Thần ưng Andes có thể bay 160 km mà không cần đập cánh
Theo AP, nghiên cứu mới cho thấy thần ưng Andes – loài chim bay ở độ cao lớn nhất trên thế giới – có thể tận dụng hiệu quả sự vận động của các dòng khí để ở trên cao nhiều giờ mà không cần vỗ cánh. Trên thực tế, chúng chỉ đập cánh trong khoảng 1% thời gian ở trên không.
Thần ưng Andes sải cảnh dài tới 3 mét và nặng khoảng 15 kg khi trưởng thành, khiến chúng là loài chim bay cao lớn nhất thế giới. Tuổi thọ của chúng trong tự nhiên có thể lên tới 70 năm.
Các nhà khoa học gắn thiết bị theo dõi vận động của cánh lên một con thần ưng Andes. Ảnh: AP.
Lần đầu tiên trong lịch sử, nhóm các nhà khoa học đã gắn thiết bị ghi âm mà họ gọi là “nhật ký hàng ngày” lên 8 con thần ưng Andes đang sinh sống ở khu vực Patagonia (vùng núi giữa Chile và Argentina) để theo dõi hoạt động cánh của chúng trong tổng cộng 250 giờ bay.
Đáng chú ý là những con chim chỉ dành khoảng 1% thời gian này vỗ cánh, phần lớn trong lúc cất cánh. Một con chim thậm chí đã bay hơn 5 tiếng, qua đoạn đường dài 160 km mà không cần vỗ cánh.
Video đang HOT
“Thần ưng là những chuyên gia bay lượn nhưng chúng tôi không nghĩ là chúng lại điêu luyện như vậy”, giáo sư Emily Shepard, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà sinh vật học tại Đại học Swansea ở Wale, Vương quốc Anh, chia sẻ.
“Kết quả cho thấy chúng gần như không đập cánh và chỉ lượn, điều thật kinh ngạc”, ông David Lentink, chuyên gia về vận động của chim khi bay tại Đại học Stanford, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận định.
Đối với các loài chim, bầu trời không hề trống rỗng mà là một mảnh ghép của những thứ vô hình: những cơn gió mạnh, những luồng không khí nóng và những luồng khí bị đẩy lên khi gặp vật cản trên mặt đất như là núi.
Học cách tận dụng những đặc điểm này cho phép một số loài chim di chuyển quãng đường dài mà không cần phải vận động thể chất.
Các nhà khoa học chia hoạt động bay của chim thành 2 loại: đập cánh và lượn. Sự khác biệt cũng giống như đạp xe lên dốc và lao dốc vậy, theo ông Bret Tobalske, chuyên gia về vận động của chim khi bay tại Đại học Montana.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy cò trắng và chim ưng đập cánh lần lượt 17% và 25% thời gian chúng ở trên không, trong những chuyến bay di cư dài ngày.
Việc thần ưng Andes sử dụng ít năng lượng khi ở trên không là cần thiết cho lối sống của chúng, vì chúng phải bay hàng giờ ở trên những dãy núi cao để tìm ra xác chết của động vật để làm thức ăn, theo ông Sergio Lambertucci, đồng tác giả nghiên cứu và là nhà sinh vật học tại Đại học Quốc gia Comahue ở Argentina.
Vì sao những chiếc máy bay nặng vài trăm tấn vẫn bay lượn được như chim trên trời?
Thực tế, việc bay được của máy bay và những chú chim có rất nhiều điểm tương đồng.
Những chiếc máy bay thương mại lớn nhất trên thế giới có thể có trọng lượng lên tới trên dưới 500 tấn, trong khi đó loại chim lớn nhất có thể bay hiện tại có trọng lượng cơ thể chỉ khoảng tối đa 16 kg. Dù vậy, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết thực tế máy bay và những chú chim đều dựa trên một nguyên tắc chung để có thể bay.
Để bay được thì cả máy bay và chim đều phải thắng được lực hút trái đất. (Ảnh: Medium)
Theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản của việc bay là chống lại được lực hút của Trái đất với người "đồng minh" lớn nhất là không khí. Máy bay và những chú chim đều bay bằng cách tận dụng những nguyên tử không khí xung quanh chúng. Khi đập cánh, những chú chim sẽ tạo ra một khu vực áp lực không khí cao bên dưới cánh, trong khi đó khu vực phía trên đó là là vùng áp lực không khí thấp.
Nguyên tắc này cũng xuất hiện khi máy bay di chuyển trên đường băng. Sự chênh lực áp lực không khí ở khu vực dưới cánh máy bay và trên cánh máy bay giúp máy có được một lực nhấc bổng. Khi lực này thắng trọng lực Trái đất, máy bay sẽ bay lên.
Thay vì băng lên trời theo cách nhấc thân máy bay song song với mặt đất, máy bay nhấc phần đầu lên trước để tạo thành một "góc tấn công" giúp phần cành cho thêm nhiều lực từ không khí hơn.
Tất nhiên, một chiếc máy bay 500 tấn sẽ cần nhiều lực hơn một chú chim và máy bay làm điều này bằng hai cách. Đầu tiên, máy bay sẽ phải di chuyển trên đằng băng với tốc độ khoảng từ 242 km/h cho tới 289 km/h để tạo ra các vùng không khí di chuyển nhanh xung quanh khu vực cánh máy bay. Bên cạnh đó, máy bay cũng có thể bay lên nhờ một thứ gọi là "góc tấn công".
Có thể bạn cũng đã để ý, thay vì nhấc bổng máy bay lên không trung sau khi di chuyển trên đường băng với tốc độ cao, máy bay cất cánh bằng cách đưa phần đầu máy bay lên trước và phần đuôi lên sau, tạo thành một "góc tấn công". Việc tạo ra "góc tấn công" này giúp bên dưới cánh máy bay có thêm được nhiều không khí hơn nữa, đồng nghĩa với nhiều áp lực hơn.
Khi đã ở trên không trung, thứ giúp cho máy bay có thể duy trì vị trí là động cơ với một trong những chức năng là tạo ra dòng không khí chạy dọc cánh máy bay. Khi máy bay bay càng cao, không khó càng loãng, vì thế máy bay sẽ phải di chuyển với tốc độ cao hơn để duy trì được trạng thái trong khung trung của mình.
Theo đó, tốc độ khi bay của máy bay có thể lên tới 880 km/h. Dù vậy, không khí loãng đồng nghĩa với ít lực cản hơn, do đó máy bay có thể bay cao hơn mà lại tiêu tốn ít năng lượng hơn.Lần tới khi bạn có dịp đi máy bay, có lẽ bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với trải nghiệm của mình!
Giải mã kinh ngạc vị thánh huyền thoại bay lơ lửng trên không Vào những năm 1600, Thánh Joseph của xứ Copertino được mô tả là người có thể lơ lửng trên không mà không có bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào. Nhiều người tận mắt chứng kiến vị thánh nổi tiếng lịch sử bay lên trên không trong sự kinh ngạc và tò mò. Thánh Joseph (1603 - 1663) của xứ Copertino là một...