Thận trọng khi dùng viên sủi bổ sung vitamin
Khi dùng không đúng cách hoặc lạm dụng viên sủi bổ sung vitamin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Tiện ích, dễ uống, giúp phục hồi sức khỏe nhanh, viên sủi bổ sung vitamin đang được nhiều người coi như một dạng thuốc “tăng lực”. Tuy nhiên, dùng loại thuốc này cũng phải đúng theo chỉ dẫn.
Đau bụng, đau lưng cũng dùng viên sủi
Viên sủi là một dạng thuốc được bào chế khá đặc biệt có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, dễ chịu khi uống, tác dụng nhưnh giúp tăng năng lượng cho cơ thể.
Viên sủi có nhiều loại với những mục đích chữa bệnh khác nhau, có thể là bổ sung vitamin, giảm đau… Trong đó, viên sủi bổ sung vitamin thường được mọi người sử dụng như một dạng thuốc “tăng lực”. Tuy nhiên, những trường hợp dùng thuốc không đúng theo chỉ định cũng không ít
Chị Phương Trinh ở Hà Đông, Hà Nội thường gặp rắc rối với hệ tiêu hóa. Cứ ăn món lạ thì bụng chị lại khó chịu, cơ thể thường xuyên ở trạng thái mỏi mệt.
Nghe nói viên sủi bổ sung vitamin, tăng lực rất hiệu quả, chị mua luôn vài lọ về dùng. Đúng như lời đồn thổi, mỗi lần uống viên sủi NÀY chị thấy tinh thần sảng khoải, người khỏe ra.
Từ đó nhức đầu, hạ sốt uống đau lưng, đau bụng chị cũng uống, cố hôm chị uống đến mấy viên liền. Không biết từ khi nào, uống viên sủi đã trở thành một thói quen hàng ngày của chị.
Mấy tháng nay, chị hay đau bụng dữ dội, đi khám chị mới biết mình bị viêm loét dạ dày rất nặng, cần điều trị sớm.
Video đang HOT
Hiện nay viên sủi đang được sử dụng khá phổ biến, thậm chí trở thành một thói quen, một trào lưu. Người ta không chỉ dùng viên sủi vào mục đích để trị bệnh, thuốc bổ viên sủi còn được sử dụng làm nước giải khác, làm đẹp da.
Theo bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn thì không thể phủ nhận ưu điểm của viên sủi là dễ uống, tác dụng nhanh, tiện dụng vì trước khi uống viên sủi được chuyển thành dạng lỏng mang lại hiệu quả tức thì. Trong viên sủi ngoài thành phần chính là dược chất còn có thêm nhiều chất khác như chất tạo sủi, màu, hương vị…
Tuy nhiên, dù nói thế nào thì đó vẫn là thuốc nên việc gây tác dụng không mong muốn nếu lạm dụng hoặc dùng sai hoàn toàn có thể xảy ra. Như trường hợp của chị Phương Trinh, vốn đã có vấn đề về tiêu hóa nhưng lại quá lạm dụng viên sủi mới dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
Lạm dụng viên sủi bổ sung vitamin cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Ảnh minh họa
Viên sủi chỉ tốt khi uống đúng cách
Sử dụng thuốc uống dạng sủi đúng cách, đúng mục đích sẽ có hiệu quả rất tốt cho người bệnh, nhất là với những người gặp khó khăn trong việc uống thuốc dạng viên. Hơn nữa viên sủi bổ sung vitamin khi đã được hòa tan với một lượng nước lớn sẽ đến dạ dày nhanh, từ đó giúp quá trình hấp thu vào máu cũng nhanh hơn.
So với viên nén, khi uống viên sủi vào dạ dày có tác dụng trung hòa axit dịch vị gấp 10 lần, giúp giảm sự kích ứng gây hại niêm mạc dạ dày do được pha loãng trước khi uống.
Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người hiểu nhầm công dụng của loại thuốc bổ sung vitamin này nên đã sử dụng bừa bãi. Tuy là thuốc có tác bổ sung năng lượng nhưng nếu lạm dụng, dùng không đúng cách, sai mục đích sẽ còn gây nhiều tác hại như viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, nguy cơ sỏi thận,…
Vì vậy, theo bác sĩ Huệ khi sử dụng viên sủi, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau: Cần phải dùng cả viên thuốc và hòa tan hoàn toàn trong một cốc nước đun sôi để nguội, đợi cho viên thuốc tan hết mới dùng, đặc biệt tránh dùng vô tội vạ.
Đối với viên sủi bổ sung vitamin C, ngoài lượng 1.000mg vitamin C còn có 283mg muối ăn, được hình thành sau phản ứng sủi bọt. Vì vậy, không dùng cho người suy thận, những người kiêng ăn muối.
Đối với viên sủi bổ sung vitamin C và canxi, do có chứa thêm thành muối khoáng canxi 500mg nên ngoài lượng muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi, viên sủi còn tăng canxi. Vì vậy, không nên dùng cho người bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi hay bị bệnh sỏi thận.
Thông thường viên sủi có chứa hàm lượng vitamin C cao, uống viên sủi có thể làm tăng độ axit gây ăn mòn dạ dày. Đối với người bị bệnh về dạ dày thì viên sủi càng làm bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, những đối tượng này không nên sử dụng viên sủi loại này.
Viên sủi có thể gây tác dụng phụ như đầy hơn, táo bón, tiêu chảy. Vậy nên, không dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.
Vì vậy, người dùng không nên tự ý uống thuốc mà cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo VNE
Anh: Cảnh báo nguy cơ đột quỵ từ thuốc giảm đau viên sủi
Hàng triệu người Anh đang dùng các loại thuốc như aspirin hoà tan, paracetamol và vitamin C găp nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong cao hơn do hàm lượng muối cao, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Hàng triệu người Anh đang dùng các loại thuốc như aspirin hoà tan, paracetamol và vitamin C găp nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong cao hơn do hàm lượng muối cao, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Một nghiên cứu do trường ĐH Dundee kiểm nghiệm tác dụng của hàng chục loại thuốc và chất bổ sung, bao gồm paracetamol, aspirin, ibuprofen, vitamin C, calcium và kẽm.
Hàng triệu người Anh đang dùng các loại thuốc như aspirin hoà tan, paracetamol và vitamin C găp nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong cao hơn do hàm lượng muối cao, các nhà nghiên cứu cảnh báo. (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu trên hơn 1 triệu người cho thấy khi sử dụng các loại thuốc này, nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp 22%, gấp 7 lần số người gặp nguy cơ tăng huyết áp và 28% sẽ chết yểu hơn so với những người dùng các loại thuốc tương tự mà không chứa muối.
Các nhà nghiên cứu cho biết hàm lượng muối của các loại thuốc trên nên cần được ghi trên nhãn mác và công chúng cần cẩn trọng khi dùng các đơn thuốc như vậy, theo kết quả nghiên cứu do Tập san Y khoa Anh quốc đăng tải.
Một người lớn uống 8 viên paracetamol hoà tan một ngày có thể vượt quá lượng muối nạp vào hàng ngày nên dùng, kể cả trong bữa ăn không hề có muối, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Nghiên cứu do trường Đại học Dundee (Anh) kiểm nghiệm tác dụng của hàng chục loại thuốc và các viên uống bổ sung, bao gồm paracetamol, aspirin, ibuprofen, vitamin C, calcium, và kẽm được kê cho bệnh nhân, nhưng cũng có thể mua ngoài hiệu thuốc.
Nhà nghiên cứu dẫn đầu, TS. Jacob George, từ trường ĐH Dundee, cho biết hàm lượng muối có trong tất cả mọi loại thuốc cần được ghi rõ trên nhãn mác, nhằm bảo vệ người dân.
Theo VNE
Mách chị em cách bổ sung vitamin "chuẩn" Vai trò của vitamin thường dễ bị bỏ qua và phải đợi đến khi cơ thể "đổ bệnh", làn da trở nên xấu xí thì nhiều người mới "luống cuống" bổ sung nó. Nếu muốn duy trì một cơ thể và làn da khỏe mạnh, dồi dào năng lượng, bạn hãy bổ sung vitamin thường xuyên, hàng ngày bằng nhiều con đường khác...