Tháng 12 thông xe vành đai Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu
Cuối tháng 9, quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ cưỡng chế 20 hộ dân để hoàn tất thu hồi đất, dự kiến thông xe đoạn đường vành đai 1 này vào cuối năm nay.
Theo ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc Ban dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, quận Đống Đa đã thu hồi được 25.500 m2 trên tổng số 29.000 m2 đất, đạt 88%, còn 20 hộ dân đã nhận tiền song chưa bàn giao mặt bằng. Dự kiến từ ngày 27 – 30/9, quận sẽ tổ chức cưỡng chế.
Quận Đống Đa đã bàn giao 21.500 m2 để thi công toàn tuyến nhưng mặt bằng bị “xôi đỗ” vì còn gần 3.500 m2 chưa thu hồi được. Đơn vị thi công đã thảm xong mặt đường 80 m phía đầu phố Hoàng Cầu. Nếu có đủ mặt bằng trước ngày 30/9 thì sẽ bảo đảm thông xe đoạn đường vào cuối năm.
Vành đai 1 từ Ô Chợ Dừa sẽ được nối thông đến Cầu Giấy. Ảnh: GTVT
Video đang HOT
Ngày 19/9, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã yêu cầu quận Đống Đa cưỡng chế các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng và chốt tiến độ thông xe tuyến này vào tháng 12. Ban quản lý dự án trọng điểm phát triển đô thị trình thành phố dự án vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Cầu Giấy để giải phóng mặt bằng trong năm 2014.
Đoạn đường vành đai 1 Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu (Hà Nội) dài 547 m, được khởi công tháng 4/2010, tổng đầu tư 642 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Dự án này phải giải phóng mặt bằng 5 cơ quan và 450 hộ dân nhưng sau 2 năm vẫn chưa hoàn thành khiến nút giao thông Ô Chợ Dừa thường xuyên ùn tắc.
Dự kiến, năm 2016 tuyến đường huyết mạch vành đai 1 Hà Nội từ Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy sẽ được nối thông.
Theo VNE
Hà Nội giữ quan điểm xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc
Lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho biết, phương án xây cầu vượt có chiều dài 631m, rộng 14,5m với 4 làn xe chạy qua nút giao Ô Chợ Dừa vừa được lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội chấp thuận.
Theo ông Dương Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, sở này đã nắm được chủ trương của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo, thống nhấp phương án xây cầu vượt tại nút giao Ô Chợ Dừa. "Đây là phương án hợp lý, được nghiêm cứu đúng quy trình. Các giải pháp kỹ thuật đều được Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng tình", ông Tuấn cho hay.
Cầu vượt qua nút giao Ô Chợ Dừa được cân nhắc theo hướng bảo vệ Xã Đàn, hạn chế giải phóng mặt bằng.
Từ chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội là bảo vệ Đàn Xã Tắc, hạn chế giải phóng mặt bằng nên các đơn vị chuyên môn đã đưa ra phương án xây cầu vượt tại nút giao Ô Chợ Dừa. Với phương án này, cây cầu sẽ được xây dựng cách nhà dân tối thiểu 5m, các mố cầu ở ngoài phạm vi Đàn Xã Tắc. Phần thân cầu vượt chỉ chớm vào khu vực thảm cỏ hiện đặt tảng đá dấu tích của Đàn Xã Tắc là 1,5m.
Tuy thống nhất với phương án trên nhưng lãnh đạo Hà Nội vẫn yêu cầu các bên lấy ý kiến để làm rõ phương án kiến trúc cây cầu.
Trước đó, khi phương án xây dựng cầu vượt qua nút giao Ô Chợ Dừa đã có nhiều ý kiến lo ngại Đà Xã Tắc sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, do tình trạng ùn tắc liên tục kéo dài tại nút giao thông này, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm xây dựng cầu vượt Xã Đàn.
Tuyến đường vành đai I, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu dài 547m, rộng 50m, dự kiến cũng sẽ tiếp tục khởi công trong tháng 4 này. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng để làm 547m đường lên đến hơn 740 tỷ đồng.
Hà Nội cũng chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai I đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2.200m, rộng 50m. Dự án có tổng mức đầu tư 6.036 tỉ đồng (GPMB 3.890 tỉ, xây lắp 942 tỉ đồng), dự kiến trong quý IV/2015 hoàn thành giải phóng mặt bằng, khởi công quý II/2015 và hoàn thành tuyến đường trong quý I/2018.
Theo Dantri
Buông lỏng quản lý, hàng nghìn m2 đất vàng bị biến thành quán bia UBND phường Ô Chợ Dừa đã tiến hành bàn giao mặt bằng, nhưng chủ đầu tư và Ban quản lý các dự án trọng điểm lại buông lỏng quản lý để một số đối tượng ngang nhiên lấn chiếm làm nơi kinh doanh, rửa xe, trông xe khiến dư luận bức xúc. Thực hiện quyết định thu hồi đất của UBND thành phố...