Tháng 10: Chọn cơ hội từ nội lực doanh nghiệp
Với các dữ liệu kinh tế vĩ mô trong nước 9 tháng tích cực, những lo ngại về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại tạm lắng, thị trường chứng khoán trong nước được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong quý cuối năm.
Bệ tăng vững chắc
Thị trường chứng khoán đang bước vào quý cuối cùng của năm. Nhìn lại tháng 10 năm trước, chứng khoán trong nước và thế giới đều có diễn biến kém tích cực do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ – Trung. Chỉ số VN-Index mất 11,19%, tiến sát về vùng 910 điểm, trong đó có những phiên mất tới 4,84% điểm trong tháng.
Tuy nhiên, tháng 10 năm nay, bối cảnh thị trường thuận lợi hơn hẳn khi những lo ngại về biến động tỷ giá, thương chiến tạm lắng xuống.
Tỷ giá USD/VND có phần bớt căng thẳng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) đã thực hiện giảm lãi suất trong tháng 9 vừa qua. Mối lo về xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam cũng nhạt bớt.
Ở trong nước, vĩ mô vẫn ổn định khi các con số thống kê gần đây cho thấy, GDP 9 tháng đầu năm ước đạt tốc độ tăng trưởng 6,98% so với cùng kỳ năm ngoái – mức cao nhất trong gần 1 thập kỷ trở lại đây.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,5%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Các chỉ số khác cũng khá tích cực như chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đạt trên 50 điểm; vốn FDI giải ngân tốt, cán cân thương mại thặng dư…
ặc biệt, xu thế giảm lãi suất và chính sách tiền tệ nới lỏng đang khiến giới đầu tư kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc hơn trong giai đoạn từ nay đến cuối năm 2019.
Theo ông Dương Văn Chung, Giám đốc Khu vực miền Bắc, Công ty Chứng khoán MB (MBS), nhân tố tác động mạnh nhất tới xu thế thị trường là lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất.
Thế nên, chừng nào lãi suất còn ở xu thế giảm thì thị trường còn xu thế tăng trong trung hạn.
Vừa qua, Fed và một loạt ngân hàng trung ương các nước đã hạ lãi suất điều hành, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. ây là thông tin hỗ trợ cho tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trong quý IV, thậm chí có thể kéo dài tới quý I/2020.
Video đang HOT
Ông Chung phân tích, việc hạ lãi suất này sẽ không làm dòng tiền chảy vào sản xuất, mà chỉ thúc đẩy dòng tiền đầu cơ đổ vào thị trường tài sản, do vậy, ảnh hưởng tốt đến thị trường tài sản nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong khoảng 6 tháng đến 1 năm tới.
Từ góc nhìn của nhà đầu tư, ông Trần Anh (Hà Nội) cho rằng, thị trường chứng khoán đang được hưởng lợi bởi nhiều thông tin tích cực hơn tiêu cực và chỉ số VN-Index sẽ dễ dàng vượt mốc 1.000 điểm.
“Với những cơ sở trên, tôi cho rằng, triển vọng chứng khoán Việt Nam trong quý IV sẽ khởi sắc hơn 3 quý đầu năm, mặc dù duy trì đánh giá một nhịp bứt phá mạnh của chỉ số VN-Index là khó xảy ra”, ông Trần Anh nói.
Dù vậy, theo nhà đầu tư này cũng như nhiều quan điểm trên thị trường, mốc 1.000 điểm với VN-Index cũng chỉ là ngưỡng tâm lý, chứ không mang tính chất kỹ thuật nhiều. Có một thực tế là dù chỉ số VN-Index không biến động nhiều trong thời gian qua, nhưng có nhiều mã cổ phiếu đã tăng rất tốt.
Thống kê đối với những cổ phiếu có vốn hóa trên 500 tỷ đồng cho thấy, cổ phiếu YEG (của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1) ghi nhận mức tăng 21% trong tháng 9/2019, ASM (của Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai) tăng 19%, HCM (của Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM) tăng 17%, PC1 (của Công ty cổ phần PCC1) tăng 15,5%…
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu giảm mạnh chủ yếu nằm trong nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp trước áp lực chốt lãi của nhiều nhà đầu tư sau một thời gian tăng mạnh, như SZL giảm 20% trong tháng 9/2019.
Một số cổ phiếu khác cũng ghi nhận giảm trên 10% như TIP giảm 18%, D2D giảm 16%, SZC giảm 14%, PHR giảm 12%…
Tìm cơ hội từ nội lực doanh nghiệp
Trên thị trường chứng khoán, kết quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp chính là nền tảng quan trọng nhất cho đà tăng của thị trường. Nhất là khi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có sự sàng lọc so với trước kia.
Nhìn trên bình diện toàn thị trường, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong 6 tháng đầu năm 2019 đã phát đi tín hiệu kém lạc quan hơn so với cùng kỳ 2018, đặc biệt ở nhóm doanh nghiệp vốn hóa vừa và nhỏ.
Xu hướng hạ nhiệt tăng trưởng được nhiều doanh nghiệp dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong quý III.
Tuy nhiên, tăng trưởng ở nhóm doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn được dự báo sẽ duy trì ở mức cao và là bệ đỡ quan trọng cho thị trường chứng khoán trong quý IV, đặc biệt là các ngành đã ghi nhận tăng trưởng mạnh trong giai đoạn nửa đầu năm như bất động sản (37,8%), bán lẻ (30%), ngân hàng (18,2%)…
Và đây sẽ những nhóm ngành dự báo thu hút dòng tiền trong quý IV.
Tới thời điểm này, một số doanh nghiệp đã hé lộ kết quả kinh doanh rất tốt.
Chẳng hạn, Tổng công ty cổ phần ầu tư phát triển xây dựng (DIG) ước lãi trên 400 tỷ đồng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm, tăng hơn 4 lần so với giai đoạn nửa đầu năm.
Công ty cổ phần ầu tư LDG (LDG) ước vượt kế hoạch 600 tỷ đồng lợi nhuận trong năm nay.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà ô (HDG) dự báo đạt trên 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019; trong đó, lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 627 tỷ đồng, gấp 8 lần so với cùng kỳ…
Ở nhóm ngân hàng, Vietcombank được dự báo sẽ lập kỷ lục lợi nhuận 9 tháng.
Nửa đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đã đạt hơn 11.100 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VCB đã lập đỉnh lịch sử hơn 83.000 đồng/cổ phiếu.
Thực tế, để đón đầu kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư thường tính đến việc giá cổ phiếu đã phản ánh hết kỳ vọng của doanh nghiệp hay chưa và cơ hội chỉ xuất hiện ở những nhóm ngành và doanh nghiệp tăng trưởng, nên dòng tiền vẫn sẽ tập trung chủ yếu ở nhóm ngành này để tìm kiếm cơ hội.
Anh Trần Mạnh Tuấn, nhà đầu tư tại sàn MBS chia sẻ, thời điểm này, anh đang tập trung vào một số mã thuộc nhóm ngân hàng, bất động sản, bởi các nhóm ngành mạnh nhất luôn có mức tăng tốt nhất khi thị trường chứng khoán trong xu hướng tăng và có mức giảm thấp hơn các nhóm ngành khác khi thị trường chung đi xuống.
“Kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nhóm ngân hàng, bất động sản chớm khởi sắc từ quý III và những đột biến nếu có thường xảy ra ở quý cuối năm nên đón đầu cơ hội đầu tư từ bây giờ cũng là chiến thuật không tồi” anh Tuấn nói.
Anh chia sẻ thêm, với yếu tố chu kỳ giai đoạn cuối năm và việc hạ lãi suất, nhóm cổ phiếu được hưởng lợi nhiều nhất chính là nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng, tài chính, bán lẻ và các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc VN30 dự kiến sẽ thu hút tốt được sự quan tâm của dòng tiền.
Hoàng Minh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt
Ngày 1/10, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2019. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ nhiều vấn đề nóng trong lĩnh vực ngân hàng.
Dữ liệu thống kê cho biết, đến ngày 24/9/2019, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 8,58% so với cuối năm 2018. Thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,64% so với cuối năm 2018. Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế -Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người dân tiếp cận vốn; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cũng chia sẻ, với việc triển khai các giải pháp quyết liệt trên, ngành ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân.
Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến vĩ mô và thị trường tiền tệ, chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động rà soát, cân đối tài chính áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo an toàn tài chính.
Trên cơ sở đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương liên tục cắt giảm lãi suất, từ ngày 16/9/2019, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành để tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ nền kinh tế và thanh khoản của hệ thống.
Cũng tại buổi họp báo, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá tương đối ổn định, diễn biến linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của điều kiện thị trường.
Theo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, việc điều hành tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua được đánh giá là hài hòa. "Tỉ giá đang được điều hành hài hòa. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cũng nhận định chính sách điều hành tỉ giá hiện nay đang điều hành hợp lý-ông Tú cho biết.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, mặc dù tại một số nước, việc điều hành tỉ giá có phá giá và tăng giá nhưng tại Việt Nam, tỉ giá tương đối ổn định, thanh khoản thị trường được đảm bảo, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.
Thúy Hằng
Theo Daidoanket.vn
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu kém lạc quan Các chuyên gia phân tích thuộc S&P Global Ratings thừa nhận cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang làm giảm những kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Theo dự báo của S&P Global Ratings, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới sẽ giảm xuống còn 1,7% trong năm 2020. Người tiêu dùng Mỹ đang...