đủ sắc... tất cả làm nên địa danh đầy thi vị và lôi cuốn lòng người.
Và cứ như vậy, cảm nhận thời gian an nhiên buông nhẹ trên mí mắt... nhà đầu tư (ASM) có công rất lớn đã đưa thành phố ánh sáng mặt trời găm sâu vào lòng các vị khách thập phương, để họ nhớ, họ thương và tìm về nơi đây với ước mong tận hưởng sự trải nghiệm mới mẻ.
Thiên đường nghỉ dưỡng Bali giữa lòng Ecopark Một thiên đường nghỉ dưỡng tựa Bali đã được tập đoàn Ecopark phát triển tại phân khu Vịnh Đảo của thành phố xanh lớn nhất Việt Nam... Khu nghỉ dưỡng này gồm 2 tòa tháp hạng sang, nằm giữa công viên Haven Park trải dài ven hồ nước 50 ha. Khu nghỉ dưỡng Haven Park sở hữu không gian yên bình và thiên...